Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước đà nẵng (Trang 69 - 90)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.5.1.Những kết quả đạt được

Với kết quả công tác kiểm soát chi qua các năm KBNN Đà Nẵng đã đạt được những kết quả sau:

Một là, có đóng góp quan trọng trong thực hiện Luật NSNN trên địa bàn. Thông qua cơ chế kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN tạo điều kiện cho các đơn vị dự toán chấp hành việc sử dụng vốn NSNN theo đúng dự toán được duyệt, chấp hành đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ nhà nước quy định đặc biệt là các khoản chi trong lĩnh vực sửa chữa, mua sắm trang thiết bị, đồ dùng văn phòng…

Hai là, luật NSNN ra đời cùng với các văn bản hướng dẫn Luật đã tạo điều kiện tiền đề và cơ sở pháp lý tương đối hoàn chỉnh cho công tác tổ chức chi trả và KSC thường xuyên NSNN qua KBNN. Theo đó, tất cả các khoản chi NSNN đều phải được các cơ quan tài chính có thẩm quyền kiểm tra, kiểm soát một cách chặt chẽ. Mặt khác, công tác lập dự toán, xét duyệt và phân bổ

dự toán đã dần đi vào nề nếp.

Ba là, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan đơn vị trong việc quản lý chi thường xuyên NSNN cũng được quy định rõ hơn. Vì vậy, đã nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NSNN. Điều này được thể hiện khá rõ nét thông qua việc tăng cường tính chủ động của cơ quan tài chính trong việc điều hành NSNN, đối với KBNN, từ chỗ đơn thuần xuất quỹ NSNN theo lệnh chuẩn chi của cơ quan tài chính hoặc đơn vị dự toán, đến nay đã chuyển sang thực hiện kiểm tra, kiểm soát theo thực chi, bảo đảm đúng chế độ quy định. Về phía các đơn vị dự toán, cũng đã tăng cường tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của thủ trưởng và kế toán trưởng đơn vị trong quá trình chi tiêu. Từ đó, các đơn vị dự toán không được rút tiền để chi tiêu ngoài dự toán như trước đây, mà chỉ khi nào có nhu cầu chi tiêu thực sự cần thiết đã được ghi trong dự toán được duyệt và có đầy đủ các điều kiện chi theo quy định của pháp luật, khi đó KBNN mới xuất quỹ ngân sách. Vì vậy, tồn quỹ NSNN luôn bảo đảm đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên cũng như đột xuất. Tình trạng căng thẳng giả tạo của NSNN đã được loại bỏ.

Bốn là, thông qua công tác KSC thường xuyên NSNN, KBNN đã phát hiện và từ chối cấp phát thanh toán của các đơn vị chưa chấp hành đúng đúng thủ tục, chế độ quy định, chi sai mục đích hoặc không được ghi trong dự toán được duyệt, hủy bỏ dự toán dư thừa cuối năm.

Năm là, thông qua công tác KSC thường xuyên đã hạn chế tối đa việc rút kinh phí về quỹ tiền mặt để tọa chi trong những ngày cuối năm của các đơn vị thụ hưởng NSNN; đồng thời, tạo điều kiện cho các đơn vị dự toán chấp hành việc sử dụng vốn NSNN theo đúng dự toán được duyệt và chế độ định mức của Nhà nước.

Sáu là, cùng với việc bảo đảm cho nguồn vốn của NSNN được sử dụng đúng mục đích, thanh toán đúng đối tượng, công tác KSC thường xuyên

NSNN qua hệ thống KBNN trong những năm vừa qua đã góp phần rất tích cực vào việc tăng cường chế độ quản lý tiền mặt, ổn định lưu thông tiền tệ.

2.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân trong công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Đà Nẵng

a. Những hạn chế

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác tổ chức chi và kiểm soát các khoản chi NSNN qua KBNN Đà Nẵng trong thời gian qua cũng đã bộc lộ một số hạn chế sau:

- Một là, chi thường xuyên NSNN qua KBNN Đà Nẵng tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt còn khá cao. Tình trạng này đã gây ra những hậu quả xấu trên nhiều phương diện. Đối với KBNN Đà Nẵng phải trả một khoản chi phí khá lớn cho các công việc kiểm đếm, bảo quản, vận chuyển tiền mặt. Đối với công tác quản lý, việc giám sát quá trình sử dụng tiền của Nhà nước gặp nhiều khó khăn, theo đó, việc kiểm soát các khoản chi tiêu của đơn vị sử dụng NSNN và doanh thu của các đơn vị cung cấp hàng hóa dịch vụ vô cùng phức tạp. Từ đó, làm tăng chi phí lưu thông cho nền kinh tế nói chung và đối với KBNN nói riêng; làm giảm tốc độ và mức an toàn trong thanh toán. Song điều quan trọng nhất là nó làm suy giảm hiệu quả công tác quản lý và KSC NSNN.

