7. Kết cấu của luận văn
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế
2.3.2.1. Hạn chế
Chƣa kịp thời rà soát, bổ sung một số văn bản cho phù hợp với sự thay đổi của các văn bản của cấp trên, hoặc thực tế phát sinh tại Bệnh viện gây khó khăn trong công tác tổ chức thực hiện. Công tác phổ biến, tuyên truyền chính sách pháp luật tại Bệnh viện còn chƣa đƣợc chú trọng, chƣa kịp thời.
Số lƣợng viên chức Sở Y tế Thừa Thiên Huế phân bổ cho Bệnh viện Tâm thần Huế thấp hơn so với nhu cầu thực tế. Căn cứ theo Thông tƣ 08/2007/TTLT- BYT-BNV ngày 05 tháng 6 năm 2007 của Bộ Y tế, Bộ nội vụ ban hành hƣớng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nƣớc quy định Cơ sở khám, chữa bệnh chuyên khoa hạng II định mức số ngƣời làm việc/ số giƣờng bệnh là 1,10 - 1,15. Bệnh viện Tâm thần Huế là bệnh viện chuyên khoa hạng II với số giƣờng kế
88
hoạch đƣợc Sở Y tế Thừa Thiên Huế phê duyệt trong Quyết định số 1019/QĐ-SYT ngày 19 tháng 7 năm 2017 về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy của Bệnh viện Tâm thần Huế là 70 giƣờng, số giƣờng thực kê là trên 100 giƣờng. Nhƣ vậy theo Thông tƣ 08/2007/TTLT-BYT-BNV thì số định mức biên chế của Bệnh viện Tâm thần Huế phải từ 77 - 81 biên chế. Tuy nhiên, Bệnh viện chỉ đƣợc Sở Y tế Thừa Thiên Huế giao 73 biên chế (67 viên chức, 6 hợp đồng Nghị định 68).
Các rối loạn tâm thần liên quan đến vấn đề xã hội, trầm cảm do căng thẳng ngày càng gia tăng. Trong khi đó, số bác sĩ đang thiếu hút trầm trọng, việc tuyển dụng bác sĩ gặp nhiều khó khăn, Bệnh viện đã quan tâm thực hiện bằng nhiều hình thức tuy nhiên số bác sĩ tuyển về vẫn chƣa đảm bảo.
Về chất lƣợng đội ngũ viên chức hiện tại thiếu cả về số lƣợng và chất lƣợng, dẫn đến Bệnh viện phải bỏ nhiều chi phí để đào tạo chuyên môn, nâng cao trình độ, chất lƣợng hoạt động khám chữa bệnh chƣa cao, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu trong thực tế, cũng nhƣ hạn chế trong việc áp dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật.
Về vấn đề đảm bảo an toàn cho viên chức y tế làm việc tại Bệnh viện còn nhiều hạn chế do tính chất của bệnh nhân tâm thần thƣờng có những cơn xung động, đập phá đồ đạc, cố ý tấn công gây tổn thƣơng viên chức y tế đang làm nhiệm vụ.
Nhiều viên chức chƣa nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công việc, không phấn đấu học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn. Vẫn còn tình trạng hách dịch, lớn tiếng với bệnh nhân, không thông cảm với ngƣời bệnh.
Công tác đào tạo, bồi dƣỡng tại bệnh viện, phần lớn tập trung vào việc đào tạo, bồi dƣỡng chuyên môn chƣa quan tâm nhiều đến đào tạo lý luận chính trị, kỹ năng quản lý cho đội ngũ viên chức quản lý, cán bộ dự nguồn dẫn đến việc có những viên chức đã đƣợc Ban lãnh đạo, Cấp ủy Bệnh viện thống nhất bổ nhiệm, tuy nhiên khi trình Sở Y tế vẫn chƣa nhận đƣợc đồng ý do thiếu các tiêu chuẩn về lý luận chính trị, QLNN vì vậy không đƣợc bổ nhiệm kịp thời gây ảnh hƣởng đến hoạt động của Bệnh viện.
