Thực tiễn giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá theo các giai đoạn trong qui trình tố tụng của DSM

Một phần của tài liệu 1.-Luận-án-Giải-quyết-tranh-chấp-về-chống-bán-phá-giá-trong-khuôn-khổ-WTO-1 (Trang 94 - 103)

trong qui trình tố tụng của DSM

a. Giải quyết tranh chấp tại giai đoạn tham vấn

Tính đến hết ngày 31/12/2013, có 39 vụ tranh chấp về chống BPG vẫn đang được giải quyết ở giai đoạn tham vấn (xem Phụ lục số 3). Thực tiễn giải quyết tranh chấp tại WTO đã cho thấy phần lớn các vụ tranh chấp thương mại quốc tế nói chung và các vụ tranh chấp về chống BPG nói riêng đều được giải quyết không vượt ra ngoài giai đoạn tham vấn, trong đó, bao gồm cả việc hai bên đã đạt được một giải pháp để giải quyết tranh chấp giữa họ. Thực tế này, một lần nữa đã cho thấy, tham vấn vẫn là một trong những cách thức giải quyết tranh chấp hiệu quả trong khuôn khổ WTO và rõ ràng, nếu các tranh chấp được giải quyết bằng phương thức này hoặc ở giai đoạn này, thì các bên vẫn có thể đạt được mục đích của mình mà không cần thiết phải sử dụng tới bất kỳ một công cụ thực thi hay giám sát nào đối với việc thi hành một quyết định nào đó của DSB.

Với các tranh chấp về chống BPG, các vụ việc vẫn đang được giải quyết tại giai đoạn tham vấn, thông thường thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Một là, vụ kiện mới được khởi xướng gần đây và vẫn đang ở trong thời hạn

Hai là, do bên khiếu kiện, vì một lý do nào đó, đã quyết định không tiếp

tục theo đuổi vụ kiện này nữa. Về mặt thủ tục, theo qui định của DSB, trình tự giải quyết tranh chấp tại giai đoạn hội thẩm chỉ được bắt đầu bằng một đơn yêu cầu thành lập Ban hội thẩm của bên khiếu kiện. Bởi vậy, chừng nào bên khiếu kiện chưa có đơn yêu cầu nào như vậy thì tranh chấp vẫn chỉ dừng lại ở giai đoạn tham vấn trừ khi các bên tranh chấp có thông báo về kết quả tham vấn thành công, rút lại yêu cầu tham vấn hoặc tranh chấp giữa họ đã được giải quyết bằng một phương thức khác. Ví dụ như, Mêxicô với hai vụ kiện về chống BPG đối với sản phẩm xi măng xuất khẩu từ Mêxicô sang Êcuađo: một vụ tranh chấp về biện pháp tạm thời (DS182) năm 1999 và một vụ tranh chấp về thuế chống BPG chính thức (DS191) năm 2000. Ngày 14/07/1999, Êcuađo ra thông báo áp dụng một biện pháp tạm thời đối với xi măng nhập khẩu từ Mêxicô. Ngày 05/10/2013, Mêxicô đã gửi đơn yêu cầu tham vấn với Êcuađo liên quan tới thông báo áp dụng biện pháp tạm thời nói trên (vụ DS182). Tuy nhiên, trong khi vụ DS182 vẫn đang trong giai đoạn tham vấn, thì ngày 14/01/2000, Êcuađo tiếp tục ra thông báo áp dụng thuế chống BPG chính thức đối với xi măng nhập khẩu từ Mêxicô (thuộc tiểu mục thuế quan 2523.29.00) trên Công báo của Êcuađo số

361. Ngày 15/03/2000, Mêxicô tiếp tục gửi đơn yêu cầu tham vấn với Êcuađo liên quan tới việc áp dụng thuế chống BPG chính thức này và quá trình điều tra để ra quyết định áp thuế chống BPG chính thức của Êcuađo (vụ DS191). Cả hai vụ tranh chấp này, sau đó, đều không có thông báo gì về kết quả tham vấn cũng như yêu cầu thành lập Ban hội thẩm.

Từ thực tiễn giải quyết tranh chấp về chống BPG tại giai đoạn tham vấn đã cho thấy có nhiều lý do để giải thích cho việc bên khiếu kiện dừng lại và không tiếp tục đệ đơn yêu cầu thành lập Ban hội thẩm để đưa việc giải quyết tranh chấp sang giai đoạn hội thẩm tiếp theo:

Thứ nhất, có thể vì bên khiếu kiện không còn muốn tiếp tục một vụ kiện

nhất định và họ muốn khởi kiện một vụ kiện khác vẫn liên quan tới đối tượng tranh chấp trong vụ kiện đầu tiên. Tất nhiên, với vụ kiện tiếp theo này, theo bên khiếu kiện đánh giá, khả năng thắng kiện của họ có thể sẽ cao hơn. Trong vụ kiện đầu tiên, có thể, bên khiếu kiện đã xác định chưa đúng phạm vi khởi kiện và thời điểm khởi kiện, cũng như chưa lựa chọn đúng và trúng vấn đề khởi kiện, do đó, dẫn tới khả năng thắng kiện là không cao. Ví dụ như, trong trường hợp của Mêxicô, sẽ tốt hơn nếu Mêxicô khởi kiện sau khi Êcuađo đã ban hành quyết định áp thuế chống BPG chính thức (vụ DS191).

