4. Những đóng góp mới của luận văn
3.2.2. Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện
Bình
3.2.2.1. Thực hiện tốt các quy hoạch, kế hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp
Quy hoạch là một trong những công cụ quản lý của cơ quan nhà nước nhằm bảo đảm cho sự phát triển của nền kinh tế, bảo đảm hiệu quả cao nhất cho mỗi ngành, vùng cũng như từng địa phương. Là một lĩnh vực chuyên môn, qui hoạch có tính mục đích nhằm đảm bảo cho các ngành phát triển đúng hướng, thực hiện thắng lợi những mục tiêu đã định.
Đối với huyện Phú Bình, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp nhất thiết phải có sự hoạch định quy hoạch, kế hoạch phát triển mang tính chiến lược, mục tiêu rõ ràng cho từng thời kỳ và quan điểm phát triển đúng đắn trên cơ sở khoa học phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, từng vùng; trên cơ sở tiến hành điều tra có quy hoạch từng vùng trọng điểm để bố trí cây trồng, vật nuôi một cách phù hợp; cần nhân rộng những mô hình có hiệu quả để phổ biến trong nhân dân; có kế hoạch tổ chức cho nông dân tiếp cận với tiến bộ khoa học - kỹ thuật và ứng dụng vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Để thực hiện giải pháp này, cần làm tốt những nội dung, biện pháp sau:
* Phát triển không gian cụ thể từng tiểu ngành trong ngành nông nghiệp của Huyện:
Hoàn thành việc nghiên cứu, xây dựng và trình UBND Huyện phê duyệt các quy hoạch chuyên ngành. xây dựng, triển khai chương trình phát triển các loại nông sản chủ yếu đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025. Tổ chức điều tra, xây dựng (và cập nhật hàng năm) cơ sở dữ liệu về các loại đất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, sản xuất muối, ñất nông nghiệp khác; tình hình sản xuất các loại nông sản chủ yếu, cơ sở dịch vụ về giống, phân bón, vật tư nông nghiệp, kinh doanh, sơ chế, tiêu thụ, xuất nhập khẩu nông sản trên địa bàn Huyện. Cụ thể trên các lĩnh vực sau:
Một là, đối với lĩnh vực trồng trọt: Tăng cường công tác khuyến nông, tư vấn và hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp ứng dụng giống mới, chuyển giao kỹ thuật về giống cho người nông dân, tập trung các giải pháp để nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm, sản xuất nông sản sạch, phòng chống sinh vật hại cây trồng, đảm bảo chất lượng, an toàn cho người tiêu dùng và chế biến, đảm bảo vệ sinh môi trường.
Hai là, đối với lĩnh vực chăn nuôi: Cần đẩy mạnh chăn nuôi theo hướng
năng suất cao, chi phí thấp, phát triển bền vững. Phát triển chăn nuôi gia súc (bò sữa, heo), các vật nuôi khác phù hợp với nông nghiệp đô thị theo hướng chuyên nghiệp, CNH, HĐH, cải tiến chuồng trại chăn nuôi đảm bảo thông thoáng và có công trình x lý chất thải (biogas). Theo đó Cần phải cải tiến phương thức chăn nuôi theo hướng tăng quy mô đàn trên từng hộ nuôi gia súc, xây dựng cơ cấu đàn hợp lý, thực hiện các quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng tiên tiến, có hiệu quả, tăng năng suất lao động, kiểm soát ô nhiễm môi trường.
Tăng cường và thực hiện tốt, có hiệu quả công tác quản lý, kiểm định giống; ứng dụng các phương pháp, công nghệ mới để đánh giá tiềm năng di truyền. Chủ động tổ chức và nâng cao hiệu quả công tác phòng chống dịch, bảo vệ thú y, đảm bảo an toàn dịch tễ cho đàn gia súc, gia cầm và các loại vật nuôi khác; xây dựng vùng và cơ sở an toàn dịch bệnh; giảm chi phí điều trị, thuốc thú y để góp phần giảm giá thành, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
3.2.3.2. Hoàn thiện cơ chế, chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở huyện
Cơ chế, chính sách có vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển chung, tác động trực tiếp đến sự phát triển của mỗi ngành, thông qua đó ảnh hưởng trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong đó có ngành nông nghiệp. Thông qua cơ chế chính sách, các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế thể hiện rõ được mục tiêu quản lý đã đề ra. Vì vậy, phải xây dựng cơ chế chính sách phù hợp để tạo điều kiện cho các chủ thể kinh tế thuộc các ngành nông nghiệp phát triển, từ đó thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở huyện Phú Bình nhanh chóng, hiệu quả.