89
Việc duy trì, và phát triển đội ngũ viên chức gặp nhiều khó khăn. Chế độ lƣơng, phụ cấp chƣa đảm bảo đời sống của đội ngũ viên chức chƣa tƣơng xứng với sức lao động của họ (so với khu vực tƣ thì khu vực công thấp hơn nhiều), chế độ chi trả phụ cấp tăng thêm chƣa đƣợc duy trì thƣờng xuyên do phụ thuộc vào nguồn thu của Bệnh viện vì vậy chƣa động viên đƣợc họ làm việc hết khả năng của mình.
Tỷ lệ viên chức trẻ nhiều chiếm gần 80% ở độ tuổi dƣới 40, đặc biệt đội ngũ viên chức quản lý gần 60% dƣới 40 tuổi, điều này cho thấy đội ngũ viên chức trẻ tuy có sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm nhƣng chất lƣợng và kinh nghiệm trong chuyên môn, quản lý chƣa cao.
Công tác đánh giá viên chức hàng năm còn mang tính hình thức dẫn đến việc khó khăn trong công tác tinh giản biên chế trong nhiều năm qua.
Công tác thanh tra, kiểm tra giám sát vẫn còn mang nặng tính hình thức, vấn đề xử lý vi phạm chính sách còn nể nang, né tránh, chƣa quyết liệt xử lý các trƣờng hợp vi phạm nội quy, quy chế của đơn vị và các quy định khác của cấp trên.
Công tác báo cáo, thống kê, quản lý hồ sơ viên chức còn nhiều bất cập, khó khăn. Nhiều báo cáo, thống kê chƣa thống nhất mẫu biểu, chƣa thể hiện đƣợc ý nghĩa thống kê để mang lại hiệu quả trong hoạt động QLNN, nhiều báo cáo bị trùng lắp về mặt nội dung. Về công tác quản lý hồ sơ viên chức, nhiều viên chức đƣợc điều động, luân chuyển, biệt phái qua nhiều đơn vị qua nhiều thời kỳ khác nhau, vì vậy các quyết định liên quan đến công tác nhân sự bị thất lạc hoặc rách, mờ chữ không giữ đƣợc nội dung nhƣ ban đầu gây khó khăn cho công tác quy hoạch, bổ nhiệm. Kho lƣu trữ nhiều đơn vị không đảm bảo điều kiện về độ ẩm, nhiệt độ và diện tích nên việc lƣu trữ hồ sơ viên chức gặp nhiều khó khăn.
2.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế
Chủ trƣơng hiện nay của Nhà nƣớc là tinh giản biên chế, do đó từ năm 2017 - 2019 chƣa giao thêm chỉ tiêu biên chế cho Bệnh viện.
Bệnh viện Tâm thần Huế là bệnh viện chuyên điều trị các bệnh nhân tâm thần vì mục đích an sinh xã hội. Tuy nhiên, Bệnh viện cũng đang dần dần chuyển
90
sang cơ chế tự chủ hoàn toàn theo lộ trình của Nhà nƣớc quy định, nguồn thu của bệnh viện gặp nhiều khó khăn, nguồn thu của Bệnh viện chủ yếu dựa vào nguồn thu từ khám chữa bênh Bảo hiểm y tế. Vì vậy, nguồn kinh phí để chi trả lƣơng và chế độ, cũng nhƣ thực hiện chế độ thu nhập tăng thêm khích lệ, động viên tinh thần của đội ngũ viên chức hay các chế độ đãi ngộ, chính sách thu hút khác dành cho đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao về hoạt động tại Bệnh viện là rất hạn chế. Đây cũng là nguyên nhân không trang cấp đƣợc đầy đủ các phƣơng tiện bảo hộ lao động nhằm đảm bảo an toàn cho đội ngũ viên chức khi thực hiện nhiệm vụ.
Hầu hết, các bác sĩ đa khoa khi đƣợc đào tạo ra trƣờng đều chọn các chuyên khoa Nội, Ngoại, Sản, Nhi… ít bác sĩ chọn đi theo chuyên khoa tâm thần vì lý do chính sách thu hút đối với bác sĩ chuyên khoa tâm thần còn thấp, thu nhập thấp, công việc vất vả. Ngoài ra, một phần nguyên nhân vì còn nhiều ngƣời kỳ thị, không thích lĩnh vực này.
Bệnh viện Tâm thần Huế tiền thân là Trung tâm phòng chống bệnh xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế. Bệnh viện thành lập từ năm 2007, đến tháng 07/2015, Trung tâm pháp y tâm thần khu vực miền trung trực thuộc Bộ Y tế đƣợc thành lập với nền tảng tách từ một bộ phận của Bệnh viện, đội ngũ viên chức có kinh nghiệm và tay nghề cao của Bệnh viện đƣợc điều chuyển nhân sự sang Trung tâm pháp y tâm thần khu vực miền trung. Vì vậy, đội ngũ viên chức hiện tại của Bệnh viện hầu hết là những ngƣời trẻ.
Viên chức phụ trách công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại chƣa nắm đƣợc hết các văn bản hƣớng dẫn mới về tiêu chuẩn, quy trình quy hoạch, bổ nhiệm do Tỉnh ban hành, vì vậy dẫn đến việc nhiều viên chức đƣợc quy hoạch vào vị trí quản lý, lãnh đạo hoặc chuẩn bị bổ nhiệm, bổ nhiệm lại vẫn chƣa có đầy đủ tiêu chuẩn theo quy định.
Nhiều viên chức vẫn chƣa xác định rõ vị trí pháp lý của viên chức, chƣa phân định giữa hoạt động QLNN của công chức với hoạt động nghề nghiệp của viên chức. Trong nhiều lĩnh vực, hoạt động nghề nghiệp của viên chức còn có vi phạm đạo đức, kỷ luật nghề nghiệp.
91
Văn bản hƣớng dẫn phân loại đánh giá viên chức hàng năm còn mang tính chất chung chung, chƣa cụ thể rõ ràng. Trong đánh giá phân loại viên chức, một số lãnh đạo khoa, phòng còn mang tính hình thức, cả nể, bao bọc.
Bệnh viện đã từng thực hiện xây dựng hệ thống quản lý nhân sự bằng phần mềm ứng dụng. Tuy nhiên, do tính chất yêu cầu liên thông dữ liệu trong toàn tỉnh Thừa Thiên Huế, nên UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đang xây dựng một hệ thống quản lý hồ sơ công chức, viên chức cho toàn tỉnh để chủ động trong công tác QLNN đội ngũ viên chức đƣợc nhanh gọn và hiệu quả. Hiện, hệ thống đang trong quá trình triển khai cho các đơn vị để nhập dữ liệu và sẽ đồng bộ trong tƣơng lai gần.
Hệ thống các văn bản pháp luật về thanh tra còn chƣa thực sự hoàn chỉnh, còn nhiều điểm bộc lộc những bất hợp lý, lỗi thời, không phù hợp với tình hình và yêu cầu của thực tiễn.
92
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2
Tóm lại, Chƣơng 2 của Luận văn đã đi sâu vào nghiên cứu và đánh giá thực trạng công tác QLNN đối với đội ngũ viên chức tại Bệnh viện Tâm thần Huế giai đoạn 2017-2019. Nội dung chính của chƣơng 2 đã tiến hành phân tích kết quả thực hiện QLNN đối với đội ngũ viên chức y tế tại đơn vị nhƣ: công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ viên chức, công tác tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dƣỡng, thi đua, khen thƣởng, kỷ luật, phân loại, đánh giá. Thông qua một số phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, thu thập số liệu và so sánh, Luận văn đã chỉ ra đƣợc thành công đã đạt đƣợc, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong công tác QLNN đối với đội ngũ viên chức Bệnh viện Tâm thần Huế
Trên cơ sở những nguyên nhân đã nêu, chƣơng 3 của Luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLNN đối với đội ngũ viên chức tại Bệnh viện Tâm thần Huế.
