Nguyên tắc và yêu cầu kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước đà nẵng (Trang 34 - 36)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.3.Nguyên tắc và yêu cầu kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua

KBNN

a. Nguyên tắc kiểm soát chi NSNN qua KBNN

- Tất cả các khoản chi ngân sách nhà nước phải được kiểm tra, kiểm soát trong quá trình chi trả, thanh toán. Các khoản chi phải có trong dự toán ngân sách nhà nước được giao, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quy định và đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được ủy quyền quyết định chi.

- Mọi khoản chi ngân sách nhà nước được hạch toán bằng đồng Việt Nam theo niên độ ngân sách, cấp ngân sách và mục lục ngân sách nhà nước. Các khoản chi ngân sách nhà nước bằng ngoại tệ, hiện vật, ngày công lao động được quy đổi và hạch toán bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá ngoại tệ, giá hiện vật, ngày công lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

- Việc thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước thực hiện theo nguyên tắc trực tiếp từ Kho bạc Nhà nước cho người hưởng lương, trợ cấp xã hội và người cung cấp hàng hóa dịch vụ; trường hợp chưa thực hiện được việc thanh toán trực tiếp, Kho bạc Nhà nước thực hiện thanh toán qua đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước.

- Trong quá trình kiểm soát, thanh toán, quyết toán chi ngân sách nhà nước các khoản chi sai phải thu hồi giảm chi hoặc nộp ngân sách. Căn cứ vào quyết định của cơ quan tài chính hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Kho bạc Nhà nước thực hiện việc thu hồi cho ngân sách nhà nước theo đúng trình tự quy định.

b. Yêu cầu đối với hoạt động KSC thường xuyên NSNN qua KBNN

Hoạt động kiểm soát chi NSNN là một quy trình phức tạp, bao gồm nhiều khâu, nhiều giai đoạn (lập dự toán ngân sách, duyệt dự toán và phân bổ dự toán, cấp phát thanh toán cho các đơn vị quan hệ ngân sách (ĐVQHNS),

kế toán và quyết toán NSNN), đồng thời nó có liên quan đến tất cả các Bộ, ngành, địa phương, vì vậy, hoạt động kiểm soát chi NSNN đối với các cơ quan quản lý tài chính Nhà nước nói chung, mà trực tiếp là cơ quan KBNN nói riêng phải đáp ứng được các yêu cầu sau đây:

- Hoạt động kiểm soát chi NSNN phải thực sự đem lại hiệu quả cao nhất trong việc quản lý, sử dụng ngân sách, để phát triển kinh tế - xã hội và chi cho các chương trình mục tiêu quốc gia. Vì vậy, hoạt động kiểm soát chi NSNN qua KBNN phải quy định rõ điều kiện và trình tự cấp phát và thanh toán theo hướng: khi cấp phát kinh phí, KBNN phải căn cứ dự toán NSNN năm đã được duyệt. Về phương thức thanh toán, phải bảo đảm mọi khoản chi của NSNN được chi trả trực tiếp cho các đơn vị cung cấp hàng hóa dịch vụ và đối tượng sử dụng NSNN. Trong quá trình sử dụng NSNN phải được Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách chuẩn chi, phù hợp với chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu của Nhà nước quy định.

- Hoạt động kiểm soát chi NSNN cần phải được tiến hành thận trọng. Sau mỗi bước cần tiến hành đánh giá, rút kinh nghiệm để cải tiến quy trình, thủ tục kiểm soát chi cho phù hợp với tình hình thực tế, có như vậy hoạt động kiểm soát chi NSNN mới có tác dụng bảo đảm tăng cường kỷ cương, kỷ luật tài chính.

- Tổ chức bộ máy kiểm soát chi NSNN qua KBNN phải gọn nhẹ theo hướng cải cách hành chính, thu gọn các đầu mối quản lý, đơn giản hoá quy trình và thủ tục hành chính; đồng thời cần phân định rõ vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan quản lý ngân sách, quản lý tài chính nhà nước, đặc biệt là Thủ trưởng đơn vị trực tiếp sử dụng NSNN trong quá trình lập dự toán, cấp phát và sử dụng kinh phí, thông tin, báo cáo và quyết toán chi NSNN để tránh sự trùng lặp, chồng chéo trong quá trình thực hiện. Mặt khác, tạo điều kiện để thực hiện cơ chế kiểm tra, giám sát lẫn nhau giữa các cơ

quan, đơn vị có liên quan trong quá trình quản lý và sử dụng NSNN.

- Hoạt động kiểm soát chi NSNN cần được thực hiện đồng bộ, nhất quán và thống nhất với quy trình quản lý NSNN từ khâu lập dự toán, chấp hành ngân sách đến khâu quyết toán NSNN. Đồng thời, phải có sự phối hợp thống nhất với việc thực hiện các chính sách, cơ chế quản lý tài chính khác như chính sách thuế, phí và lệ phí, chính sách khuyến khích đầu tư, cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu, các đơn vị thực hiện cơ chế khoán chi …

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước đà nẵng (Trang 34 - 36)