4. Những đóng góp mới của luận văn
3.2.1. Quan điểm và phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
3.2.1. Quan điểm và phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở huyện Phú Bình huyện Phú Bình
3.2.1.1. Quan điểm
Thứ nhất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp phải nằm trong tổng thể của chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Thái Nguyên. Đây là quan điểm chỉ đạo xuyên suốt đảm bảo cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp theo đúng mục tiêu, định hướng phát triển, nằm trong tổng thể chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phù hợp với qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 19. Do đó cần thực hiện tốt quan điểm:
Quán triệt tốt phương châm: Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp phải phù hợp với chủ trương, định hướng của tỉnh và quốc gia. Điều đó có nghĩa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp nhằm góp phần đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, quá trình đó phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh thông qua các nghị quyết, chủ trương của các cấp uỷ Đảng.
Huyện Phú Bình cần bám sát tình hình thực tiễn, chủ động tìm kiếm và tổ chức thực hiện các giải pháp đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp có hiệu quả. Tính chủ động, sáng tạo của Đảng bộ, chính quyền huyện sẽ là yếu tố quan trọng để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp cũng như phát triển kinh tế - xã hội, các địa phương của huyện Phú Bình cần phải bám sát các văn kiện, nghị quyết, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Trên cơ sở đó, vận dụng phù hợp vào điều kiện cụ thể của địa phương mình, ngành mình.
Cấp uỷ và chính quyền các cấp của huyện phải có kế hoạch và tổ chức quán triệt sâu rộng đến cán bộ, đảng viên và nhân dân nắm được ý nghĩa tầm quan trọng của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp của Thành phố cũng như chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đảng và nhà nước, các tổ chức đoàn thể tuyên truyền vận động đoàn viên, hội viên tích cực tham gia ủng hộ chủ trương về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp trên địa bàn.
Phát huy tính năng động, sáng tạo của các địa phương, khuyến khích tính tự chủ trong việc thực hiện các giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. Đồng thời, trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, có những điều chỉnh phù hợp tình hình thực tiễn tại địa phương mình. Nâng cao năng lực chịu trách nhiệm cho mỗi địa phương trong quá trình tổ chức thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội.
Thứ hai, bảo đảm hài hòa giữa phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp thực chất là quá trình cải tạo từ cơ cấu cũ, lạc hậu, chưa phù hợp sang cơ cấu mới hoàn thiện và phù hợp hơn. Quá trình đó đồng nghĩa với việc thu hẹp một ngành nghề này, mở rộng một ngành nghề khác ngay trong ngành nông nghiệp. Tất nhiên đồng thời với quá trình đó là phát triển thêm những ngành nghề mới. Các yêu cầu là:
Huyện cần duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh trên cơ sở chuyển đổi cơ cấu kinh tế và đẩy nhanh tốc độ phát triển, tạo bước đột phá trong các ngành, lĩnh vực chủ chốt như kết cấu hạ tầng, công nghiệp và du lịch theo hướng CNH, HĐH nói chung và nông nghiệp nông thôn nói riêng.
Thực hiện tốt chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chương trình giống, cây, con chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu CNH, HÐH nông nghiệp, nông thôn.
Gắn kết chặt chẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp; kinh tế nông thôn và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo quy hoạch; hình thành và phát triển những vùng sản xuất giống chất lượng cao, sản xuất nông sản hàng hóa tập trung và chuyên canh; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới.
Thứ ba, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp phải dựa trên nền tảng ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại. Đây là quan điểm có ý nghĩa quan trọng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện. Sự thành công của quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn trong đó then chốt là chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp chỉ có thể đạt được hiệu quả, mục tiêu đề ra trên cơ sở ứng dụng những kết quả của khoa học công nghệ hiện đại cho phép phát huy tối đa các nguồn lực, tạo ra thị trường sản phẩm hàng hóa đa dạng, phong phú. Do đó cần:
Nâng cao trình độ nhận thức của cán bộ các cấp, các ngành và nhân dân về vai trò của khoa học công nghệ với chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp của huyện.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp dựa trên nền tảng ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại, chính là thực hiện tốt mục tiêu CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện. Theo quan điểm này thì cần phát triển nhanh nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo đột phá để hiện đại hoá nông nghiệp, công nghiệp hoá nông thôn. Sử dụng những thành tựu của khoa học, công nghệ để đổi mới công nghệ sản xuất, chế biến, đổi mới các phương thức, biện pháp bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm tài nguyên, bảo đảm hiệu quả cao.
Hình thành các vùng sản xuất tập trung chuyên canh nhằm tạo điều kiện thuận lợi để ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ tiên tiến vào sản xuất, thu hoạch, chế biến, bảo quản, tiêu thụ nông phẩm.
3.2.1.2. Phương hướng
- Tiếp tục thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; tổ chức sản xuất theo chuỗi sản xuất; phấn đấu số xã đạt chuẩn nông thôn mới tăng 3 xã so với năm 2018, các xã còn lại phấn đấu mỗi xã hoàn thành 01-02 tiêu chí về XD NTM trong năm 2019;
- Tăng cường thực hiện các giải pháp xúc tiến thương mại kết nối tiêu thụ sản phẩm, đồng thời chỉ đạo sản xuất thành từng vùng tập trung để tạo sản phẩm hàng hóa có giá trị cao. Chỉ đạo phát triển các cây rau mầu có thế mạnh theo chuỗi sản xuất hàng hóa có mối liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm.
- Tổ chức thực hiện tốt phương án quản lý giết mổ gia súc, gia cầm, buôn bán sản phẩm động vật theo Quyết định số 2075/QĐ-UBND ngày 07/7/2017 của UBND tỉnh, tăng cường công tác quản lý giống, vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, công tác tập huấn, hướng dẫn quy trình chăn nuôi VietGap cho trang trại lợn, gà trên địa bàn, tiếp tục thực hiện phát triển thương hiệu “Gà đồi Phú Bình”.
- Tập trung chỉ đạo trồng rừng sản xuất tập trung diện tích 250ha; ổn định tỷ lệ che phủ rừng 22,72% và tổ chức lễ phát động tết trồng cây Xuân Kỷ Hợi.
- Rà soát, kiểm tra các công trình hư hỏng cần cải tạo, sửa chữa, nâng cấp, đặc biệt các công trình phục vụ cánh đồng mẫu lớn sản xuất tập trung; xây dựng phương pháp phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2019, kiểm tra an toàn hồ đập, các công trình thủy lợi trước và trong mùa mưa lũ.
- Tiếp tục tăng cường công tác quản lý an toàn thực phẩm trong nông nghiệp; thực hiện tốt công tác quản lý phân cấp theo quyết định số 3105/QĐ- UBND ngày 21/11/2016 của UBND tỉnh Thái Nguyên về phân công, phân cấp quản lý, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện ATTP.
Bảng 3.10: Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn hàng năm của huyện Phú bình giai đoạn 2019-2025
ĐVT: %
Ngành Năm 2019 Năm 2020 Năm 2025
Nông nghiệp 5,43 7,41 15,00
TTCN 6,81 8,24 15,00
TM&DV 6,56 9,26 15,00
(Nguồn: UBND huyện Phú Bình, 2018)
Bảng 3.11: Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp hàng năm của huyện Phú Bình giai đoạn 2019-2025
ĐVT: %
Ngành Năm 2019 Năm 2020 Năm 2025
Ngành trồng trọt 6,73 11,5 25,00
Ngành chăn nuôi 8,24 12,7 32,00
Ngành TTCN 7,11 10,5 20,00
Ngành TM&DV 9,26 14,32 30,00