Xây dựng, ban hành chính sách pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với đội ngũ viên chức bệnh viện tâm thần huế (Trang 31)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.1. Xây dựng, ban hành chính sách pháp luật

Pháp luật về quản lý đối với đội ngũ viên chức bệnh viện công lập là tổng hợp các VBQPPL điều chỉnh các nhóm hoạt động nhƣ: xây dựng VTVL, tuyển dụng, sử dụng, quản lý, quyền, nghĩa vụ của viên chức, đánh giá, khen thƣởng, kỷ luật viên chức, đào tạo bồi dƣỡng, thực hiện các chế độ, chính sách đối với viên chức, … trong bệnh viện công lập.

Pháp luật về quản lý viên chức là lĩnh vực pháp luật có tính chất liên ngành đƣợc quy định trong nhiều VBQPPL khác nhau nhƣ Hiến pháp, Luật, Bộ luật, Nghị định, … điều chỉnh nhiều nhóm hoạt động của viên chức, nhƣng các nhóm hoạt động này có mối quan hệ biện chứng với nhau, cùng bổ trợ cho nhau, có khi đan xen lẫn nhau. Mỗi nhóm lại đƣợc quy định theo một trình tự nhất định nhƣng phải đảm bảo các nguyên tắc trong quản lý viên chức.

Văn bản đầu tiên, có giá trị pháp lý tối cao là Hiến pháp, là cơ sở cho việc hình thành pháp luật về quản lý viên chức. Hiến pháp 2013 đã quy định trách nhiệm, nghĩa vụ của các cơ quan nhà nƣớc, cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện nhiệm vụ, quyền của công dân,... Đây đƣợc xem nhƣ là bộ quy tắc ứng xử, quy định tiêu chuẩn, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức “phải tôn trọng Nhân dân, tận tụy phục vụ Nhân dân, liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của Nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền” [25].

Luật Viên chức đƣợc Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 8 ngày 15/11/2010 thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/01/2012. Luật gồm 11 chƣơng, 62 điều “quy định về viên chức; quyền, nghĩa vụ của viên chức; tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập” [25]. Luật Viên chức đƣợc coi là văn

22

bản trực tiếp và quan trọng nhất liên quan đến mọi mặt của viên chức: xác định phạm vi điều chỉnh; các quyền, nghĩa vụ của viên chức; quy định về tuyển dụng, sử dụng, quản lý, đào tạo, bồi dƣỡng, khen thƣởng, kỷ luật đối với viên chức, … Nghị định của Chính phủ điều chỉnh các mặt cụ thể của hoạt động viên chức nhƣ: tuyển dụng, sử dụng, quản lý, đánh giá, khen thƣởng, kỷ luật, VTVL, CDNN và thay đổi CDNN, … Bộ Nội vụ là cơ quan trực thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng QLNN về viên chức, ban hành các văn bản quy định tiêu chuẩn CDNN, VTVL, bậc lƣơng,…

Các VBQPPL điều chỉnh hoạt động quản lý viên chức phải đảm bảo 4 nguyên tắc trong quản lý viên chức:

1. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự thống nhất quản lý của Nhà nƣớc.

2. Bảo đảm quyền chủ động và đề cao trách nhiệm của ngƣời đứng đầu ĐVSNCL.

3. Việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý, đánh giá viên chức đƣợc thực hiện trên cơ sở tiêu chuẩn CDNN, VTVL và căn cứ vào HĐLV.

4. Thực hiện bình đẳng giới, các chính sách ƣu đãi của Nhà nƣớc đối với viên chức là ngƣời có tài năng, ngƣời dân tộc thiểu số, ngƣời có công với cách mạng, viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và các chính sách ƣu đãi khác của Nhà nƣớc đối với viên chức [26].

