6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.4.3. Thực trạng hoạt động kiểm soát chi thường xuyên NSNN tạ
KBNN Đà Nẵng qua kết quả điều tra
Bảng 2.5. Ý kiến đánh giá của các đối tượng thụ hưởng ngân sách về giải thích của nhân viên kho bạc trong nghiệp vụ giao dịch
Các yếu tố %
Trung Ương Địa Phương
Giải thích cụ thể 35 65
Bình Thường 25.6 74.4
Giải thích không rõ ràng 0 0
Không nhiệt tình giải thích 0 0
(Nguồn: Báo cáo khảo sát tại KBNN Đà Nẵng)
Kết quả phân tích ở bảng 2.5 ta thấy các đối tượng thụ hưởng ngân sách khác nhau đều có cách đánh giá khác nhau về những vướng mắc trong quá trình thực hiện giao dịch tại Kho bạc. Các đơn vị thuộc ngân sách địa phương đánh giá rất cao việc trả lời những vướng mắc của đơn vị trong quá trình giao
dịch chiếm 65% trả lời những vướng mắc được cán bộ Kho bạc giải thích cụ thể.Kho bạc Nhà nước Đà Nẵng là đơn vị trung ương đóng trên địa bàn huyện thực hiện chức năng quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn, để thực hiện tốt chức năng đó mỗi cán bộ công chức phải phải thường xuyên nghiên cứu các chế độ chính sách của Nhà nước, cập nhật các thông tin để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất
Bảng 2.6. Đánh giá sự hướng dẫn của cán bộ Kho bạc về các thủ tục
Số lượng (%) Tỷ lệ
Giải thích cụ thể 223 68.83
Bình thường 97 29.94
Giải thích không rõ 2 0.62
Không nhiệt tình giải thích 2 0.62
(Nguồn: Báo cáo khảo sát tại KBNN Đà Nẵng)
Kết quả điều tra ở bảng 2.8 cho thấy phần lớn các đơn vị được hỏi trả lời các vướng mắc trong quá trình giao dịch tại Kho bạc được cán bộ Kho bạc giải thích cụ thể, chiếm tỷ lệ 68.83%; bên cạnh đó một số cán bộ Kho bạc giải thích cũng chưa thật sự thấu đáo hay chưa thật sự thỏa mãn được các yêu cầu của khách hàng đặt ra thậm chí cũng có người đánh giá là cán bộ Kho bạc không nhiệt tình giải thích, chiếm tỷ lệ 0.62%. Qua đó có thể thấy rằng bố trí cán bộ giao dịch thường xuyên với khách hàng cần phải biết chọn lọc, cán bộ phải có những hiểu biết cơ bản về nghiệp vụ và quan trọng đó chính là thái độ phục vụ khách hàng.
Bảng 2.7. Đánh giá cán bộ Kho bạc giải quyết hồ sơ đúng thời hạn
Số lượng (%) Tỷ lệ
Luôn đúng thời hạn 200 61.73 Đôi lúc không đúng thời hạn 109 33.64 Luôn không đúng thời hạn 15 4.63
(Nguồn: Báo cáo khảo sát tại KBNN Đà Nẵng)
Việc giải quyết hồ sơ đúng thời hạn có ý nghĩa rất quan trọng, nó là một trong những yếu tố cơ bản nhất để đánh giá được quá trình sắp xếp công việc, trình độ năng lực của người đảm nhiệm công việc đó. Kết quả điều tra ở bảng 2.12 cho thấy việc giải quyết hồ sơ luôn đúng thời hạn chiếm tỷ trọng lớn 61.73%. Tuy nhiên, việc giải quyết hồ sơ đôi lúc không đúng hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn 33.64%, nhưng cũng cần phải xem xét lại việc chậm trễ này là do nguyên nhân nào, xuất phát từ đơn vị hay là do cán bộ Kho bạc trong quá trình tiếp nhận hồ sơ còn để chậm trễ. Nếu do nguyên nhân từ cán bộ Kho bạc trong quá trình tác nghiệp gây phiền hà cho khách hàng thì cần phải có biện pháp xử lý phù hợp.