Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 48 - 58)

4. Những đóng góp mới của luận văn

3.1.1. Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn

3.1.1. Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Bình giai đoạn 2015-2017 Phú Bình giai đoạn 2015-2017

Đối với ngành trồng trọt, tổng sản lượng lương thực cây có hạt ước đạt: 78.361 tấn, đạt 104,1% kế hoạch tỉnh giao, 107,1% kế hoạch huyện giao. Trong đó: sản lượng lúa đạt 65.877 tấn, sản lượng ngô đạt 12.484 tấn. Quy mô giá trị sản xuất thay đổi, năm 2015 đạt 706,4 tỷ đồng, chiếm 41,05% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp; năm 2016 đạt 725,4 tỷ đồng, chiếm 38,49% và năm 2017 đạt 734,5 tỷ đồng, cơ cấu còn 39,07%. Nguyên nhân là do đất nông nghiệp đã dành cho công tác phát triển khu công nghiệp, giải phóng mặt băng khu dân cư nên quỹ đất giảm làm cho giá trị sản xuất ngành trồng trọt giảm.

Bảng 3.1: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp giai đoạn 2015-2017

(theo giá hiện hành)

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tốc độ tăng BQ(%) 1.Tổng giá trị SX(tỷ đồng) 1.859,00 2.033,00 2.042,00 4,81 1.1 Nông nghiệp 1.721 1.884,6 1879,9 4,51 - Trồng trọt 706,4 725,4 734,5 1,97 - Chăn nuôi 1.014,6 1.159,2 1.145,4 6,25 1.2 Lâm nghiệp 9,9 10,7 13,6 17,21 1.3 Thủy sản 77 83 91 8,71 1.4 Dịch vụ nông nghiệp 51,0 55,1 57,9 6,55 2. Cơ cấu (%) 100 100 100 - 1.1 Nông nghiệp 92,58 92,70 92,06 - - Trồng trọt 41,05 38,49 39,07 - - Chăn nuôi 58,95 61,51 60,93 - 1.2 Lâm nghiệp 0,53 0,53 0,67 - 1.3 Thủy sản 4,14 4,08 4,46 - 1.4 Dịch vụ nông nghiệp 2,74 2,92 2,83 -

Đối với ngành chăn nuôi, phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm với quy mô gia trại và trang trại, năm 2015 đạt 1.014,6 tỷ đồng, chiếm 58,95%; năm 2016 đạt 1.159,2 tỷ đồng, chiếm 61,51% và năm 2017 đạt 1.145,4 tỷ đồng, chiếm 60,93%. Đàn gia súc gia cầm phát triển ổn định, không xảy ra dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Chăn nuôi gia súc và gia cầm phát triển theo hướng trang trại, các trang trại phát triển mạnh ở các xã vùng núi có điều kiện thuận lợi về diện tích vườn đồi. Tổng số trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện đến nay: 248 trang trại, trong đó: trang trại chăn nuôi gia cầm 117, trang trại chăn nuôi lợn 64, trang trại chăn nuôi tổng hợp 66, chăn nuôi thủy sản1, số trang trị VietGap là 20 trang trại, trong đó Gà là 15, Lợn 5. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước đạt 26.586 tấn, đạt 101% kế hoạch huyện giao, tăng 2,7% so với năm 2016.

Đối với ngành thủy sản, hiện nay toàn huyện có 102 hồ nước thủy lợi và hệ thống ao do nhân dân tự cải tạo với tổng diện tích mặt nước ước đạt trên 500 ha, các hộ chăn nuôi thủy sản theo phương pháp thâm canh sử dụng thức ăn chế biến, thức ăn công nghiệp, đưa các giống có giá trị, năng suất cao, phù hợp với địa phương, năm 2015 đạt 238,99 tỷ đồng, chiếm 8,33%; năm 2016 đạt 196,63 tỷ đồng, chiếm 6,28% và năm 2017 đạt 115,39 tỷ đồng, chiếm 4,21%.