Một là, cơ chế, chính sách về đất đai: Cần tập trung và tích tụ đất đai có quy mô đủ lớn, ổn định lâu dài, phù hợp với các mô hình sản xuất trên địa bàn, hướng tới một nền nông nghiệp hiện đại, triển khai các quy hoạch đất đai theo vùng. Nghiên cứu cơ chế, chính sách quy hoạch và quản lý quy hoạch đất, bảo đảm có chiến lược phát triển theo vùng, khắc phục nhược điểm không gian kinh tế bị không gian hành chính chia cắt như hiện nay. Liên kết giữa các lĩnh vực khác như công nghiệp, dịch vụ với nông nghiệp và giữa các lĩnh vực nông nghiệp trong một vùng, cần tiếp tục hoàn thiện chính sách mới về đất đai, theo đó: Quy hoạch quy mô lớn/hộ sản xuất, thúc đẩy mạnh mẽ tích tụ và tập trung ruộng đất để phát triển mô hình nông nghiệp hiện đại, tập trung quy mô lớn. Chính quyền Huyện cần đẩy mạnh quy hoạch vùng nông nghiệp hiện đại riêng biệt, hình thành kinh tế nông trại có quy mô lớn, sản xuất và quản lý, thương mại hoàn toàn theo tiêu chuẩn hiện đại. Có các biện pháp thúc đẩy mạnh nông dân tự nguyện “dồn điền, đổi thửa”, tích tụ và tập trung ruộng đất thành “cánh đồng
mẫu lớn”. Thúc đẩy quá trình tập trung ruộng đất cùng với phát triển liên kết
ngang giữa nông dân cũng như giữa nông dân và doanh nghiệp. Cần có quy định công nhận đơn vị sản xuất hộ nông dân, kinh tế nông trại, định nghĩa rõ và xác định ai là nông dân thì sẽ giao đất, không là nông dân thì Nhà nước có thể thu hồi và đền bù theo quy định của Luật Đất đai để giao đất cho nông dân là người trực tiếp và liên tục làm nông nghiệp, hạn chế việc có quyền s dụng đất nhưng không trực tiếp sản xuất mà “phát canh thu tô”, kể cả ở một số công ty nông, lâm nghiệp hiện nay.
Hai là, cơ chế, chính sách về thị trường: Thị trường tiêu thụ nông sản
hàng hóa luôn là vấn đề nóng bỏng, bức xúc vì nó liên quan trực tiếp đến thu nhập và đời sống của người dân, các tổ chức sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng đến sự ổn định kinh tế - chính trị - xã hội. Thị trường nông sản Huyện hiện nay vẫn là thị trường của nền kinh tế sản xuất hàng hoá nhỏ với cơ cấu phân
tán, sự cạnh tranh trên thị trường còn thấp nên tình trạng “ứ đọng” sản phẩm không tiêu thụ được là hiện tượng khá phổ biến, vai trò của thương mại chưa thật sự thúc đẩy sản xuất. Điều này đã có những tác động tiêu cực tới sản xuất nông nghiệp, gây lãng phí về lao động và tài nguyên, có ảnh hưởng trực tiếp tới người lao động; đồng thời cũng làm cho người nông dân kém phấn khởi, không có hướng đầu tư, có hiện tượng tự cân đối, quay trở lại tự cấp tự cấp, khép kín trong hộ. Do vậy, cần tập trung giải quyết tốt một số vấn đề về thị trường đó là:
Nâng cao năng lực dự báo về thị trường nông sản, trình độ tiếp thị trường (Marketing), giá cả đối với từng loại nông sản, để định hướng cho sản xuất cả về qui mô, chất lượng và tốc độ phát triển cho từng loại nông sản. Phát triển mạnh thị trường ở Huyện, mà trước hết cần mở rộng và phát triển giao lưu hàng hoá cũng như các hoạt động thương mại ở nông thôn, nhằm từng bước xác lập mối liên kết và quan hệ lâu dài giữa sản xuất và nhà phân phối thông qua các chợ các hoạt động kinh tế chợ nhất là các chợ Đầu mối, kiểm soát an toàn thực phẩm đến hệ thống bán lẻ, các cửa hàng tiện ích, đưa sản phẩm nông nghiệp tiếp cận người tiêu dùng thuận lợi, qua đó cung cấp cho nông dân các cơ hội đầu tư để họ nhìn thấy và lựa chọn việc sản xuất và cung ứng các loại hàng hoá, dịch vụ có lợi, trên cơ sở đó mà làm biến đổi dần cơ cấu sản xuất theo hướng tăng dần các loại nông sản, dịch vụ nông nghiệp có giá trị kinh tế cao cho thị trường trong và ngoài Huyện.
