4. Những đóng góp mới của luận văn
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu
2.3.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp
- Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp: Các tài liệu và số liệu thứ cấp được thu thập trên sách báo, tạp chí, các tài liệu đã công bố và có liên quan tại phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng Tài nguyên môi trường, phòng Thống kê và các phòng ban khác ở huyện Phú Bình.
- Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: Nhằm thu thập có chọn lọc ý kiến của các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong các lĩnh vực nghiên cứu.
2.3.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp
a. Đối tượng nghiên cứu: Cán bộ tại địa bàn phụ trách lĩnh vực kinh tế
tại huyện và người dân tại điểm nghiên cứu.
b. Chọn điểm nghiên cứu: tác giả nghiên cứu tại 3 xã Điềm Thụy, Tân
Khánh, Bàn Đạt, tác giả chọn 3 xã này với lý do: xã Tân Khánh có diện tích đất nông nghiệp lớn nhất (1.123,5ha), xã Bàn Đạt có diện tích đất nông nghiệp trung bình (817,6ha) và xã Điềm Thụy có diện tích nông nghiệp trung bình (737,7ha) nhưng một phần đất nông nghiệp đã giải phóng mặt bằng cho KCN Điềm Thụy, nên tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp trên cả huyện.
c. Chọn mẫu nghiên cứu: Để thu thập thông tin có hiệu quả tôi sử dụng
sẵn nội dung tìm hiểu, hệ thống biểu mẫu và sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các hộ dân của các xã Tân Khánh, Bàn Đạt, Điềm Thụy, phỏng vấn bằng câu hỏi được lập sẵn. Các thông tin sơ cấp thu thập tại các hộ bằng quan sát trực tiếp và hệ thống phiếu điều tra. Quy mô mẫu được lấy theo phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên.
+ Đối với cán bộ phụ trách lĩnh vực kinh tế tại huyện: Phòng NN&PTNT, Phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện, 3 xã (Chủ tịch, Phó chủ tịch,…): tổng số 24 người, tác giả tiến hành tổng thể cho nghiên cứu (số mẫu nhỏ hơn 30)
+ Đối với người dân: Phòng thống kê huyện Phù Bình thống kê số hộ dân tại 3 xã thuộc diện có diện tích đất chuyển đổi lớn nhất là 171 hộ, áp dụng công thức chọn mẫu Slovin:
n =
N 1+N.e2 Trong đó:
n là lượng mẫu cần lấy, N là số lượng tổng thể, e là sai số cho phép (e=5%)
Tác giả tính được n = 120 người. Như vậy sẽ có 120 phiếu hỏi được phát ra và thu về theo nội dung bảng hỏi.
Bảng 2.4: Thống kê mẫu điều tra
Đối tượng Số lượng Tỷ lệ (%)
Cán bộ huyện 24 16,67
Người dân 120 83,33
Tổng số 144 100
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
- Cấu trúc của bảng hỏi gồm 2 phần Phần 1: Thông tin chung của hộ Phần 2: Nội dung khảo sát (Phụ lục 1)
d. Phương pháp thu thập số liệu
Tác giả tiến hành phỏng vấn sâu trực tiếp qua bảng hỏi đối với các cán bộ phụ trách lĩnh vực kinh tế tại huyện Phú Bình. Đối với người dân, tác giả tiến hành phỏng vấn bán cấu trúc, dựa theo danh mục các câu hỏi hoặc các chủ đề cần đề cập đến tác giả sẽ tiến hành khảo sát.