Các VBQPPL điều chỉnh hoạt động quản lý viên chức gồm: - Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010;

- Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thƣờng, hoàn trả của viên chức;

- Nghị định hợp nhất 03/NĐHN-BNV ngày 21 tháng 5 năm 2019 của Bộ Nội vụ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;

- Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;

23

- Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lƣơng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lƣợng vũ trang; Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lƣơng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lƣợng vũ trang;

- Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 07 năm 2017 của Chính phủ chi tiết thi hành một số điều của luật thi đua khen thƣởng;

- Thông tƣ 12/2012/TT-BNV ngày 18 tháng 12 năm 2012 của Bộ Nội vụ quy định về chức danh nghề nghiệp và thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức;

- Thông tƣ 19/2014/TT-BNV ngày 04 tháng 12 năm 2014 của Bộ Nội vụ hƣớng dẫn công tác đào tạo, bồi dƣỡng viên chức;

- Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập;

- Nghị định số 56/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ quy định về chế độ phụ cấp ƣu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập;

- Thông tƣ số 15/2012/TT-BNV ngày 25 tháng 12 năm 2012 của Bộ Nội vụ hƣớng dẫn về tuyển dụng, ký hợp đồng làm việc và đền bù chi phí đào tạo, bồi dƣỡng đối với viên chức;

- Thông tƣ 04/2015/TT-BNV ngày 31 tháng 8 năm 2015 của Bộ Nội vụ ban hành thông tƣ sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tƣ số 15/2012/TT-BNV ngày 25 tháng 12 năm 2012 của Bộ Nội vụ hƣớng dẫn về tuyển dụng, ký hợp đồng làm việc và đền bù chi phí đào tạo, bồi dƣỡng đối với viên chức;

- Thông tƣ số 16/2012/TT-BNV ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ Nội vụ ban hành quy chế thi tuyển, xét tuyển viên chức; quy chế thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức và nội quy kỳ thi tuyển, thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức;

24

- Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị nghiệp công lập;

- Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 06 năm 2015 của Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức;

- Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế.

- Thông tƣ số 07/2014/TT-BYT ngày 25 tháng 02 năm 2014 của Bộ Y tế Quy định về quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, ngƣời lao động làm việc tại các cơ sở y tế;

- Thông tƣ số 29/2017/TT-BYT ngày 10 tháng 07 năm 2017 của Bộ Y tế quy định về tiêu chuẩn, điều kiện, nội dung, hình thức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế.

- Thông tƣ liên tịch số 10/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 27 tháng 5 năm 2015 của Bộ Y tế, Bộ Nội vụ về việc Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, y sĩ.

- Thông tƣ liên tịch số 11/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 27 tháng 5 năm 2015 của Bộ Y tế, Bộ Nội vụ về việc Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp y tế công cộng.

- Thông tƣ liên tịch số 26/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 07 tháng 10 năm 2015 của Bộ Y tế, Bộ Nội vụ về việc Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Điều dƣỡng, Hộ sinh, Kỹ thuật y.

- Thông tƣ liên tịch số 27/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 07 tháng 10 năm 2015 của Bộ Y tế, Bộ Nội vụ về việc Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Dƣợc.

- Thông tƣ liên tịch số 28/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 07 tháng 10 năm 2015 của Bộ Y tế, Bộ Nội vụ về việc Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Dinh dƣỡng.

25

- Thông tƣ số 05/2005/TT-BNV ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Nội vụ hƣớng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm công việc đối với cán bộ, công chức, viên chức.

- Thông tƣ số 25/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18 tháng 10 năm 2013 của Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội về hƣớng dẫn thực hiện chế độ bồi dƣỡng bằng hiện vật đối với ngƣời lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại.

Các VBQPPL bƣớc đầu đã đáp ứng và tạo nền tảng pháp lý đẩy mạnh hoạt động QLNN mang lại hiệu quả, tạo tiền đề cho sự phát triển của công tác khám chữa bệnh ở các ĐVSNCL, là cơ sở pháp lý quan trọng để thực hiện chức năng QLNN về quản lý đội ngũ viên chức. Qua việc xem xét một cách khái quát các VBQPPL về quản lý viên chức cho thấy pháp luật về quản lý viên chức có các đặc điểm sau:

Là lĩnh vực pháp luật liên ngành, đƣợc quy định trong rất nhiều VBQPPL, ngoài việc đƣợc quy định trong Hiến pháp, Luật Viên chức và các Nghị định về viên chức, ta còn thấy sự điều chỉnh của nhiều ngành luật khác nhau nhƣ trong Bộ Luật lao động (HĐLV, chế độ làm việc, nghỉ ngơi, …), Luật bảo hiểm xã hội (quy định về việc đóng bảo hiểm, chế độ ốm đau, thai sản, hƣu trí, …), Luật Hình sự, …

- Luôn có sự thay đổi, có sự phân biệt giữa các nhóm viên chức.