Thứ hai, có thể do bên khiếu kiện chưa có sự chuẩn bị thật đầy đủ và sẵn

sàng, cả về tài chính và nhân lực, cho việc theo đuổi vụ kiện; hoặc có thể họ thấy nếu họ tiếp tục vụ kiện này thì họ “mất” nhiều hơn là “được” v.v. Thực tiễn giải quyết tranh chấp tại WTO đã cho thấy các thành viên đang phát triển ít có khả năng để thuyết phục bên bị kiện về một sự thành công cuối cùng trong việc giải quyết tranh chấp giữa họ ở bất kỳ một giai đoạn nào đó sớm hơn, và rõ ràng, bên bị kiện dường như muốn kéo dài vụ kiện pháp lý với một bên khiếu kiện là thành viên đang phát triển để khiến cho đối thủ phải tốn nhiều chi phí pháp lý hơn nếu muốn giành được lợi thế tốt hơn trong cuộc chiến pháp lý này [85].

Thứ ba, có thể do bên bị kiện đã khắc phục và chấm dứt hành vi vi phạm,

vì thế, bên khiếu kiện đã đạt được mục tiêu đặt ra và không muốn tiếp tục theo đuổi vụ tranh chấp. Ví dụ như, trong vụ kiện DS374, giữa Nam Phi và Inđônêxia về các biện pháp chống BPG đối với sản phẩm giấy hóa chất không phủ, Inđônêxia đã rút lại yêu cầu tham vấn của mình sau khi Nam Phi đã ban hành văn bản sửa đổi Đạo luật về biểu thuế suất hải quan và thực thi (An amendment to the

Schedule of the Customs and Excise Act), theo đó, Nam Phi sẽ không áp dụng các

phủ nhập khẩu từ Inđônêxia [74]. Trong trường hợp này, có thể nói, bên khiếu kiện đã sử dụng giai đoạn tham vấn một cách hiệu quả, gây được “sức ép” nhất định đối với bên bị khiếu kiện và đạt được mục tiêu đặt ra mà không cần phải theo đuổi một vụ kiện kéo dài.

b. Giải quyết tranh chấp tại giai đoạn hội thẩm

Tính đến hết ngày 31/12/2013, có 16 vụ tranh chấp về chống BPG đang được giải quyết ở giai đoạn hội thẩm, trong đó, hai vụ đơn yêu cầu thành lập Ban hội thẩm đã được thông qua nhưng chưa chọn được thành phần Ban hội thẩm; sáu vụ Ban hội thẩm đã được thành lập; một vụ Báo cáo của Ban hội thẩm đã được ban hành; năm vụ Báo cáo của Ban hội thẩm được thông qua với khuyến nghị về việc phải làm cho các biện pháp đã được áp dụng trở nên phù hợp; một vụ Báo cáo của Ban hội thẩm được thông qua mà không có thêm hành động nào khác được yêu cầu; một vụ thẩm quyền của Ban hội thẩm bị chấm dứt (xem Phụ lục số 4).

DS420 và DS442 là hai vụ tranh chấp mà đơn yêu cầu thành lập Ban hội thẩm đã được thông qua nhưng chưa chọn được thành phần Ban hội thẩm, trong đó, một vụ là do các bên chưa chọn được thành phần Ban hội thẩm (DS442) và một vụ, bên khiếu kiện đã yêu cầu tạm dừng thủ tục giải quyết tranh chấp tại giai đoạn hội thẩm theo Điều 12.12 của DSU cho đến khi có thông báo tiếp theo (vụ DS420).

Khác với hai vụ kiện nói trên, trong vụ kiện DS355, thẩm quyền của Ban hội thẩm đã bị chấm dứt theo qui định tại Điều 12.12 của DSU. Đây là vụ tranh chấp giữa Áchentina và Braxin liên quan tới các biện pháp chống BPG của Braxin đối với một số sản phẩm nhựa thông nhập khẩu từ Áchentina. Ban hội thẩm đã được thành lập và đang tiến hành quá trình xem xét vụ kiện. Tuy nhiên, sau khi Braxin ban hành quyết định, trong đó, xóa bỏ các mức thuế chống BPG

đối với một số sản phẩm nhựa thông nhập nhẩu từ Áchentina, thì Áchentina đã yêu cầu Ban hội thẩm tạm dừng công việc cho đến khi có một thông báo tiếp theo. Kể từ khi Ban hội thẩm không được yêu cầu để giải quyết vụ việc, theo Điều 12.12 của DSU, thẩm quyền của Ban hội thẩm trong vụ kiện DS355 sẽ bị chấm dứt từ ngày 05/02/2009.