Tiếp tục thực hiện hiệu quả cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng
hàng Việt Nam” xây dựng hình ảnh nông sản thông qua chất lượng, đảm bảo
an toàn vệ sinh thực phẩm và phù hợp với thị yếu người tiêu dùng đối với thị trường nội địa; xây dựng thương hiệu cho nông sản, nghiên cứu và vượt qua các rào cản của các nước đối với thị trường xuất khẩu. Hình thành thị trường nông thôn toàn diện, tạo điều kiện cho quá trình chuyển hoá các yếu tố sản xuất
và đầu tư như thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường tư liệu sản xuất… Đây cũng chính là điều kiện hết sức quan trọng cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp đạt được hiệu quả.
Ba là, cơ chế, chính sách đầu tư cho nông nghiệp và hỗ trợ nông dân
Huyện cần hình thành các quỹ đầu tư cho nông nghiệp theo các định hướng ưu
tiên trong chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, các quỹ này có thể tài trợ các dự án, tín dụng đầu tư cho ngành nông nghiệp, các doanh nghiệp và cả hộ nông dân trên cơ sở quy hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp được phê duyệt. Quỹ đầu tư nông nghiệp cần tách bạch giữa quản lý nhà nước và quản lý vốn đầu tư; cơ chế đầu tư được đấu thầu theo cơ chế thị trường và có tính chất khuyến khích các hộ nông dân, doanh nghiệp tuân thủ các điều kiện sản xuất nông nghiệp hiện đại, theo quy hoạch ưu tiên của Huyện. Kêu gọi các nhà tài trợ quốc tế tài trợ vốn cho các quỹ này.
Thay thế dần cơ chế hỗ trợ gián tiếp thông qua doanh nghiệp hiện nay sang chính sách hỗ trợ trực tiếp người nông dân theo một tỷ lệ phần trăm trên tổng chi phí đầu vào mỗi hộ nông dân đã bỏ ra. Cùng với đó thực hiện tốt việc bảo hiểm trong nông nghiệp dựa trên theo Nghị định 58/2018/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2018, của Thủ tướng Chính phủ; tổng kết, rút kinh nghiệm để triển khai chính thức bảo hiểm nông nghiệp trên địa bàn Huyện nhất là đối với các đối tượng, các ngành hàng, đối với các hộ nông dân nghèo, cận nghèo.
Bốn là, cơ chế, chính ách phát triển chuỗi ngành hàng nông sản. Tiếp
tục củng cố các chuỗi ngành hàng đã hình thành; xây dựng các chuỗi rau, thịt, thủy sản an toàn, hình thành mối liên kết giữa người sản xuất với các kênh tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo sản phẩm được tiêu thụ kịp thời và quyền lợi của các bên liên quan. Tập trung các giải pháp để cải thiện, nâng cao hiệu quả các kênh phân phối đã hình thành, tăng sản lượng rau quả các hợp tác xã, các tổ hợp tác vào các siêu thị, giảm dần hình thức người nông dân phân phối trực tiếp cho hộ
tiêu dùng. Nhân rộng phương thức sản xuất, tiêu thụ theo các đơn đặt hàng từ nhu cầu thị trường, tạo nguồn thực phẩm cho huyện, tham gia vào bình ổn giá cả.
