Những tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát chi thường

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước đà nẵng (Trang 37 - 42)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.5. Những tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát chi thường

thường xuyên NSNN qua KBNN

a. Các chỉ tiêu đánh giá về khối lượng

- Số món chi thường xuyên đã thực hiện; - Doanh số chi thường xuyên NSNN

- Tỷ lệ số khoản chi được kiểm soát so với tổng số khoản chi NSNN - Số hồ sơ chưa chấp hành đúng qui định; Số lượng hồ sơ KBNN giải quyết trước hạn, đúng hạn, quá hạn; Tổng số tiền KBNN từ chối cấp phát, thanh toán qua kiểm soát chi

b. Các chỉ tiêu đánh giá về chất lượng, hiệu quả hoạt động kiểm soát chi thường xuyên

Tiêu chí đánh giá về chất lượng dịch vụ hành chính công trong hoạt động quản lý chi NSNN gồm:

- Chất lượng quy trình thực hiện

- Kỹ năng xử lý nghiệp vụ của cán bộ công chức, viên chức KBNN trong giao dịch với đơn vị sử dụng NSNN;

- Thái độ, phong cách phục vụ của cán bộ công chức, viên chức KBNN trong giao dịch với đơn vị sử dụng NSNN: Cán bộ công chức, viên chức KBNN trả lời thoả đáng những thắc mắc của đơn vị sử dụng NSNN; Đại diện giao dịch của đơn vị sử dụng ngân sách được cán bộ công chức, viên chức hướng dẫn thủ tục đầy đủ, dễ hiểu; KBNN phục vụ công bằng với tất cả các đối tác giao dịch;

- Đơn vị sử dụng NSNN luôn nhận được các thông tin kịp thời từ KBNN về các vấn đề mới phát sinh; KBNN giải quyết những khiếu nại nhanh chóng, chính xác; Mức độ thuận tiện trong giao dịch; Cơ sở vật chất, tiện nghi giao dịch.

1.3. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN QUA KBNN

Chi NSNN và kiểm soát chi thường xuyên NSNN là mội quá trình liên quan đến tất cả các cấp, các ngành và nhiều cơ quan đơn vị. Đồng thời nó cũng chịu tác động bởi nhiều yếu tố, trong đó có một số yếu tố chủ yếu sau:

Một là, yếu tố thể chế, pháp lí. Trong nhóm yếu tố này, Luật Ngân sách nhà nước được coi là yếu tố rất quan trọng, là một trong những căn cứ chủ yếu để kiểm soát NSNN nói chung và kiếm soát chi thường xuyên NSNN nói riêng.

Luật NSNN qui định vai trò và trách nhiệm của KBNN trong quản lý quỹ NSNN, kiểm soát và kế toán các khoản chi NSNN. Luật NSNN sửa đổi năm 2002 có những điều khoản liên quan đến KBNN trong công tác chi NSNN. Chẳng hạn, Điều 7 quy định: KBNN là cơ quan quản lý quỹ NSNN; Điều 56 quy định: căn cứ vào dự toán NSNN được giao và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ, thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách quyết định chi gửi KBNN. KBNN kiểm tra tính hợp pháp của các tài liệu cần thiết theo quy định của pháp luật và thực hiện chi ngân sách khi có đủ các điều kiện quy định; trách nhiệm của KBNN được quy định tại điều 58 như sau: thủ trưởng cơ quan KBNN có quyền từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đủ các điều kiện quy định và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Về kế toán ngân sách, Điều 61 tại Khoản 2 quy định: KBNN tổ chức thực hiện hạch toán kế toán NSNN; định kỳ báo cáo việc thực hiện dự toán thu, chi ngân sách cho cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan nhà nước hữu quan; số liệu quyết toán chi của đơn vị sử dụng NSNN phải được đối chiếu và được KBNN nơi giao dịch xác nhận

Hai là, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN. Hệ thống chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN là căn cứ quan trọng để xây dựng dự toán và là cơ

sở không thể thiếu để KBNN kiểm soát các khoản chi tiêu từ NSNN. Để công tác kiểm soát chi có chất lượng cao thì hệ thống chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi phải đảm bảo tính chất sau: tính đầy đủ, nghĩa là nó phải bao quát hết tất cả các nội dung chi phát sinh trong thực tế thuộc tất cả các cấp, các ngành, các lĩnh vực; tính chính xác, nghĩa là phải phù hợp với tình hình thực tế; tính thống nhất, nghĩa là phải thống nhất giữa các ngành, các địa phương và các đơn vị sử dung NSNN.