DS429, DS440, DS449, DS454, DS460 và DS464 là sáu vụ tranh chấp mà Ban hội thẩm đã được thành lập, trong đó, có ba vụ là DS429, DS460 và DS464, các bên đã thống nhất được thành phần Ban hội thẩm; ba vụ còn lại (DS440, DS449 và DS454), các bên đều không thống nhất được về thành phần Ban hội thẩm, do đó, Tổng giám đốc WTO, trên cơ sở tham vấn với Chủ tịch DSB và Chủ tịch của các Hội đồng và Ủy ban có liên quan theo Điều 8.7 của DSU, đã xác định thành phần Ban hội thẩm theo yêu cầu của một trong các bên tranh chấp.

DS427 là vụ tranh chấp duy nhất trong 15 vụ tranh chấp về chống BPG đang được giải quyết tại giai đoạn hội thẩm hiện ở bước ban hành Báo cáo của Ban hội thẩm. Ban hội thẩm trong vụ kiện này cũng không thể hoàn thành công việc trong vòng 06 tháng theo qui định của DSU, thời hạn mới dự kiến được kéo dài tới cuối tháng 06/2013. Trên thực tế, tới tận ngày 02/08/2013, Báo cáo của Ban hội thẩm mới được ban hành tới các thành viên của WTO.

Trong sáu vụ mà Báo cáo của Ban hội thẩm đã được thông qua, thì có tới 05/06 vụ (DS241, DS337, DS382, DS404, DS425), Báo cáo của Ban hội thẩm được thông qua với khuyến nghị về việc phải làm cho các biện pháp đã được áp dụng trở nên phù hợp; chỉ có một vụ (DS221) là Báo cáo của Ban hội thẩm được thông qua mà không yêu cầu phải tiến hành bất kỳ một hành động nào tiếp theo.

Từ thực tiễn giải quyết tranh chấp về chống BPG tại giai đoạn hội thẩm cho thấy:

Thứ nhất là, bên khiếu kiện hoàn toàn chủ động trong việc khởi xướng vụ

kiện, đưa ra yêu cầu tham vấn, tạm dừng cũng như khởi xướng lại thủ tục giải quyết tranh chấp tại giai đoạn hội thẩm theo Điều 12.12 của DSU. Trên thực tế, một số bên khiếu kiện đã sử dụng qui định này một cách hiệu quả để đưa vụ kiện đi theo “kịch bản” mà họ mong muốn.

Thứ hai là, trong phần lớn các vụ tranh chấp thương mại quốc tế nói chung

và tranh chấp về chống BPG nói riêng tại WTO, các bên đều khó đạt được sự thống nhất trong việc lựa chọn thành phần Ban hội thẩm. Mặc dù DSU qui định rằng các bên tranh chấp không được phản đối danh sách đề cử của Ban thư ký WTO trừ khi có những lý do thuyết phục, tuy nhiên, thông thường bước đầu các bên vẫn phản đối danh sách đề cử này mà không đưa ra nhiều luận cứ. Trên thực tế, việc lựa chọn thành phần Ban hội thẩm thường là một quá trình rất khó khăn và phức tạp, có thể kéo dài trong nhiều tuần. Tất nhiên, trong trường hợp các bên không thống nhất được thì Tổng giám đốc WTO có thể xác định thành phần Ban hội thẩm, nhưng cần lưu ý rằng, Tổng giám đốc WTO chỉ tiến hành việc xác định thành phần Ban hội thẩm nếu có yêu cầu của bên khiếu kiện hoặc bên bị khiếu kiện, bởi vậy, tùy thuộc vào những toan tính của các bên tranh chấp đối với vụ kiện, các bên có thể chủ động trong việc dừng hay theo đuổi tiếp vụ kiện bằng cách lựa chọn một thời điểm thích hợp để đưa ra yêu cầu đối với Tổng giám đốc WTO.

Thứ ba là, thời hạn để xét xử phần lớn các vụ tranh chấp về chống BPG tại

WTO đều bị kéo dài hơn so với qui định của DSU, do đó, các bên tranh chấp cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cả về tài chính, nhân sự và các điều kiện khác trong trường hợp họ muốn theo đuổi vụ kiện tới cùng.