Đối với ngành lâm nghiệp, công tác trồng rừng được UBND các xã, thị trấn tích cực tổ chức thực hiện. Đến nay, toàn huyện đã tổ chức trồng rừng được 407 ha đạt 116,3% kế hoạch tỉnh giao, bằng 119,7% kế hoạch HĐND huyện giao, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm 2016, trong đó: Trồng rừng sản xuất theo dự án: 333,5 ha; Dân bỏ vốn tự trồng 73,5 ha; Trồng cây phân tán 65.000 cây. Năm 2015 đạt 66,76 tỷ đồng, chiếm 2,33%; năm 2016 đạt 72,09 tỷ đồng, chiếm 2,3% và năm 2017 đạt 76,5 tỷ đồng, chiếm 2,79%.

Như vậy cùng với điều kiện tự nhiên, địa hình, thủy văn nên ngành trồng trọt và chăn nuôi, thủy sản có lợi thế phát triển trong ngành nông nghiệp huyện, với diện tích đất tự nhiên lớn, địa hình khá bằng phẳng nên phát triển rừng mang tính chất phòng hộ chiếm tỷ trọng thấp nhất.

Bảng 3.2: Cơ cấu lao động nông thôn tại huyện Phú Bình theo ngành nghề giai đoạn 2015-217

Ngành nghề Số lượng (người)

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Ngành công nghiệp-xây dựng 11.517 13.995 14.853 Ngành dịch vụ 28.572 23.736 22.068 Ngành nông nghiệp 55.692 47.499 39.726 Tổng (người) 95.781 85.230 76.647 Cơ cấu (%) Ngành công nghiệp-xây dựng 12,02 16,42 19,38 Ngành dịch vụ 29,83 27,85 28,79 Ngành nông nghiệp 58,15 55,73 51,83 Tổng 100 100 100

(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Phú Bình, 2018)

Cơ cấu lao động theo ngành nghề có sự chuyển dịch rõ rệt từ ngành nông nghiệp sang ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Cơ cấu lao động ngành nông nghiệp có xu hướng giảm, năm 2015 chiếm 58,15%, năm 2016 chiếm 55,73%, năm 2017 chiếm 51,83%. Nguyên nhân số lao động nông thôn sau đào tạo nghề chuyển sang làm việc ở lĩnh vực phi nông nghiệp

Đối với ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, thu nhập cao hơn, thu hút lao động nông thôn tham gia với tỷ trọng ngày một tăng. Cụ thể, ở ngành công nghiệp-xây dựng: năm 2015 chiếm 12,02%; năm 2016 chiếm 16,42%; năm 2017 chiếm 19,38%. Đối với ngành dịch vụ: năm 2015 chiếm 29,83%; năm 2016 chiếm 27,85%; năm 2017 chiếm 28,79%.

Như vậy, lao động nông thôn của huyện có cùng xu hướng chuyển dịch lao động chung của cả nước, người lao động có cơ hội lựa chọn ngành nghề khi những ngành nghề tạo ra thu nhập cao hơn ngành nông nghiệp. Nhìn chung, số lượng lao động nông thôn trên địa bàn huyện đông, khi thu hút vốn đầu tư vào ngành nông nghiệp đòi hỏi nguồn lao động nông thôn có số lượng dồi dào, đủ sức khỏe và kỹ năng lao động mới đáp ứng được cho quá trình sản xuất nông nghiệp.

3.1.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Bình Phú Bình

3.1.2.1. Cơ cấu vốn đầu tư cho nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Bình

Lĩnh vực nông nghiệp muốn phát triển cần có sự đầu tư vốn của ngân sách Trung ương và địa phương. Với mỗi ngành thì mức độ vốn đầu tư sẽ được ưu tiên theo thế mạnh của ngành. Hiện tại huyện đang chú trọng đầu tư vào ngành trồng trọt vì địa hình thổ nhưỡng đem lại thuận lợi cho cây ngắn ngày phát triển, bên cạnh đó các cây khác như cây ăn quả hàng năm như bưởi, quýt, cam, nghề trồng nấm, hoa, cây cảnh được quan tâm khai thác mạnh. Cụ thể vốn đầu tư ở bảng số liệu dưới đây:

Bảng 3.3: Sử dụng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp theo ngành