- Kịp thời xây dựng các quy định điều chỉnh phù hợp với hoạt động nghề nghiệp của viên chức: tiêu chuẩn VTVL, CDNN.

- Công tác tổ chức đội ngũ viên chức có chất lƣợng, tính chuyên nghiệp cao, đảm bảo các nguyên tắc trong hoạt động nghề nghiệp của viên chức và quản lý viên chức.

1.3.2. Chiến lược, kế hoạch phát triển đội ngũ viên chức y tế

1.3.2.1. Các nội dung phát triển đội ngũ viên chức y tế

Phát triển số lƣợng đội ngũ viên chức y tế là phát triển về quy mô lực lƣợng lao động trong ngành y tế trong đó có cả loại hình lao động của một cơ quan, tổ chức trong hệ thống của ngành y, dƣợc. Phát triển số lƣợng đội ngũ viên chức y tế

26

góp phần quan trọng vào hoàn thành chiến lƣợc mục tiêu phát triển của cơ quan, đơn vị.

Nâng cao chất lƣợng đội ngũ viên chức y tế là bao gồm nâng cao về thể lực, trí lực và tâm lực. Thể lực là một trong những yếu tố quan trọng trong phát triển đội ngũ viên chức, thể lực là sự phát triển hài hòa về cả thể chất và tinh thần. Nó đƣợc phản ánh qua các tiêu chuẩn nhƣ: chiều cao, cân nặng, tuổi tác, tiền sử bệnh tật. Trí lực chính là quá trình đào tạo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng làm việc, kinh nghiệm của đội ngũ viên chức y tế. Tâm lực đó là những yếu tố bên trong con ngƣời nhƣ: tính cách, bản tính; nó thể hiện ở đạo đức nghề nghiệp, thái độ ứng xử, khả năng chịu áp lực trong công việc. Chính sách nâng cao chất lƣợng đội ngũ viên chức y tế là mục tiêu tăng cƣờng đào tạo, phát triển đội ngũ ngũ viên chức đảm bảo lực lƣợng lao động đƣợc nâng cao về sức khỏe, về chất lƣợng chuyên môn, y đức, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ viên chức y tế.

Hình thành cơ cấu nhân lực hợp lý: Để phát triển đội ngũ viên chức ở các Bệnh viện công lập cần phải có cơ cấu nhân lực hợp lý, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ ở mỗi thời kỳ nhất định. Cơ cấu nhân lực bao gồm:

+ Cơ cấu theo độ tuổi, giới tính: phân theo nhóm tuổi và tỷ lệ nam/nữ + Cơ cấu theo trình độ chuyên môn: phân theo từng loại hình đào tạo. + Cơ cấu theo VTVL: phân theo khu vực hoạt động

Chính sách thu hút, đãi ngộ và sử dụng đội ngũ viên chức y tế: Thu hút, đãi ngộ và sử dụng đội ngũ viên chức y tế có vai trò rất quan trọng, mang tầm chiến lƣợc của mỗi quốc gia; việc thu hút, đãi ngộ và sử dụng đội ngũ viên chức y tế hiện nay có rất nhiều phƣơng thức phù hợp đƣợc triển khai thực hiện nhằm thu hút ngƣời có tài vào làm việc cho các cơ quan, tổ chức với nhiều chính sách thu hút, đãi ngộ và sử dụng đội ngũ viên chức y tế đƣợc ban hành nhƣ: Chính sách vật chất bao gồm tiền lƣơng, thƣởng, phụ cấp, phúc lợi xã hội; Chính sách phi vật chất bao gồm khuyến khích, khen thƣởng, cải thiện môi trƣờng làm việc, đƣợc đào tạo nâng cao trình độ, đề bạt, bổ nhiệm.