Năm là, đẩy mạnh cải cách hành chính. Cải cách hành chính nhằm tạo
điều kiện tốt nhất cho mọi thành phần kinh tế tham gia chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp. Tuyên truyền, phổ biến cho người nông dân, đặc biệt là các doanh nghiệp, có nhận thức sâu sắc, đầy đủ về các cơ hội, thách thức hiện nay. Hỗ trợ, tư vấn về pháp lý, thủ tục hành chính giúp nông dân và các chủ thể sản xuất kinh doanh có điều kiện thuận lợi trong hoạt động nông nghiệp. Đồng thời, rà soát, hoàn thiện hệ thống quản lý nhà nước trong nông nghiệp từ Huyện đến cơ sở theo hướng phân công, phân cấp phù hợp và phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm người đứng đầu. Bảo đảm minh bạch hóa, kiểm soát chặt chẽ chất lượng và giá cả các vật tư nông nghiệp đầu vào, quản trị dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm. Tăng cường theo dõi giám sát, đặc biệt tập trung vào các khâu trọng yếu là quản lý đất đai, thị trường tài chính, kho bạc ngân hàng, chống thất thu thuế và cấp phép đầu tư, xây dựng cơ bản, xuất nhập khẩu… nhằm giải quyết nhanh chóng, hiệu quả công việc và chống lãng phí. Đẩy mạnh việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở gắn với hoàn thiện quy chế quản lý Nhà nước ở cấp cơ sở.
3.2.2.3. Tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp
Đây là một trong những giải pháp quan trọng để tăng nguồn vốn đầu tư cho nền kinh tế nói chung và cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp nói riêng; bởi trên cơ sở nguồn vốn hiện có tạo ra điều kiện thực tế để có thể thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế. Vì vậy, huyện Phú Bình cần phải tận dụng khai thác triệt để các nguồn vốn nhàn rỗi, các nguồn vốn dư thừa chưa s dụng đến. Mặt khác, cần điều chỉnh cơ cấu vốn đầu tư, tập trung vốn đầu tư
cho các dự án khả thi có hiệu quả kinh tế xã hội cao đặc biệt ưu tiên cho nông nghiệp - nông thôn.
Thứ nhất, vốn ngân sách: Sở Tài chính phối hợp Sở Kế hoạch và đầu tư,
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu, đề xuất UBND Huyện bổ sung và tăng kinh phí phân cấp đầu tư cho các quận, huyện theo chủ trương của Thành ủy (Chương trình hành động số 26-CTr/TU ngày 17 tháng 8 năm 2018 của Thành ủy) và Quyết định số 6/2018//QĐ-UBND ngày 13 tháng 10 năm 2018 của Ủy ban nhân dân Huyện về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; trước mắt là bổ sung vốn, đảm bảo tiến độ đầu tư xã trong chương trình thí điểm xây dựng nông thôn mới và 20 xã, thị trấn bổ sung trong giai đoạn 2015-2020, các công trình đê bao phòng chống triều cường, lũ lụt, ngập úng kết hợp với giao thông nông thôn.
Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất huyện bổ sung, điều chỉnh cơ chế, chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát triển nông nghiệp đô thị; chính sách phát triển cơ giới hóa, điều chỉnh chính sách khuyến nông, khuyến ngư, chuyển giao tiến bộ khoa học, ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp.
Thứ hai, vốn tín dụng, vốn khác
Phối hợp với các tổ chức tín dụng, ngân hàng triển khai hình thức vay vốn có thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay; vay bằng tín chấp, vay theo dự án sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, đồng thời kiểm tra, giám sát việc vay, cấp vốn đầu tư để đảm bảo nguồn vốn được s dụng có hiệu quả, đúng mục tiêu và thanh toán đúng kỳ hạn. Phối hợp với các Sở, ngành, đoàn thể và địa phương để huy động, sử dụng các nguồn vốn từ quỹ hỗ trợ nông dân, quỹ đóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, quỹ của các Hội, đoàn thể; vốn đóng góp của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân để hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất và chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, chuyển đất trồng lúa sang trồng các loại cây khác, nuôi thủy sản, xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt, vệ sinh môi trường nông thôn. Tạo điều kiện để khuyến khích các doanh nghiệp bán
trả góp vật tư, thiết bị nông nghiệp cho nông dân, ứng vốn cho dân vay sản xuất nguyên liệu.
3.2.2.4. Đẩy nhanh xây dựng kết cấu hạ tầng, ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp
Kết cấu hạ tầng luôn có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế