Khung chọn mẫu của đề tài là: những khách hàng có độ tuổi từ 18 tuổi trở lên đang mua hàng tại siêu thị điện máy Nguyễn Kim trong Tp. Hồ Chí Minh. Như đã nêu trong phần phạm vi nghiên cứu, luận văn này chỉ tập trung nghiên cứu những khách hàng trên địa bàn TP. HCM vì đây là nơi tập trung dân cư lớn
với mật độ dày, thành phần dân cư đa dạng nên mức độ đại diện cho tổng thể lớn đồng thời dễ dàng, thuận tiện cho việc tiếp cận.
“Không có điều gì đảm bảo rằng phương pháp chọn mẫu xác suất có kết quả chính xác hơn phương pháp chọn mẫu phi xác suất. Những gì người đi trước cho chúng ta biết là khi chọn mẫu theo xác suất thì độ sai số của mẫu đo lường được còn phi xác suất thì không” (Kinnear và Taylor, p.207). Do vậy đề tài này
sẽ chọn mẫu theo phương pháp phi xác suất, thuận tiện.
Theo Hair và cộng sự (1992), số mẫu quan sát trong phân tích nhân tố phải lớn hơn 100 và có tỷ lệ so với biến ít nhất là 5/1, tốt nhất trong khoảng tỷ lệ 5/1 - 10/1.
Do đó đối với đề tài này, việc xác định cỡ mẫu của nghiên cứu định lượng được thực hiện theo con số kinh nghiệm = (số biến cần a) x 10 (ước lượng có 29 biến ~ 280 mẫu khảo sát).
Việc thu thập dữ liệu sẽ thông qua phỏng vấn bằng bảng câu hỏi. Đối tượng khảo sát là những khách hàng đang mua các sản phẩm từ siêu thị điện máy Nguyễn Kim và có độ tuổi từ 18 tuổi trở lên trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
Bảng câu hỏi sẽ được tác giả gởi đi với hình thức: phát trực tiếp bảng câu hỏi đã được in sẵn đến người được khảo sát, nhân viên chăm sóc khách hàng tại siêu thị điện máy Nguyễn Kim sẽ phát và nhận lại kết quả sau khi hoàn tất.
Phạm vi khảo sát: Các trung tâm mua sắm Nguyễn Kim tại TP. Hồ Chí Minh
STT Tên Trung Tâm Điện Máy 2015 / tỷ đồng Chỉ tiêu năm
Số lượng phiếu dự định khảo sát/
số phiếu
1 TT MS Nguyễn Kim Quận 1 2,000 169
2 TT MS Nguyễn Kim Bình Tây quận 6 90 8
3 TT MS Nguyễn Kim Phú Nhuận 200 17
4 TT MS Nguyễn Kim Tân Bình 250 21
5 TT MS Nguyễn Kim Bình Tân 200 17
7 TT MS Nguyễn Kim Gò Vấp 300 25
Tổng cộng 3,440 290
(Nguồn: Phòng kinh doanh Nguyễn Kim và tác giả, 2015).
Thời gian khảo sát: từ 01/09/2015 – 30/11/2015.
Quá trình thực hiện nghiên cứu đã có khoảng 290 bảng câu hỏi khảo sát được tác giả phát ra. Sau khảo sát, tác giả thu được 255 phản hồi từ các đáp viên trong đó có 210 bảng trả lời hợp lệ. Kết quả thu thập dữ liệu khảo sát định lượng được tóm tắt như sau:
Bảng 3.1 Tỷ lệ hồi đáp Hình thức thu thập dữ liệu Số lượng
phát hành Số lượng phản hồi Tỷ lệ hồi đáp Số lượng hợp lệ
In và phát bảng câu hỏi trực tiếp. 290 255 87% 210
(Nguồn: Tác giả, 2015)