1.3.2.2. Kế hoạch phát triển nhân lực trong hệ thống khám bệnh, chữa bệnh giai đoạn 2015-2020

27

duyệt Kế hoạch phát triển nhân lực trong hệ thống khám bệnh, chữa bệnh giai đoạn 2015-2020 trong đó đã nêu ra các mục tiêu cụ thể nhƣ sau:

Tăng nhanh số lƣợng nhân lực, nhất là bác sĩ, thông qua các loại hình đào tạo khác nhau, ƣu tiên nhân lực cho các địa phƣơng còn nhiều khó khăn, các bệnh viện tuyến huyện và trạm y tế xã;

Đặc biệt chú trọng phát triển đội ngũ bác sĩ chuyên khoa, đáp ứng nhu cầu phát triển kỹ thuật, nâng cấp bệnh viện, nhằm nâng cao chất lƣợng khám bệnh, chữa bệnh;

Nâng cao trình độ và năng lực quản lý điều hành nhân lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý bệnh viện;

Xây dựng chính sách và chế độ đãi ngộ hợp lý cho nhân lực khám bệnh, chữa bệnh, đặc biệt là các vùng miền núi, hải đảo, khó khăn, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số và một số lĩnh vực chuyên khoa kém thu hút nhằm cân đối phân bố nhân lực KBCB, góp phần nâng cao chất lƣợng KBCB ở tuyến dƣới.

Quyết định 2992/QĐ-BYT cũng đƣa ra kế hoạch cụ thể thể để phát triển đội ngũ viên chức y tế nhƣ:

Dự báo nhu cầu nhân lực khám bệnh, chữa bệnh đến năm 2020

Trong lĩnh vực khám bệnh, chƣa bệnh, đạt chỉ tiêu 8 bác sĩ, 2 dƣợc sĩ đại học và 16 điều dƣỡng cho 10.000 dân.

Đạt 30% tổng số điều dƣỡng có trình độ cao đẳng và đại học.

Các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh có trên 50% tổng số bác sĩ có trình độ chuyên khoa cấp I trở lên (BSCKI và BSCKII) và tƣơng đƣơng, ít nhất 20% tổng số bác sĩ có trình độ chuyên khoa cấp II và tƣơng đƣơng.

Các bệnh viện chuyên khoa tim mạch, nhi (hoặc sản nhi), chấn thƣơng chỉnh hình có đủ bác sĩ làm việc, trong đó có ít nhất 50% tổng số bác sĩ có trình độ chuyên khoa cấp I và cấp II và tƣơng đƣơng.

Mỗi bệnh viện huyện có ít nhất 5 bác sĩ chuyên khoa cấp I thuộc các chuyên ngành chủ yếu, bao gồm nội khoa, ngoại khoa, sản khoa, nhi khoa và truyền nhiễm.

Đạt 90% các trạm y tế xã (TYT) có bác sĩ hoạt động và 95 % TYT xã có hộ sinh hoặc y sĩ sản, nhi.

28

Đạt 90% tổng số lãnh đạo các bệnh viện đƣợc đào tạo và cấp chứng chỉ về quản lý bệnh viện.

Nhân lực khám bệnh, chữa bệnh trong khu vực ngoài công lập phát triển đạt 10% tổng nhân lực KBCB.

Mức gia tăng trung bình mỗi năm về số lƣợng cho cả đào tạo mới và đào tạo liên tục đạt 120-150%.

Cũng nhƣ đƣa ra một số chỉ tiêu phát triển số lƣợng và chất lƣợng cho các chuyên khoa cụ thể [13].

1.3.3. Triển khai thực hiện các văn bản đã ban hành

1.3.3.1. Xây dựng kế hoạch, quy hoạch viên chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với đội ngũ viên chức bệnh viện tâm thần huế (Trang 31)