93
Chƣơng 3. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ VIÊN CHỨC
BỆNH VIỆN TÂM THẦN HUẾ
3.1. Định hƣớng hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc đối với đội ngũ viên chức Bệnh viện Tâm thần Huế
Công tác cán bộ có vị trí “then chốt" xuyên suốt mọi mặt công tác xây dựng Đảng về chính trị, tƣ tƣởng, tổ chức và đạo đức, vì thế phải tiến hành thận trọng, chặt chẽ, vững chắc, khoa học. Đƣờng lối chính trị và công tác cán bộ là hai vấn đề trọng yếu có tính quyết định bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng.
Kết luận số 64-KL/TW ngày 28 tháng 05 năm 2013 của BCH Trung ƣơng Đảng đã chỉ rõ mục tiêu đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ƣơng đến cơ sở là: “Nhằm xây dựng tổ chức bộ máy đồng bộ, tinh gọn, có tính ổn định, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ”[27].
Tăng cƣờng công tác cán bộ, hoàn chỉnh hệ thống tổ chức trong Bệnh viện từ lãnh đạo đến các khoa phòng, quy hoạch đề bạt bổ nhiệm phù hợp năng lực đáp ứng tốt cho mọi hoạt động của bệnh viện trong tình hình mới. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức Bệnh viện theo mô hình Bệnh viện chuyên khoa hạng II chuẩn của Bộ Y Tế ban hành.
Thực hiện đầy đủ, có hiệu quả 5 nhiệm vụ trọng tâm của Bệnh viện chuyên khoa hạng II, chú trọng đào tạo cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại cộng đồng, tăng cƣờng công tác truyền thông giáo dục sức khỏe, vệ sinh phòng chống bệnh tâm thần.
Chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực bảo đảm chất lƣợng đủ đáp ứng nhu cầu công tác khám, chữa bệnh. Mỗi năm có ít nhất 1 - 2 bác sĩ học chuyên khoa I, thạc sĩ về các chuyên khoa lâm sàng, 1 - 2 điều dƣỡng, kỹ thuật viên hạng IV (trung cấp) học lên Cao đẳng, Đại học. Thực hiện đào tạo và thu hút cán bộ có trình độ đặc biệt là Bác sĩ. Tích cực phối hợp với bộ môn Tâm thần trƣờng Đại học Y dƣợc Huế, Bệnh viện Tâm thần Trung ƣơng I trong đào tạo nâng cao chất lƣợng trình độ nguồn nhân lực.
94
Số biên chế dự kiến đến năm 2020: 65 viên chức, 2025: đủ 78 viên chức. Trong đó ƣu tiên nhận Bác sĩ, nhận thuyên chuyển cán bộ đã có kinh nghiệm công tác, năng lực và hiệu quả làm việc cao.
Thành lập thêm một số khoa, phòng mới: Khoa dinh dƣỡng, khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, khoa điều trị bệnh nhân nghiện chất để phục vụ tốt hơn nhu cầu khám chữa bệnh của ngƣời dân.
Hoàn thiện chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ viên chức phù hợp với tính chất công việc và khuyến khích viên chức thực sự tâm huyết cho hoạt động chăm sóc sức khỏe tâm thần của nhân dân. Đảm bảo thu nhập của bác sĩ trong Bệnh viện không chênh lệch lớn đối với thu nhập của các bác sĩ trong các bệnh viện công lập và bệnh viện tƣ nhân khác để hạn chế tình trạng các bác sĩ giỏi xin điều chuyển ra ngoài. Có các chính sách để bảo vệ quyền lợi và rủi ro nghề nghiệp cho viên chức y tế. Cải thiện môi trƣờng, điều kiện làm việc cho viên chức y tế.
Hƣớng tới mục tiêu đáp ứng đội ngũ viên chức y tế có chất lƣợng, cơ cấu và phân bổ hợp lý, để góp phần nâng cao chất lƣợng dịch vụ y tế, nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của nhân dân hƣớng tới mục tiêu công bằng, hiệu quả và phát triển.
Thực hiện QLNN đội ngũ viên chức hiệu quả thông qua việc xây dựng quy trình hoạt động chuẩn, căn cứ vào bản mô tả chức năng, nhiệm vụ, VTVL, theo dõi, giám sát, đánh giá kết quả hoạt động của nhân lực y tế, thực hiện chế độ đãi ngộ gắn với mức độ hoàn thành công việc.