ĐVT: Tỷ đồng Ngành Năm 2015 Năm 2016 Năm 20167 So sánh năm 2016/2015 So sánh năm 2017/2016 Tốc độ tăng BQ (%) (-/+) ∆ % (-/+) ∆ % Trồng trọt 3.781 3.907 4.764 126 3,33 857 21,93 12,25 Chăn nuôi 3.474 3.441 3.122 -33 -0,95 -319 -9,27 -5,31 Lâm nghiệp 741 894 540 153 20,65 -354 -39,6 -14,74 Thủy sản 1.345 1.405 1.438 60 4,46 33 2,35 3,40 Thủy lợi 445 394 1.590 -51 -11,46 1.196 303,55 89,02 Tổng 9.786 10.041 11.454 255 2,61 1.413 14,07 8,19

Quy mô vốn đầu tư lớn nhất là ngành trồng trọt, năm 2015 đạt 3.781 tỷ đồng, năm 2016 đạt 3.907 tỷ đồng và năm 2017 đạt 4.764 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân đạt 12,25%. Xếp thứ hai là ngành chăn nuôi, năm 2015 đạt 3.474 tỷ đồng, năm 2016 đạt 3.441 tỷ đồng và năm 2017 đạt 4.122 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân giảm 5,31%. Lĩnh vực thủy sản, năm 2015 đạt 1.345 tỷ đồng, năm 2016 đạt 1.405 tỷ đồng và năm 2017 đạt 1.438 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân tăng 3,4%. Đầu tư cho thủy lợi tăng đáng kể, năm 2015 đạt 445 tỷ đồng, năm 2016 đạt 394 tỷ đồng và năm 2017 đạt 1.590 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân tăng 89,02%. Cuối cùng là lâm nghiệp, năm 2015 đạt 741 tỷ đồng, năm 2016 đạt 894 tỷ đồng và năm 2017 giảm còn 540 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân giảm 14,74%. Như vậy, với mục tiêu toàn huyện xây dựng nông thôn mới nên nguồn vốn đầu tư cho trồng trọt, thủy sản và thủy lợi được đầu tư thích đáng nên có 12 xã trong huyện đã về đích trong vòng 5 năm thực hiện. Kết quả tốc độ tăng trưởng chung cho các ngành trong nông nghiệp là 137% là khả quan.

Bảng 3.4: Cơ cấu vốn đầu tư cho ngành nông nghiệp của huyện Phú Bình giai đoạn 2015-2017

STT Nguồn vốn ĐVT Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

I Phân theo nguồn vốn Tỷ đồng 9.786 10.041 11.454

1 Vốn NS Trung ương đầu tư Tỷ đồng 2.906 2.654 2.811 2 Vốn NS do địa phương quản lý Tỷ đồng 6.880 7.387 8.643

II Cơ cấu % 100 100 100

1 Vốn NS Trung ương đầu tư % 29,69 26,44 24,54 2 Vốn NS do địa phương quản lý % 70,31 73,56 75,46

Dựa vào bảng số liệu 3.4 trên nhận thấy, nguồn vốn ngân sách do địa phương quản lý chiếm tỷ trọng cao hơn nguồn vốn Ngân sách Trung ương đầu tư. Cụ thể năm 2015, vốn địa phương là 6.880 tỷ đồng, chiếm 70,31%, năm 2016 là 7.387 tỷ đồng, chiếm 73,56%; năm 2017 là 8.643 tỷ đồng, chiếm 75,46%.

Nguồn vốn đầu tư vào sản xuất nông nghiệp hàng hóa tăng hàng năm, điều đó cho thấy Huyện đã xác định phát triển nông nghiệp bền vững, phát triển theo hướng hiện đại, có năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh cao. Nhưng thực trạng cho thấy, nguồn vốn huy động từ các nguồn khác như: vốn tín dụng đầu tư, vốn nước ngoài (FDI, ODA), vốn đầu tư của DNNN, vốn đầu tư của tư nhân là không có. Đây là điểm hạn chế của huyện khi chưa xây dựng được các đề án, chương trình, dự án thu hút sự đầu tư vốn cho ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.

3.1.2.2. Đối với ngành trồng trọt

Phòng Nông nghiệp đã chỉ đạo gieo cấy được 12.273 ha lúa, đảm bảo 100% diện tích lúa trong khung thời vụ, tiếp tục triển khai thực hiện cánh đồng một giống tại các xã, thị trấn với các giống lúa lai, lúa thuần chất lượng; chỉ đạo dồn điền đổi thửa hình thành vùng sản xuất tập trung tại các xã Xuân Phương, Tân Đức, Úc Kỳ (tổng 158,29 ha, đạt 71% kế hoạch, trong đó xã Xuân Phương 90ha, Tân Đức 59,59 ha, Úc Kỳ 8,7ha), trong đó xã Tân Đức sản xuất lúa hữu cơ với diện tích 100ha, Xuân Phương sản xuất cánh đồng một giống GS9 với diện tích 30ha, kết quả cho năng suất cao, sản phẩm nông sản thu được an toàn, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, hạn chế phân hóa học và thuốc BVTV....

Cây lúa: năm 2017, toàn huyện gieo cấy được 12.273ha bằng 101,2% so với kế hoạch huyện giao (KH); sản lượng đạt 64.760 tấn bằng 103,3% KH huyện giao. Trong đó: Vụ Xuân: Diện tích 4.882 ha, năng suất 57,2 tạ/ha, sản lượng: 27.926 tấn; Vụ Mùa: Diện tích 7.391 ha, năng suất ước đạt: 53tạ/ha, sản lượng: 39.191 tấn.

Bảng 3.5: Cơ cấu sản xuất cây trồng chính tại huyện Phú Bình giai đoạn 2015-2017

Cây trồng

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) Lúa 12.548 52,3 65.654 12.642 52,7 66.672 12.263 52,8 64.760 Ngô 3.489 41,9 14.619 3.364 42,3 14.234 2.868 43,5 12.477 Khoai lang 1.330 63,3 8.420 1.266 63,5 8.036 1.167 64,5 7526 Sắn 878 145,9 12.734 878 145,0 12.734 841 147,1 12.370 Mía 5 550,0 277 5 554,0 277 7 565,7 396 Rau các loại 1.634 166,6 27.686 1.717 161,2 27.686 1.752 168,6 29.531 Lạc 1.489 15,7 2.132 1.367 15,6 2.132 1.441 19,6 2.818 Đậu tương 234 14,7 324 218 14,9 324 186 16,1 299

Cây ngô: Năm 2017, diện tích 2.868/2.585ha, đạt 105,6% KH huyện giao, sản lượng đạt 12.477/11.000 tấn bằng 108% KH huyện giao, trong đó: Vụ Đông 2017-2018: diện tích 1.239 ha, năng suất 42,39 tạ/ha, sản lượng đạt: 5.252 tấn. Vụ xuân: diện tích: 829 ha, năng suất: 45,7 tạ/ha, sản lượng: 3.791 tấn. Vụ mùa: diện tích: 663 ha, năng suất ước đạt: 42,8tạ/ha, sản lượng: dự ước 2.837 tấn.

Cây lạc: Năm 2017, diện tích 1.441/1.464 ha bằng 98,5% KH, bằng 100,1% so với cùng kỳ năm trước; năng suất 19,5 tạ/ha, sản lượng ước đạt 2.808/2.624,2 tấn bằng 107% KH.

Cây đậu tương: Năm 2017, diện tích 186/234 ha bằng 79,48% cùng kỳ năm trước, sản lượng đạt: 299/359 tấn bằng 83,28% so với cùng kỳ năm trước. UBND chỉ đạo liên kết với Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Toàn Cầu Bắc Giang thực hiện mô hình đậu tương rau trên đất lúa, đất màu tại các xã Dương Thành, Lương Phú, Bảo Lý, các mô hình đã thu hoạch cho năng suất đạt 125 tạ/ha, hiệu quả kinh tế tăng gấp 2 lần so với trồng lúa.

Khoai lang: Năm 2017, diện tích 1.167/950 ha bằng 122,84%KH, sản lượng đạt: 299/324 tấn bằng 92,28% KH huyện giao.

Cây rau các loại: Năm 2017, diện tích 1.752/1.765ha bằng 99,26% KH, sản lượng đạt: 29.531/29.305 tấn, bằng 100,77% kế hoạch.