Thứ tư là, đối với các Báo cáo của Ban hội thẩm đã được DSB thông qua,

các biện pháp đang được áp dụng trở nên phù hợp với các qui định và cam kết trong khuôn khổ WTO. Như vậy, trong trường hợp có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và chủ động khởi kiện, bên khiếu kiện có thể có rất nhiều cơ hội để chiến thắng.

c. Giải quyết tranh chấp tại giai đoạn kháng cáo và phúc thẩm

Tính đến hết ngày 31/12/2013, có tám vụ tranh chấp về chống BPG đã được giải quyết ở giai đoạn kháng cáo và phúc thẩm, trong đó, hai vụ Báo cáo của AB đã được thông qua mà không có thêm yêu cầu nào khác; sáu vụ Báo cáo của AB được thông qua với khuyến nghị về việc phải làm cho các biện pháp đã được áp dụng trở nên phù hợp (xem Phụ lục số 5).

Trong số các thành viên của WTO, Hoa Kỳ là nước dẫn đầu về số lần tham gia tại giai đoạn kháng cáo và phúc thẩm (hai vụ với tư cách nguyên đơn và sáu vụ với tư cách bị đơn), tiếp theo là Nhật Bản (ba vụ với tư cách nguyên đơn), EU (hai vụ với tư cách nguyên đơn), Mêxicô (một vụ với tư cách nguyên đơn và một vụ với tư cách bị đơn), cuối cùng là Trung Quốc và Goatêmala (chỉ một vụ với tư cách bị đơn).

Từ thực tiễn giải quyết tranh chấp về chống BPG tại giai đoạn kháng cáo và phúc thẩm cho thấy:

Một là, chủ yếu là các thành viên phát triển hoặc một số thành viên đang

phát triển có tiềm lực kinh tế mạnh mới có thể theo đuổi và tham gia tiếp tục vào việc giải quyết tranh chấp tại giai đoạn kháng cáo và phúc thẩm. Trường hợp của Goatêmala, sự chủ động của bị đơn này trong việc kháng cáo đối với một số vấn đề pháp luật nhất định và việc giải thích pháp luật của Ban hội thẩm trong vụ DS60, có thể được giải thích về khả năng chiến thắng gần như là tuyệt đối với lý do là bên khiếu kiện, Mêxicô, đã không hành động phù hợp với Điều 6.2 của DSU khi trong yêu cầu thành lập Ban hội thẩm đã không chỉ rõ biện pháp mà họ muốn khiếu kiện (chỉ nêu chung chung là cuộc điều tra chống BPG của

Goatêmala). Những vấn đề được nêu trong yêu cầu thành lập Ban hội thẩm của Mêxicô không thuộc phạm vi một trong ba vấn đề tranh chấp về chống BPG có thể đưa ra giải quyết tại Ban hội thẩm qui định tại Điều 17.4 của ADA. Do đó, AB không thể đưa ra bất kỳ kết luận nào về những chứng cứ và lập luận của Ban hội thẩm liên quan tới những vấn đề pháp luật bị kháng cáo. Báo cáo của Ban hội thẩm đã bị AB hủy bỏ. Tuy nhiên, quyết định nói trên của AB không cản trở quyền của Mêxicô được khởi xướng một vụ kiện mới cũng liên quan tới vấn đề được nêu tại vụ DS60. Trong vụ kiện thứ hai (DS156), Mêxicô đã giành được chiến thắng ở hầu hết các nội dung khiếu kiện và không có bên nào, cả Goatêmala và Mêxicô, tiến hành kháng cáo đối với báo cáo của Ban hội thẩm.

Hai là, bên kháng cáo chủ yếu là các bị đơn, chiếm 07/08 vụ, chỉ có duy

nhất vụ DS244, Hoa Kỳ là bị đơn, nhưng Báo cáo của Ban hội thẩm lại có lợi cho Hoa Kỳ, bởi vậy, Hoa Kỳ không kháng cáo. Các bị đơn cũng chủ động kháng cáo 04/08 vụ, chủ yếu là EU (02 vụ) và Nhật Bản (02 vụ). Có ba vụ kiện, cả nguyên đơn và bị đơn đều đưa ra thông báo về việc kháng cáo đối với Báo cáo của Ban hội thẩm (DS294 giữa EU và Hoa Kỳ, DS322 giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ, DS350 giữa EU và Hoa Kỳ), bởi có lẽ theo kết luận trong Báo cáo của Ban hội thẩm, cả hai bên đều chưa đạt được điều mà họ mong muốn.

Ba là, phần lớn kết luận của AB đối với các vụ tranh chấp về chống BPG là

yêu cầu bên thua kiện phải làm cho các biện pháp đang được áp dụng trở nên phù hợp với các qui định và cam kết trong khuôn khổ WTO. Trong hai vụ mà Báo cáo

Một phần của tài liệu 1.-Luận-án-Giải-quyết-tranh-chấp-về-chống-bán-phá-giá-trong-khuôn-khổ-WTO-1 (Trang 94 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(186 trang)
w