Cơ sở thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 29 - 31)

4. Những đóng góp mới của luận văn

1.2.1. Cơ sở thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn

Chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, phù hợp với quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường được quán triệt xuyên suốt trong các Văn kiện của Đảng và chính sách của Nhà nước.

Hội nghị Ban chấp hành Trung ương giữa nhiệm kỳ khoá VII của Đảng đã xác định: “thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá”. Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngày nay mà Đảng ta đã chỉ ra là “Quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội, từ sử dụng lao động thủ cônglà chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển công nghiệp và khoa học công nghệ, tạo ra năng suất lao độg xã hội cao [22]. Với mục tiêu xây dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp, có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất. Như vậy, theo quan điểm của Đảng ta, công nghiệp hoá, hiện đại hoá cùng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá vần chú ý những vấn đề sau:

Một là, chuyển dịch cơ cấu toàn bộ, bao gồm cơ cấu ngành, cơ cấu vùng

và cơ cấu các thành phần kinh tế; huy động đồng bộ mọi điều kiện, mọi biện pháp, mọi yếu tố để phát triển kinh tế.

Hai là, chú trọng cải tạo, nâng cao trình độ hiện đại của trang thiết bị

hiện có, đồng thời đổi mới quy trình công nghệ trong sản xuất và quản lý ở mọi ngành, mọi lĩnh vực đời sống kinh tế xã hội.

Nói cách khác, quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu vùng, cơ cấu thành phần kinh tế theo hướng hợp lý và hiệu quả cao hơn đòi hỏi nền kinh tế phải được công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Ngược lại công nghiệp hoá hiện đại hoá làm cho nền kinh tế tăng trưởng và thúc đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Ở nước ta, cũng như từng địa phương xu hướng chung của chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong năm tới là:

- Về cơ cấu ngành: Chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ.

- Xây dựng cơ cấu các thành phần kinh tế phù hợp gồm: Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

- Về cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ: Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ theo hướng phát triển toàn diện và tập trung có trọng điểm, phát triển tổng hợp và phát triển chuyên môn hoá.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X tiếp tục khẳng định: "Thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn, chuyển mạnh sang sản xuất các loại sản phẩm có thị trường và hiệu quả kinh tế cao; đẩy mạnh thâm canh các loại cây trồng trên cơ sở áp dụng các quy trình sản xuất đồng bộ và tiên tiến; quy hoạch diện tích sản xuất lương thực ổn định. Đảm bảo vững chắc an ninh lương thực phát triển mạnh chăn nuôi theo hướng quy mô lớn, an toàn dịch bệnh và bền vững về môi trường, xây dựng các vùng sản xuất nông sản

hàng hoá tập trung gắn liền với việc chuyển giao công nghệ sản xuất chế biến và bảo quản”.[20]

Theo đó, Đảng và nhà nước ta sẽ tập trung thực hiện các giải pháp đồng bộ để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, nhất là: đưa nhanh khoa học và công nghệ vào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; có chính sách đủ mạnh để khuyến khích phát triển nhanh các doanh nghiệp và hoạt động dịch vụ ở nông thôn; tiếp tục đầu tư phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội ở nông thôn; tập trung giải quyết tốt các vấn đề xã hội bức xúc và xây dựng nông thôn mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)