Chức năng, nhiệm vụ của KBNN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước đà nẵng (Trang 27 - 30)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.1.4.Chức năng, nhiệm vụ của KBNN

Trên thế giới kho bạc là cơ quan đặc biệt có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời. Tuy có chức năng cơ bản giống nhau nhưng thực tế cho thấy mô hình tổ chức và cách thức hoạt dộng của kho bạc ở mỗi nước đều có những

điểm khác biệt nhất định.

Các mô hình tổ chức kho bạc nhà nước trên thế giới có thể được khái quát thành ba dạng chính sau đây:

Mô hình thứ nhất: kho bạc là cơ quan trực thuộc chính phủ, theo mô hình tổ chức này kho bạc là cơ quan ngang bộ thường được gọi là bộ ngân khố, đứng đầu kho bạc là bộ trưởng ngân khố do nghị viện bổ nhiệm, có vai trò lãnh đạo, kiểm soát toàn bộ hoạt động của hệ thống cơ quan ngân khố trong cả nước

Mô hình thứ hai: kho bạc là cơ quan trực thuộc bộ tài chính, theo mô hình tổ chức này, kho bạc là một bộ phận của bộ tài chính

Việt Nam lựa chọn mô hình thứ hai trong việc tổ chức quản lý quỹ ngân sách nhà nước. Vào ngày 01 tháng 04 năm 1990, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 07 về việc quản lý quỹ ngân sách nhà nước sang cho Bộ Tài chính và thành lập hệ thống Kho bạc nhà nước trực thuộc Bộ tài chính để đảm nhiệm công việc này. Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Kho bạc nhà nước được quy định tại quyết định số 26/2015/QĐ – TTg ngày 08/07/2015, theo đó Kho bạc Nhà nước là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về quỹ ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước; quản lý ngân quỹ nhà nước; tổng kế toán nhà nước; thực hiện việc huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển thông qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật. Kho bạc Nhà nước có tư cách pháp nhân, con dấu có hình Quốc huy

a. Chức năng của KBNN

- Quản lý Nhà nước về quỹ NSNN, các quỹ tài chính Nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước được giao quản lý.

hành công trái và trái phiếu.

- Thực hiện và cụ thể hoá các chức năng nêu trên, Chính phủ, Bộ Tài chính quy định nhiệm vụ của KBNN bao gồm những nhiệm vụ chuyên môn theo chức năng và nhiệm vụ quản lý nội ngành.

b. Nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước

- Quản lý quỹ NSNN và các quỹ tài chính của Nhà nước

+ Quản lý quỹ NSNN: KBNN có trách nhiệm quản lý toàn bộ các khoản tiền của Nhà nước, kể cả tiền vay, tiền trên tài khoản của NSNN các cấp, cụ thể:

KBNN có nhiệm vụ tập trung, phản ánh đầy đủ, kịp thời các khoản thu NSNN; tổ chức thực hiện việc thu nộp vào quỹ NSNN do các tổ chức và cá nhân nộp tại hệ thống KBNN; thực hiện hạch toán số thu NSNN cho các cấp ngân sách.

KBNN tổ chức thực hiện chi NSNN. KBNN quản lý, kiểm soát, thanh toán, chi trả các khoản chi từ NSNN bao gồm cả chi thường xuyên và chi đầu tư xây dựng cơ bản.

Để thực hiện nhiệm vụ quản lý quỹ NSNN, KBNN có quyền trích từ tài khoản tiền gửi của tổ chức, cá nhân để nộp NSNN hoặc áp dụng các biện pháp hành chính khác để thu NSNN. KBNN có quyền từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đúng, không đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

+ Quản lý quỹ tài chính và các quỹ tài chính khác của Nhà nước

KBNN các cấp được giao nhiệm vụ quản lý, kiểm soát các quỹ dự trữ tài chính của Trung ương, của các cấp chính quyền địa phương, quỹ ngoại tệ tập trung của Nhà nước và một số quỹ tài chính Nhà nước khác.

Quản lý tiền, tài sản, các loại chứng chỉ có giá của Nhà nước và của các đơn vị, cá nhân gửi tại KBNN.

tịch thu, ký quỹ, thế chấp theo quyết định cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. - Hạch toán kế toán NSNN và các quỹ tài chính khác của Nhà nước - Để thực hiện nhiệm vụ quản lý quỹ NSNN và các quỹ tài chính Nhà

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước đà nẵng (Trang 27 - 30)