- Hai là, hệ thống định mức, tiêu chuẩn chi vừa thiếu, vừa lạc hậu, không thống nhất và không theo cơ chế thị trường, nên gây khó khăn cho việc tuân thủ các điều kiện chi NSNN đã được quy định. Chính vì vậy, bản thân các đơn vị thiếu những căn cứ để lập dự toán chi, các cơ quan quản lý thiếu căn cứ để duyệt dự toán, KBNN không có căn cứ để KSC. Qua kiểm tra thực tế cho thấy, nhiều đơn vị sai nguyên tắc quản lý tài chính, với lý do để phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương. Vì vậy, hiện tượng chi vượt chế độ đã diễn ra khá phổ biến. Ngoài ra, còn nhiều khoản chi lãng phí, mà bản thân KBNN

cũng chưa thể kiểm soát được như các khoản chi về điện, nước, xăng dầu, thông tin liên lạc, văn phòng phẩm . . .

- Ba là, việc phân định trách nhiệm chưa thực sự chặt chẽ; khi còn nhiều cơ quan đơn vị tham gia vào quá trình KSC NSNN, như cơ quan Tài chính cấp phát bằng lệnh chi tiền, một số khoản chi có nguồn gốc ngân sách còn tọa chi ở đơn vị, một số khoản chi còn thực hiên ghi thu ghi chi, cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ tin học trong KSC NSNN chưa đạt hiệu quả cao . . .

- Bốn là, kiểm soát chi mua sắm tài sản như hiện nay còn dẫn đến thất thoát NSNN và sử dụng không hiệu quả tài sản. Việc kiểm soát mua sắm tài sản có một thực tế là các ĐVQHNS cùng mua sắm một loại tài sản, có cùng hãng sản xuất, cùng tiêu chuẩn kỹ thuật, cùng nước sản xuất nhưng giá trị thanh toán trên các hồ sơ, tài liệu gửi Kho bạc khác nhau. Chưa có các quy định của Nhà nước để từ chối thanh toán. Mặt khác, việc mua sắm tài sản hiện nay ở một số ĐVQHNS có xu hướng mua những tài sản có chất lượng kém, xuất xứ hàng hóa không rõ ràng hoặc đã quá lạc hậu, nhưng giá mua vẫn tương đương với các hàng hóa cùng loại có chất lượng cao, điều này cũng dẫn đến tình trạng thất thoát, lãng phí NSNN. Vì vậy cần có phương thức kiểm soát mua sắm tài sản mới để khắc phục tình trạng trên.

- Năm là, cơ chế KSC thường xuyên NSNN của KBNN Đà Nẵng hiện nay chủ yếu là kiểm soát trên hồ sơ chứng từ của đơn vị, do đó nhiều khoản chi không đầy đủ thủ tục, không chi đúng mục chi thì KBNN Đà Nẵng yêu cầu đơn vị hoàn thiện lại hồ sơ chứng từ cho đúng quy định, sau khi đơn vị hoàn thiện hồ sơ chứng từ KBNN Đà Nẵng lại tiếp tục cấp phát thanh toán, hoặc trong quá trình kiểm soát KBNN Đà Nẵng biết khoản chi không thực tế nhưng vẫn không thể từ chối thanh toán được.

khai hoàn thiện, tại KBNN Đà Nẵng đã được áp dụng vào cuối tháng 10 năm 2017 nhưng vẫn còn rất nhiều khó khăn và vướng mắc, nên việc thực hiện giao dịch một cửa các thủ tục hành chính liên quan đến KSC thường xuyên NSNN tại KBNN Đà Nẵng vẫn đang sử dụng phần mềm giao nhận một cửa với phương thức quản lý truyền thống theo kiểu phân tán.

