4. Những đóng góp mới của luận văn
3.3.5. Đầu tư có trọng điểm, trọng tâm để sản xuất từng loại hàng hóa
- Huyện Phú Bình cần xác định khả năng đầu tư có trọng điểm, trọng tâm để sản xuất từng loại hàng hóa nông nghiệp như cây chè, cây ăn quả (bưởi, thanh long), chăn nuôi (gia cầm, lợn)….
- Cần có chủ trương tập trung, ưu tiên hỗ trợ các ngành hàng chủ lực, theo chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ và quy mô lớn, mô hình sản xuất áp dụng công nghệ sản xuất hiện đại, xanh, sạch; phát triển các ngành dịch vụ, công nghiệp phù hợp với trình độ của lao động nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông thôn sang các lĩnh vực khác.
- Phát triển thêm nhiều HTX kiểu mới nhằm thu hút sự quan tâm đầu tư của các doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp, các đối tác trong và ngoài huyện trong nguồn vốn cho sản xuất nông nghiệp hàng hóa.
- Đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, tích tụ ruộng đất, dồn điền đổi thửa, kêu gọi và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, mạnh dạn giảm diện tích lúa, màu kém hiệu quả, tăng diện tích trồng trọt cây trồng hiệu quả.
- Tập trung tăng cường đầu tư nâng cấp và xây dựng mới hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp, nông thôn, đầu tư các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ, xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm có trọng tâm, trọng điểm.
- Khuyến khích phát triển nông nghiệp chế biến, có giá trị cao cho thị trường xuất khẩu.
1. Kết luận
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, là một nội dung của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, vùng miền, lãnh thổ.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là yêu cầu cần thiết và khách quan phù hợp với quy luật phát triển kinh tế - xã hội. Trong thời gian qua chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Phú Bình bước đầu được định hình, đã có sự chuyển dịch đúng hướng song còn chậm và chưa thật sự vững chắc, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá mặc dù huyện có nhiều điều kiện để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hiện đại.
Luận văn đã đi sâu phân tích và đạt được các kết quả quan trọng:
Một là, hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp, bài học kinh nghiệm thực tiễn được học tập các địa phương có điều kiện tương đồng với huyện Phú Bình, bài học rút ra có thể áp dụng triển khai thực tiễn huyện Phú Bình.
Hai là, phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Phú Bình trong giai đoạn 2015-2017. Trong thời gian qua, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở huyện Phú Bình đã đạt được những thành tựu đáng kể. Thành tựu đó đã tạo nên sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp của vùng theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đồng thời góp phần nâng cao đời sống cho nhân dân nói chung, cư dân địa bàn nông nghiệp nói riêng ở huyện. Mặc dù đã có sự chuyển dịch tương đối rõ nét, song nhìn chung những thành tựu đã đạt được chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của huyện, vẫn còn những hạn chế nhất định. Những hạn chế đó do nhiều nguyên nhân, cả khách quan và chủ quan nhưng chủ yếu vẫn là nguyên nhân chủ quan.
Ba là, để thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở huyện Phú Bình cần quán triệt các quan điểm: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong nông nghiệp ở huyện Phú Bình phải nằm trong tổng thể của chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế; Bảo đảm hài hòa giữa phát triển nhanh, hiệu quả, bền
vững và mở rộng hợp tác trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong nông nghiệp ở huyện; Gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng, an ninh trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở huyện Phú Bình.
2. Kiến nghị
2.1. UBND tỉnh Thái Nguyên
- Tiếp tục có chính sách hỗ trợ giá giống lúa, ngô và hỗ trợ giá giống đối với một số cây trồng chủ lực trong vụ Đông năm 2019-2020 như: Khoai Tây, Dưa chuột, Bí, ớt, đậu tương rau... cho vùng sản xuất tập trung, cánh đồng mẫu lớn, HTX.
- Sớm ban hành Quyết định hỗ trợ công tác dồn điền dổi thửa xây dựng cánh đồng mẫu lớn để đảm bảo tiến độ thực hiện theo đúng kế hoạch.
- Hỗ trợ nguồn vốn xi măng cho các xã đăng ký về đích Nông thôn mới năm 2019 (Nga My, Tân Kim, Tân Hòa).
2.2. UBND huyện Phú Bình
Đề nghị tăng nguồn vốn kinh phí sự nghiệp nông nghiệp lên 3 tỷ đồng/năm.
2.3. UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Phú Bình
- Đề nghị UBND các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2019 gửi về BCĐ sản xuất nông, lâm nghiệp huyện (Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện).
- Thực hiện tốt công tác quản lý ATTP trong nông nghiệp theo Quyết định số 3105/QĐ-UBND ngày 21/11/2016 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc phân công, phân cấp quản lý ATTP; công văn số 939/SNN-KHTC ngày 01/6/2018 của Sở Nông nghiệp & PTNT v/v triển khai thực hiện Nghị định 15/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật ATTP.
1. Bùi Tất Thắng (1997), Những nhân tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ
cấu ngành kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hóa ở Việt Nam”,Nxb Khoa
học - xã hội, Hà Nội
2. Bùi Tất Thắng (2006), Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam, Nxb Khoa học - Xã hội.
3. Bùi Tất Thắng (2009), Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam -
Thông tin chung”, Nhà xuất bản Khoa học xã hội.
