4. Những đóng góp mới của luận văn
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
2.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế
Trong giai đoạn 2015-2017 cơ cấu kinh tế huyện Phú Bình thay đổi đáng kể về quy mô và cơ cấu các ngành. Tổng quy mô nền kinh tế năm 2015 đạt 4.789 tỷ đồng, năm 2016 đạt 5.749 tỷ đồng và năm 2017 đạt 7.058 tỷ đồng.
Đối với khu vực công nghiệp xây dựng, có sự thay đổi đáng kể, năm 2015 đạt 1.784 tỷ đồng, chiếm 37,25%, năm 2016 đạt 2.519 tỷ đồng, chiếm 43,82% và năm 2017 đạt 3.562 tỷ đồng, chiếm 50,47%. Nguyên nhân của sự phát triển này là huyện đã thu hút được nhiều vốn đầu tư trong nước và nước ngoài vào phát triển công nghiệp nên tạo ra được kết quả cho ngành công nghiệp xây dựng cao như vậy.
Bảng 2.2: Giá trị gia tăng và cơ cấu kinh tế của huyện Phú Bình giai đoạn 2016-2017 (theo giá hiện hành)
Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Tổng (tỷ đồng) 4.789 5.749 7.058
Công nghiệp xây dựng 1.784 2.519 3.562
Thương mại và Dịch vụ 1.531 1.795 2.129
Nông lâm thủy sản 1.474 1.435 1.366
Cơ cấu (%) 100 100 100
Công nghiệp xây dựng 37,25 43,82 50,47
Thương mại và Dịch vụ 31,97 31,22 30,17
Nông lâm thủy sản 30,78 24,96 19,36
Đối với khu vực dịch vụ, quy mô tăng hàng năm, năm 2015 đạt 1.531 tỷ đồng, chiếm 31,97%; năm 2016 đạt 1.795 tỷ đồng, chiếm 31,22% và năm 2017 đạt 2.129 tỷ đồng chiếm 30,17%, quy mô tăng nhưng cơ cấu giảm là do quy mô của ngành công nghiệp tăng mạnh làm cho tổng giá trị sản xuất các ngành tăng, mức tăng của ngành dịch vụ tăng không nhanh bằng ngành công nghiệp xây dựng cho nên cơ cấu thấp hơn giữa các năm.
Đối với khu vực nông, lâm thủy sản, quy mô và tỷ trọng biến động rõ rệt, năm 2015 đạt 1.474 tỷ đồng, chiếm 30,38%; năm 2016 đạt 1.435 tỷ đồng, chiếm 24,96% và năm 2017 đạt 1.366 tỷ đồng chiếm 1936%. Nguyên nhân của tình trạng này là do tốc độ phát triển của công nghiệp và xây dựng cũng như thương mại và dịch vụ nhanh hơn nhiều so với nông lâm nghiệp. Hơn nữa trong những năm từ 2015 đến 2017 Phú Bình bị dịch lợn tai xanh, bệnh lở mồn long móng nên sản lượng chăn nuôi quan trọng của Phú Bình là chăn nuôi lợn bị giảm nghiêm trọng. Bên cạnh đó giá cả lợn hơi xuống rất thấp làm cho giá trị sản lượng chăn nuôi bị ảnh hưởng lớn.
Qua bảng 2.2 cho thấy, cơ cấu ngành kinh tế của huyện có sự chuyển dịch rõ nét, nếu như năm 2015 tỷ trọng các ngành tương đối tương đương thì đến năm 2017 Công nghiệp và xây dựng, Thương mại và dịch vụ chiếm ưu hế rõ rệt, tỷ trọng nông lâm nghiệp giảm nhanh chóng.cơ cấu kinh tế của huyện. Đây là tín hiệu cho thấy huyện Phú Bình có nhiều khởi sắc trong phát triển kinh tế.
2.1.2.2. Dân số và lao động
Toàn huyện Phú Bình có tổng dân số là 142.205 người năm 2017, trong đó có trên 80.000 người trong độ tuổi lao động đã phổ cập trung học cơ sở, chủ yếu là lao động ở nông thôn. Huyện có nhiều dân tộc sinh sống, trong đó có 4 dân tộc có từ 1.000 người trở lên là: Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu. Các dân tộc sống xen kẽ và rải rác khắp địa bàn huyện. Kết cấu dân tộc: người Kinh chiếm 93,55% dân số; người Nùng chiếm 3,12% dân số; người Tày, Dao, Sán Dìu, Hoa và một số dân tộc khác chiếm 3,33% dân số toàn huyện.
Bảng 2.3: Dân số tại địa bàn huyện Phú Bình giai đoạn 2015-2017
ĐVT: Người
Năm Tổng số Phân theo gới tính
Phân theo thành thị, nông thôn
Nam Nữ Thành thị Nông thôn
2015 144.940 70.220 74.720 9.313 135.627 2016 145.420 70.445 74.975 9.370 136.050 2017 142.205 68.661 73.544 9.440 132.765 Tỷ lệ tăng - (%) 2015 1,71 1,71 1,72 15,15 0,91 2016 0,33 0,32 0,34 0,61 0,31 2017 -2,21 -2,53 -1,91 0,75 -2,41
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phú Bình, 2018)
Quy mô dân số hàng năm giảm, năm 2015 có 144.940 người, năm 2016 đạt 145.420 người và năm 2017 đạt 142.205 người. Trong đó, dân cư tập trung sinh sống chủ yếu ở nông thôn, giới tính nữ nhiều hơn nam (chi tiết tại bảng số liệu 2.3).
2.1.3. Thuận lợi, khó khăn trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Bình
* Thuận lợi
- Được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Thái Nguyên, Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện Phú Bình, sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan liên quan và UBND các xã, thị trấn, sự nỗ lực của nhân dân các dân tộc trên toàn huyện;
- Các chính sách hỗ trợ cho sản xuất Nông nghiệp như: hỗ trợ giống lúa thuần chất lượng, lúa lai, máy cơ giới hoá và các chính sách khuyến khích nông dân trong cánh đồng tập trung... tiếp tục được thực hiện có trọng tâm, trọng điểm.
- Đàn vật nuôi và cây trồng phát triển tương đối ổn định, công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm và cây trồng được triển khai theo đúng kế hoạch, có hiệu quả, không có dịch bệnh xảy ra.
* Khó khăn
- Thời tiết diễn biến phức tạp ảnh hưởng qúa trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng và vật nuôi;
- Sản xuất vẫn còn nhỏ lẻ, không nắm bắt được nhu cầu thị trường, chưa tạo thành vùng sản xuất tập trung, chất lượng sản phẩm nông sản không đồng đều nên không có hợp đồng tiêu thụ sản phẩm ổn định; đặc biệt trong năm 2017 giá thịt lợn giảm sâu làm cho ngành chăn nuôi gặp nhiều khó khăn, nhiều cơ sở chăn nuôi lợn không còn khả năng tái đàn.
- Trong những năm gần đây xu hướng lao động nông nghiệp chuyển mạnh sang công nghiệp dịch vụ, dẫn đến tình trạng thiếu lao động trong sản xuất nông nghiệp.
Trước những khó khăn trên, BCĐ sản xuất đã chủ động, tích cực tham mưu cho UBND huyện thực hiện đồng bộ các giải pháp như: hỗ trợ sản xuất, tập huấn chuyển giao KH-CN, thị trường tiêu thụ sản phẩm, ...sản xuất nông nghiệp của huyện vẫn phát triển, nhiều chỉ tiêu sản xuất nông nghiệp đạt và vượt mức kế hoạch huyện giao.