- Bảy là, nguồn nhân lực KBNN Đà Nẵng còn chưa chuyên nghiệp, trình độ và năng lực sử dụng công nghệ thông tin phục vụ các hoạt động nghiệp vụ của cán bộ kho bạc còn hạn chế. Để đáp ứng yêu cầu KSC người cán bộ KSC KBNN phải am tường tất cả các chế độ chi tiêu của từng đơn vị, từng ngành, từng lĩnh vực một, đồng thời phải nắm vững các chế độ, định mức chi tiêu trong quy chế chi tiêu của từng lĩnh vực. Việc này cũng dẫn đến nhiêu khê, gây khó khăn cho đơn vị sử dụng NSNN.

b. Nguyên nhân của những hạn chế

Hệ thống pháp luật hiện hành về NSNN chưa thực sự chặt chẽ và đồng bộ, điển hình là cơ chế KSC thường xuyên NSNN qua KBNN còn chưa thật chặt chẽ, còn dàn trải về chế độ chính sách; hiệu lực của hệ thống KSC NSNN còn hạn chế, mới chỉ giới hạn ở kiểm soát hồ sơ chứng từ, khi hồ sơ chi không đúng thì yêu cầu đơn vị làm lại mà không có chế tài xử lý đơn vị; việc phân định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý chưa thực sự rõ ràng, còn trùng lặp và chồng chéo; nhiệm vụ KSC NSNN còn phân tán ở nhiều cơ quan như lệnh chi tiền quy định do cơ quan tài chính kiểm soát nhưng lại không có đủ quy định để cơ quan tài chính kiểm soát; quy chế về đầu tư mua sắm, sửa chữa liên tục phải sửa đổi và bổ sung …

Do nhiều ngành, nhiều lĩnh vực chi thường xuyên ngân sách riêng, nên trước đây phân ra nhiều hình thức KSC khác nhau, do đó gây phức tạp cho quản lý của đơn vị sử dụng ngân sách và không thuận lợi cho cơ quan KBNN trong thực hiện KSC.

Các điều kiện để KBNN thực hiện KSC thường xuyên NSNN chưa được đầy đủ và đồng bộ, đặc biệt là căn cứ pháp lý và trách nhiệm xử lý các sai sót và vi phạm chưa rõ ràng, kết quả KSC nếu không đúng thì chủ yếu là nhắc nhở, yêu cầu hoàn thiện hồ sơ chứng từ mà không có cơ chế xử lý hoặc xử phạt cụ thể, nên hiệu quả KSC thường xuyên NSNN còn thấp…

Lực lượng cán bộ KBNN nói chung, cán bộ trực tiếp làm công tác KSC NSNN tại KBNN Đà Nẵng còn và thiếu. Tổ chức chi NSNN theo Luật ngân sách làm tăng thêm một khối lượng công việc lớn, với tính chất ngày một phức tạp hơn trong khi sự gia tăng về số lượng và chất lượng của đội ngũ cán bộ KBNN chưa tương ứng với yêu cầu của công việc cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác KSC của Kho bạc.

Cơ chế thực hiện công khai, dân chủ tại các đơn vị đã có nhưng việc thực thi lại chỉ ở mức độ nhất định, chưa có chế tài đủ mạnh bắt buộc thủ trưởng phải công khai, minh bạch chi tiêu ngân sách tại đơn vị, đây cũng là một trong những nguyên nhân và khó khăn cho khâu kiểm soát của KBNN và hiệu quả của sử dụng NSNN.

Lộ trình cải cách hành chính Nhà nước còn diễn ra chậm chạp, nguồn lực tài chính của ngành KBNN còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu: như đào tạo nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng viễn thông, công nghệ thanh toán . . .

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Công tác KSC thường xuyên NSNN tại KBNN Đà Nẵng trong thời gian qua đã thu được nhiều kết quả rất đáng khích lệ. Các khoản chi được kiểm soát chặt chẽ, kịp thời đúng mục đích và đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả góp phần cùng các đơn vị trên địa bàn thực hiện nhiệm vụ của mình, nhiệm vụ kinh tế chính trị của thành phố. Tuy nhiên bên cạnh đó còn một số hạn chế nhất định làm giảm hiệu quả trong hoạt động KSC thường xuyên NSNN tại KBNN Đà Nẵng

Từ kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong hoạt động KSC thường xuyên NSNN, KBNN Đà Nẵng sẽ có những biện pháp phát huy hơn nữa những mặt tích cực của mình, khắc phục những mặt còn hạn chế nhằm nâng cao chất lượng hoạt động KSC thường xuyên NSNN trong thời gian tới.