4. Cục thống kê Thanh Hoá (2005), “Nghiên cứu, đánh giá tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá tỉnh Thanh Hoá thời kỳ 2001 - 2004”
5. Đặng Kim Sơn (2001), CNH từ nông nghiệp - lý luận, thực tiễn và triển
vọng áp dụng ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
6. Đặng Văn Phan (2008), Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Việt Nam, Nxb Giáo dục.
7. Đặng Văn Phan (2009), Địa lí kinh tế xã hội Việt Nam thời kì hội nhập,
Nxb Giáo dục.
8. Đặng Văn Sơn - Hoàng Thu Hiền (200), Một số vấn đề phát triển nông
nghiệp nông thôn. Nxb Thống kê
9. Đào Xuân Học (2009), Kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu trong
lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Hội thảo Việt Nam thích
ứng với biến đổi khí ngày 31/07/2009.
10. Đinh Phi Hổ (2003), Kinh tế nông nghiệp: Lý thuyết và Thực tiễn, Nxb Thống kê, Hà Nội
11. Hum Pheng Xay Na Sin (2001), Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp ở Cộng
hòa dân chủ nhân ân Lào hiện nay”, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
12. Lê Quốc Sử (2001), Chuyển dịch cơ cấu và xu hướng phát triển kinh tế nông nghiệp Việt Nam theo hướng CNH, HĐH từ thế kỉ XX đến thế kỉ
XXI trong thời đại tri thức, Nxb Thống kê.
13. Lưu Văn Sùng (2004), Một số kinh nghiệm điển hình về phát triển nông
nghiệp nông thôn theo hướng CNH, HĐH, Nxb Chính trị quốc gia.
14. Nguyễn Đình Quế, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam trong những
năm đầu thế kỷ 21, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.
15. Nguyễn Thị Hiền (1995), Vai trò và tác động của thị trường đối với quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn Việt Nam, Ủy
Ban Khoa học Nhà nước, Đại học Kinh tế quốc dân.
16. Phạm Hữu Hùng (2012), “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong công
nghiệp hoá, hiện đại hoá khu vực miền núi Thanh Hoá hiện nay”, luận
văn thạc sỹ Kinh tế chính trị của, Học viện Chính trị - Bộ Quốc phòng 17. Văn kiện Đại hội đại biểu Toàn quốc lần thứ X. Nxb Chính trị Quốc gia
2006, tr.191.
18. Văn kiện Hội nghị giữa nhiệm kỳ BCH TW khoá VIII, tr.26. 19. Văn kiện Hội nghị lần thứ Bảy BCH TW khoá VIII, tr.65.
20. William Robert (1990), Tái cấu trúc nông nghiệp tại Mozambique”
21. http://tuyan.phuyen.gov.vn/wps/portal/Home/page/tin-tuc-su-
kien/thong-tin-kinh-te/cocaukinhte
22. http://vccinews.vn/prode/1975/huyen-lac-son-chuyen-dich-co-cau-kinh-
PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA
Phần 1: Thông tin chung
Họ và tên chủ
hộ:
... Tuổi:
... Dân tộc: ... Giới tính: ... Trình độ văn hóa: ... Địa chỉ: Thôn ... xã ... ……. Huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên Số nhân khẩu: ... số lao động chính..
Thu nhập (Tổng thu - tổng chi phí sản xuất) (1.000đ)
...
Phần 2: Nội dung khảo sát
1. Hộ của anh chị hiện nay đang phát triển lĩnh vực nào?
□ Trồng trọt, nêu cụ thể cây gì………….diện tích:………năng suất: …. sản lượng:……….vụ trồng:…………...
□ Chăn nuôi,.con ……. số lượng ………...
□ Thủy sản: con ………số lượng………diện tích mặt nước:…………. □ Dịch vụ nông nghiệp (nêu cụ thể:……….)
2. Hãy cho biết hiệu quả kinh tế cây trồng tại địa phương và gia đình qua các chỉ tiêu sau: (tính triệu đồng/sào)
Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền
I. Chi phí 1. Phân bón 2. Thuốc BVTV 3. Lao động
4. Thủy lợi 5. Giống 6. Chi khác II. Doanh thu III. Lợi nhuận
3.Anh chị nhận thấy nông nghiệp huyện đang chuyển dịch cơ cấu không?
□ Có (trả lời tiếp câu 4) □ Không (dừng lại)
4. Nông nghiệp huyện đang chuyển dịch cơ cấu biểu hiện thế nào?
(gợi ý: cây trồng, vật nuôi, dịch vụ,….)
……… ………
5. Những thuận lợi trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Bình trong thời gian qua là gì? (Vui lòng tích dấu x vào các ô lựa chọn) Tiêu chí Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý Đảng bộ chính quyền và nhân dân nhận thức quan điểm chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước về chuyển dịch CCKT
Phát huy lợi thế tối đa của địa bàn có giao thông, khu công nghiệp liền kề….
Không có dịch bệnh nên giảm thiểu nguy cơ rủi ro cho ngành
Cơ sở đào tạo nhân lực và chuyển giao công nghệ cho nông nghiệp phát triển
6. Những khó khăn trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Bình trong thời gian qua là gì? (Vui lòng tích dấu x vào các ô lựa chọn) Tiêu chí Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý
Ngân sách/vốn đầu tư cho nông nghiệp
Chính sách đầu tư phát triển nông nghiệp
Chuyển đổi giống, cây trồng, vật nuôi…,
Ứng dụng khoa học công nghệ
7. Kiến nghị của gia đình anh chị về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Bình trong thời gian tới là gì?
... ...
8. Giải pháp của gia đình anh chị về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Bình trong thời gian tới là gì?
...