Thuận lợi và khó khăn trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 58 - 62)

4. Những đóng góp mới của luận văn

3.1.3. Thuận lợi và khó khăn trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông

trên địa bàn huyện Phú Bình

3.1.3.1. Thuận lợi

Thuận lợi nhất trong chuyển dịch CCKTNN trên địa bàn là Đảng bộ chính quyền và nhân dân nhận thức quan điểm chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước về chuyển dịch CCKT, ý kiến này cán bộ có ý kiến đạt điểm trung bình tiêu chí là 4.29 điểm, xếp mức tốt, trong đó có 7 ý kiến đồng ý và 12 ý kiến rất đồng ý. Đối với đánh giá của người dân, có 36 ý kiến đồng ý và 49 ý kiến rất đồng ý, điểm trung bình tiêu chí đạt 3.97 điểm, xếp mức khá. Được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Thái Nguyên, Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện Phú Bình, sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan liên quan và UBND các xã, thị trấn, sự nỗ lực của nhân dân các dân tộc trên toàn huyện; Các chính sách hỗ trợ cho sản xuât Nông nghiệp như: hỗ trợ giống lúa thuần chất lượng, lúa lai, máy cơ giới hoá và các chính sách khuyến khích nông dân trong cánh đồng tập trung... tiếp tục được thực hiện có trọng tâm, trọng điểm.

Bảng 3.8: Những thuận lợi trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Bình ĐVT: % Tiêu chí Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất

đồng ý phiếu trả lời Tổng số Điểm TB điểm BQ Ý nghĩa Người dân đánh giá

Đảng bộ chính quyền và nhân dân nhận thức quan điểm chủ trương chính sách của Đảng,

nhà nước về chuyển dịch CCKT 2,5 10 16,67 30 40,83 120 3.97 Khá

Phát huy lợi thế tối đa của địa bàn có giao

thông, khu công nghiệp liền kề…. 5 10 22,5 53,33 9,17 120 3.52 Khá

Không có dịch bệnh nên giảm thiểu nguy

cơ rủi ro cho ngành 6,67 15,83 18,33 43,33 15,83 120 3.46 Khá

Cơ sở đào tạo nhân lực và chuyển giao

công nghệ cho nông nghiệp phát triển 3,33 12,5 29,17 36,67 18,33 120 3.54 Khá

Điểm trung bình chung 3.62 Khá

Cán bộ đánh giá

Đảng bộ chính quyền và nhân dân nhận thức quan điểm chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước về chuyển dịch CCKT

0 0 20,83 29,17 50 24 4.29 Tốt

Phát huy lợi thế tối đa của địa bàn có giao

thông, khu công nghiệp liền kề…. 8,33 20,83 25,0 25,0 20,83 24 3.29

Trung bình Không có dịch bệnh nên giảm thiểu nguy

cơ rủi ro cho ngành 0 0 29,17 37,5 33,33 24 4.04 Khá

Cơ sở đào tạo nhân lực và chuyển giao

công nghệ cho nông nghiệp phát triển 12,5 20,83 20,83 25 20,83 24 3.21 Trung bình

Điểm trung bình chung 3.71 Khá

Phát huy lợi thế tối đa của địa bàn có giao thông, khu công nghiệp liền kề…có 64 ý kiến người dân đánh giá đồng ý, điểm trugn bình đạt 3.52 điểm xếp mức khá, có 5 cán bộ đánh giá ý kiến đồng ý, điểm trung bình đạt 3.29 điểm, xếp mức trung bình.

Không có dịch bệnh nên giảm thiểu nguy cơ rủi ro cho ngành có 52 ý kiến người dân đánh giá đồng ý, 19 ý kiến rất đồng ý; đối với cán bộ có 9 ý kiến đồng ý và 8 ý kiến rất đồng ý, đều xếp mức khá. Đàn vật nuôi và cây trồng phát triển tương đối ổn định, công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm và cây trồng được triển khai theo đúng kế hoạch, có hiệu quả, không có dịch bệnh xảy ra.

Cơ sở đào tạo nhân lực và chuyển giao công nghệ cho nông nghiệp phát triển: đối với đánh giá của người dân, 44 ý kiến đồng ý, 22 ý kiến rất đồng ý, điểm trung bình đạt 3.54 điểm, xếp mức khá. Đối với cán bộ, có 6 ý kiến đồng ý, 5 ý kiến rất đồng ý, điểm trung bình tiêu chí đạt 3.21 điểm, xếp mức trung bình. Hiện tại địa bàn TP Thái Nguyên có các trường đại học như ĐH Nông lâm, ĐH Kinh tế & QTKD... nên thuận lợi cho phát triển và chuyển giao KHCN cho chuyển dịch CCKT nông nghiệp huyện, tuy nhiên nguồn lực sẵn sàng cho quá trình hội nhập trước công nghệ mới cho ngành nông nghiệp còn chưa mạnh.

Như vậy kết quả đánh giá chung của người dân và cán bộ lãnh đạo đều đạt mức khá, cho thấy sự đồng thuận từ cấp chính quyền đến người dân thực thi các chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đó chính là sự thuận lợi trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Bình trong những năm qua.

3.1.3.2. Khó khăn

Khó khăn nhất là ứng dụng khoa học công nghệ, cả ý kiến đánh giá của người dân và cán bộ đều đạt mức trung bình, điểm đánh giá người dân đạt 3.28 điểm, điểm đánh giá của cán bộ đạt 3.04 điểm Một số mô hình triển khai kết quả chưa đạt như mong muốn do gặp điều kiện thời tiết bất thuận, do nguồn lao động thiếu và nhận thức của nhân dân về việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến còn hạn chế, chưa thực hiện nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật.

Bảng 3.9: Những khó khăn trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Bình Tiêu chí Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý Tổng số phiếu trả lời Điểm TB Ý nghĩa điểm BQ

Người dân đánh giá

Ngân sách/vốn đầu tư cho nông nghiệp 10 15 25 34 36 120 3.59 Khá

Chính sách đầu tư phát triển nông nghiệp 8 16 26 42 28 120 3.55 Khá

Chuyển đổi giống, cây trồng, vật nuôi…, 6 8 21 36 49 120 3.95 Khá

Ứng dụng khoa học công nghệ 14 14 29 50 13 120 3.28 Trung bình

Điểm trung bình chung 3.59 Khá

Cán bộ đánh giá

Ngân sách/vốn đầu tư cho nông nghiệp 1 2 4 7 10 24 3.96 Khá

Chính sách đầu tư phát triển nông nghiệp 2 4 5 6 7 24 3.5 Khá

Chuyển đổi giống, cây trồng, vật nuôi…, 0 0 2 9 13 24 4.46 Khá

Ứng dụng khoa học công nghệ 4 5 5 6 4 24 3.04 Trung bình

Điểm trung bình chung 3.74 Khá

- Do ngân sách địa phương rất khó khăn kinh phí không đủ để xúc tiến thi công các công trình, do đó công tác xây dựng cơ bản chậm không đảm bảo tiến độ đề ra, điểm đánh giá của người dân đạt trung bình là 3.59 điểm, và cán bộ đánh giá đạt 3.96 điểm.

- Chính sách đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp mặc dù đã có song còn mang tính chất dàn trải, chưa tập trung, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển như công tác quy hoạch xây dựng cánh đồng lớn, công tác dồn điền, đổi thửa được triển khai tại 03 xã Xuân Phương, Úc Kỳ, Tân Đức, đến nay đã thực hiện theo đúng kế hoạch song chưa có cơ chế, chính sách hỗ trợ của tỉnh. Kết quả đánh giá của người dân đạt 3.55 điểm xếp mức khá và đánh giá của cán bộ đạt 3.5 điểm, ở mức khá.

- Công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã có chuyển biến tích cực, song kết quả chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa còn chậm, quy mô sản xuất vẫn còn nhỏ lẻ, đất đai còn manh mún chủ yếu do người dân quản lý, sản xuất nông nghiệp có tính rủi ro cao, phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ sản phẩm; giá trị sản xuất nông nghiệp chưa cao, tuy nhiên so với trước đây cơ cấu chuyển đổi đã tích cực, ý kiến đánh giá của người dân dạt 3.96 điểm, xếp mức khá và ý kiến đánh giá của cán bộ đạt 4.4 điểm, xếp mức tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)