GIA CỦA VIỆT NAM VÀO VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TẠI WTO
GIA CỦA VIỆT NAM VÀO VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TẠI WTO tham gia của Việt Nam vào việc giải quyết tranh chấp tại WTO về chống bán phá giá
Hội nhập quốc tế là chủ trương lớn và là nhiệm vụ trọng tâm được đặt ra trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước như Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/04/2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế; Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 27/11/2001 của Bộ Chính trị về hội nhập kinh tế quốc tế; Quyết định số 37/2002/QĐ-TTg ngày 14/03/2002 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TW; Nghị quyết số 08- NQ/TW ngày 05/02/2007 của Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khoá X về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới; Nghị quyết số 16/2007/NQ-CP của Chính phủ ngày 27/02/2007 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW; Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 09/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp triển khai chủ trương chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. Trong các văn kiện và văn bản pháp luật nói trên, Đảng và Nhà nước ta đã thể hiện quan điểm rất rõ ràng, đó là, “chủ động và tích cực” hội nhập quốc tế, bao gồm cả hội nhập kinh tế quốc tế và chủ động tham gia vào việc giải quyết các tranh chấp quốc tế trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế [1],[6],[7],[8],[9],[11]. Sự “chủ động và tích cực” này của Việt Nam được diễn ra ở cả cấp độ toàn cầu, khu vực và song