CHƯƠNG 3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

QUA KBNN ĐÀ NẴNG 3.1. CĂN CỨ XÂY DỰNG KHUYẾN NGHỊ

3.1.1. Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020

Quyết định số 138/2008/QĐ-TTg ngày 21/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt mục tiêu tổng quát chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020 là: “Xây dựng KBNN hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển ổn định vững chắc trên cơ sở cải cách thể chế chính sách, hoàn thiện tổ chức bộ máy, gắn với hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực để thực hiện tốt các chức năng: quản lý quỹ NSNN và các quỹ tài chính nhà nước; quản lý ngân quỹ và quản lý nợ chính phủ; tổng kế toán nhà nước nhằm tăng cường năng lực, hiệu quả và tính công khai minh bạch trong quản lý các nguồn tài chính nhà nước. Đến năm 2020, các hoạt động của KBNN được thực hiện trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại và hình thành Kho bạc điện tử”. Nội dung chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020 như sau:

- Về công tác quản lý quỹ NSNN và các quỹ tài chính Nhà nước: Đổi mới công tác quản lý, KSC qua KBNN trên cơ sở xây dựng cơ chế, quy trình quản lý, kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN phù hợp với thông lệ quốc tế để vận hành Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc (TABMIS); thực hiện KSC theo kết quả đầu ra, theo nhiệm vụ và chương trình ngân sách; thực hiện phân loại các khoản chi NSNN nội dung và giá trị để xây dựng quy trình KSC hiệu quả trên nguyên tắc quản lý theo rủi ro; phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan tài chính, cơ quan chủ quản, KBNN và các đơn vị sử dụng NSNN; có chế tài xử phạt hành chính đối với cá

nhân, tổ chức sai phạm hành chính về sử dụng NSNN; thống nhất quy trình và đầu mối kiểm soát các khoản chi của NSNN; tăng cường cải cách thủ tục hành chính trong công tác KSC, bảo đảm đơn giản, rõ ràng, minh bạch về hồ sơ, chứng từ, nội dung kiểm soát, tiến tới thực hiện quy trình KSC điện tử.

- Về công tác quản lý ngân quỹ và nợ Chính phủ: đổi mới công tác quản lý ngân quỹ KBNN nhằm quản lý ngân quỹ KBNN an toàn và hiệu quả; thực hiện mô hình thanh toán tập trung theo hướng KBNN mở tài khoản thanh toán tập trung tại Ngân hàng Nhà nước Trung ương để quản lý tập trung ngân quỹ của toàn hệ thống KBNN; phát triển hệ thống các công cụ phục vụ công tác quản lý ngân quỹ và quản lý nợ Chính phủ.

- Công tác kế toán Nhà nước: xây dựng hệ thống kế toán Nhà nước thống nhất, hiện đại theo nguyên tắc dồn tích, phục vụ yêu cầu quản lý ngân sách và tài chính công bảo đảm tính công khai, minh bạch; phát triển kế toán quản trị phục vụ cho yêu cầu phân bổ ngân sách theo kết quả đầu ra, bảo đảm khả năng phân tích và tính toán được chi phí, hiệu quả của chi tiêu NSNN cũng như yêu cầu lập ngân sách trên cơ sở dồn tích; thực hiện hội nhập quốc tế về kế toán Nhà nước, xây dựng chuẩn mực kế toán Nhà nước phù hợp với hệ thống kế toán công; Xây dựng mô hình KBNN thực hiện chức năng tổng kế toán Nhà nước.

- Về hệ thống thanh toán ngành KBNN: hiện đại hóa công tác thanh toán của KBNN trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại theo hướng tự động hóa; tham gia hệ thống thanh toán điện tử song phương, thanh toán điện tử liên ngân hàng, thanh toán bù trừ điện tử với các ngân hàng; ứng dụng có hiệu quả công nghệ, phương tiện và hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tiên tiến của quốc tế. Đến năm 2020, về cơ bản KBNN không thực hiện giao dịch bằng tiền mặt; nghiên cứu triển khai thực hiện mô hình thanh toán tập trung, theo hướng mọi giao dịch của NSNN và các quỹ tài chính Nhà nước đều được

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước đà nẵng (Trang 69 - 90)