Diện tích gieo trồng một số cây trồng như rau màu năm 2018 giảm hơn so với cùng kỳ năm trước do một số nguyên nhân: thực hiện dồn điền đổi thửa, quy hoạch cánh đồng mẫu lớn nên một số diện tích làm đường và mương nội đồng, mặt khác xu hướng lao động nông nghiệp chuyển sang công nghiệp dịch vụ ngày càng nhiều dẫn đến tính trạng thiếu hụt lao động nông thôn.

3.1.2.3. Đối với ngành chăn nuôi

Trong năm 2017 người chăn nuôi lợn gặp rất nhiều khó khăn, giá giảm sâu và khó tiêu thụ dẫn đến tình trạng thu lỗ, thiếu vốn đầu tư sản xuất, quy mô giảm khoảng 11,7% so với cùng kỳ năm 2016. Theo số liệu thống kê năm

2017: đàn trân 8.702 con (tăng 0,48% so với năm 2016), đàn bò 17.241 con (giảm khoảng 8,4% so với năm 2016), đàn gia cầm duy trì ổn định 2,36 triệu con, đàn lợn 135.965 con.

Bảng 3.6: Tốc độ phát triển ngành chăn nuôi tại huyện Phú Bình giai đoạn 2015-2017

ĐVT: Con, %

Năm Trâu Dê, cừu Ngựa Lợn Gia cầm

Số lượng (ĐVT: Con)

2015 11.291 19.372 656 263 148.954 2.806.000

2016 8.660 18.823 650 270 153.982 2.330.000

2017 8.702 17.241 780 120 135.965 2.360.000

Chỉ số phát triển so với năm trước) (ĐVT:%)

2015 99,54 111,09 102,5 91,96 109,26 107,92

2016 76,70 97,17 99,09 102,66 103,38 83,04

2017 100,48 91,60 120,0 44,44 88,30 101,29

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phú Bình, 2018)

Đàn gia súc gia cầm phát triển ổn định, không xảy ra dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Chăn nuôi gia súc và gia cầm phát triển theo hướng trang trại, các trang trại phát triển mạnh ở các xã vùng núi có điều kiện thuận lợi về diện tích vườn đồi. Tổng số trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện đến nay: 248 trang trại, trong đó: trang trại chăn nuôi gia cầm 117, trang trại chăn nuôi lợn 64, trang trại chăn nuôi tổng hợp 66, chăn nuôi thủy sản1, số trang trị VietGap là 20 trang trại, trong đó Gà là 15, Lợn 5. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước đạt 26.586 tấn, đạt 101% kế hoạch huyện giao, tăng 2,7% so với năm 2016.

Công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi được thực hiện hiệu quả các chỉ tiêu tiêm phòng đều đạt và vượt mức kế hoạch; cấp 2.600 lít hóa chất cho các xã, thị trấn để phun khử trùng các vùng sản xuất chăn nuôi trọng điểm gia súc, gia cầm, nơi có nguy cơ dễ bùng phát dịch bệnh, nơi có ổ dịch cũ.

Công tác giết mổ, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật: hiện trên địa bàn huyện có 01 cơ sở giết mổ tập trung thuộc công ty thực phẩm Cầu Mây; thực hiện phương án quản lý giết mổ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, huyện đã xây dựng phương án và tổ chức thực hiện mô hình điểm tại các xã Nhã Lộng, TT Hương Sơn, Bảo Lý, Xuân Phương và Úc Kỳ.

3.1.2.4. Đối với dịch vụ nông nghiệp

Việc phát triển dịch vụ nông nghiệp đã được các ngành quan tâm và các doanh nghiệp cũng tích cực mở rộng đại lý phân phối trên các địa bàn cả nước. Chính điều này đã góp phần tích cực trong việc thúc đẩy sản xuất chăn nuôi, trồng trọt của người dân có những bước tiến nhanh chóng.

Bảng 3.7: Tỷ trọng của dịch vụ trong ngành nông nghiệp huyện Phú Bình giai đoạn 2015-2017 Ngành Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh 2016/2015 (%) So sánh 2017/2016 (%) Dịch vụ nông nghiệp 328,41 407,58 441,41 124,11 108,30

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 48 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)