Ba là, dự toán NSNN. Đây là một trong những căn cứ quan trọng để KBNN thực hiện kiểm soát chi NSNN. Chất lượng dự toán chi ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng kiểm soát chi thường xuyên. Vì vậy để nâng cao chất lượng kiểm soát chi thường xuyên qua KBNN thì dự toán chi NSNN phải đảm bảo tính kịp thời, chính xác, đầy đủ và chi tiết để làm căn cứ cho KBNN kiểm tra, kiểm soát quá trình chi tiêu của đơn vị.

Bốn là, tổ chức bộ máy và thủ tục kiểm soát chi. Bộ máy kiểm soát chi phải được tổ chức gọn nhẹ, tránh trùng lắp chức năng, phù hợp quy mô và khối lượng các khoản chi phải qua kiểm soát. Thủ tục kiểm soát chi thường xuyên phải rõ ràng, đơn giản nhưng đảm bảo tính chặt chẽ trong trong quản lý chi tiêu NSNN, không tạo khe hở cho kẻ xấu lợi dụng gây thất thoát, lãng phí NSNN.

Năm là, năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm soát chi. Trình độ và năng lực cán bộ kiểm soát chi là nhân tố quyết định chất lượng công tác kiểm soát chi. Vì vậy, cán bộ kiểm soát chi phải có trình độ chuyên sâu về quản lý tài chính, am hiểu về các lĩnh vực chuyên ngành mình quản lý, có khả năng phân tích, xử lý thông tin được cung cấp và giám sát đối chiếu với các quy định hiện hành của Nhà nước, có phẩm chất đạo đức tốt để có thể vừa làm tốt công tác kiểm soát chi vừa đảm bảo tính trung thực, khách quan, không lợi dụng quyền hạn, trách nhiệm được giao để vụ lợi hay có thái độ hách dịch, sách nhiễu đối với đơn vị trong quá trình kiểm soát chi.

Sáu là, ý thức chấp hành của các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN. Nếu thủ trưởng các đơn vị sử dụng NSNN có tính tự giác cao trong việc chấp hành chế độ chi tiêu NSNN thì các khoản chi đảm bảo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, đảm bảo có đầy đủ hồ sơ, chứng từ hợp pháp, hợp lệ... từ đó giúp cho việc kiểm soát chi của KBNN được thuận lợi, nhanh chóng, tránh tình trạng phải trả lại hồ sơ, chứng từ, thông báo từ chối cấp phát... gây lãng phí thời giờ và công sức. Do vậy, cần làm cho đơn vị sử dụng NSNN thấy được trách nhiệm của mình trong tất cả các khâu của quy trình ngân sách.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã làm rõ những vấn đề lý luận chung về NSNN, sự cần thiết phải kiểm soát chi NSNN qua KBNN. Việc kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN xuất phát từ mục tiêu quản lý quỹ ngân sách là quá trình các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện, thẩm định, kiểm tra, kiểm soát các khoản chi theo chính sách, chế độ, định mức, tiêu chuẩn chi tiêu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, dựa trên cơ sở những nguyên tắc, hình thức và phương pháp quản lý tài chính trong từng niên độ ngân sách, góp phần quan trọng vào quá trình đổi mới quản lý hành chính Nhà nước trong lĩnh vực tài chính công, đưa luật NSNN vào thực tế một cách linh hoạt, nâng cao hiệu quả của chi tiêu NSNN, tránh thất thoát, lãng phí, tham ô, tham nhũng, góp phần ổn định lưu thông tiền tệ và phát triển kinh tế xã hội

Nghiên cứu lý luận về hoạt động kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN từ đó có thể đánh giá công tác KSC thường xuyên NSNN và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện KSC thường xuyên NSNN qua KBNN.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN TẠI KBNN ĐÀ NẴNG

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước đà nẵng (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)