4. Những đóng góp mới của luận văn
2.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Phú Bình là huyện phía Nam của Thái Nguyên, phía Nam giáp với hai huyện Hiệp Hoà và Tân Yên của tỉnh Bắc Giang, phía Đông giáp huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang, phía Bắc giáp thành phố Thái Nguyên và huyện Đồng Hỷ, phía Tây giáp thành phố Sông Công và thị xã Phổ Yên. Trung tâm của huyện cách thành phố Thái Nguyên 28km, cách thành phố Bắc Ninh 40km, cách thủ đô Hà Nội 60km.Với vị trí hết sức thuận lợi như trên, huyện Phú Bình trở thành cửa ngõ giao lưu kinh tế, văn hóa giữa vùng Trung du và miền núi phía Bắc với đồng bằng Bắc Bộ, thuận lợi cho huyện phát triển nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, đô thị hóa, phát triển giao thương, dịch vụ, mở rộng thị trường, xây dựng nền kinh tế hàng hóa đa dạng, hội nhập với thị trường trong vùng và cả nước.
2.1.1.2. Đất đai
Phú Bình có 20 đơn vị hành chính (19 xã và 1 thị trấn) với tổng diện tích đất tự nhiên 24.337 ha, trong đó đất nông lâm nghiệp là 20.430,4ha chiếm 83,95% tổng diện tích đất tự nhiên. Đất sản xuất nông nghiệp 14.464 ha chiếm 70,8% diện tích đất nông lâm nghiệp, đất lâm nghiệp 5.530 ha chiếm 27,07%, đất nuôi trồng thủy sản 400 ha chiếm 1,96% đất nông lâm nghiệp. Đất phi nông nghiệp 3.899,9 ha chiếm 16,02% và đất chưa sử dụng 6,7 ha chiếm 0,03% diện tích đất tự nhiên. Như vậy trong cơ cấu đất đai của huyện, đất sản xuất nông nghiệp chiếm tới 70,8% trong khi đất lâm nghiệp chỉ chiếm 27,07%. Điều đó chứng tỏ nông nghiệp vẫn giữ vị trí hàng đầu trong kinh tế của huyện. Trong diện tích đất lâm nghiệp của huyện hiện không còn rừng tự nhiên. Toàn bộ diện tích 5.530 ha rừng của huyện là rừng trồng, chủ yếu là cây keo.
giai đoạn 2015-2017
ĐVT:ha
STT Chỉ tiêu 2015 2016 2017
TỔNG DIỆN TÍCH 25.220 25.220 24.337
I Đất nông lâm nghiệp 21.186,3 21.117,9 20.430,4
1 Đất SX nông nghiệp 15.125,0 15.061,0 14.464,0
- Đất trồng cây hàng năm 10.584,0 10.522,0 10.125,0
- Đất trồng cây lâu năm 4.541 4.539 4.339
2 Đất Lâm nghiệp 5.616,0 5.613,0 5.530,0
3 Đất nuôi trồng thủy san 408,9 407,5 400,0
4 Đất nông nghiệp khác 36,4 36,4 36,4
II Đất phi nông nghiệp 4.028,2 4.096,0 3.899,9
1 Đất ở 1.074,4 1.141,9 1.103,7
- Đất ở nông thôn 1.016,1 1.076,3 1.037,8
- Đất ở thành thị 58,3 65,6 65,9
2 Đất chuyên dùng 2.953,8 2.954,1 2.796,2
III Đất chưa sử dụng 5,5 6,1 6,7
(Nguồn: Phòng thống kê huyện Phú Bình, 2018) 2.1.1.3. Địa hình, khí hậu
Địa hình huyện Phú Bình tương đối bằng phẳng, đồi núi thấp có độ dốc nhỏ hơn 8 o, đây là điều kiện thuân lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày. Địa hình này cũng rất thuận lợi cho phát triển đầu tư xây dựng và mở rộng các khu, cụm công nghiệp.
So với các huyện khác trong tỉnh Thái Nguyên, huyện Phú Bình có độ ẩm cao, trung bình cả năm là 83,17%. Do địa hình tương đối bằng phẳng nên huyện Phú Bình có tần suất lặng gió thấp, khoảng từ 15 đến 20 % và tốc độ gió cũng lớn hơn các huyện miền núi, hướng gió thay đổi rõ rệt theo hệ thống hoàn lưu, mùa Hè thường có gió Đông Nam, mát mẻ mùa Đông có gió Đông Bắc, thời tiết lạnh.
Huyện có hệ thống sông Cầu, sông Đào, hệ thống kênh mương hồ Núi Cốc là nguồn nước chủ động tưới tiêu trên toàn bộ diện tích canh tác. Đoạn sông Cầu chảy qua huyện dài 29km, là nơi cung cấp nguồn nước tưới tiêu chủ yếu cho sản xuất nông lâm nghiệp và cung cấp cát sỏi phục vụ xây dựng trên địa bàn. Sông Đào qua địa phận dài 22km đổ vào sông Thương, Bắc Giang đây là hệ thống thủy lợi chính phục vụ cho gần 40% đất sản xuất nông nghiệp huyện.