6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.3.1. Khuyến nghị đối với Bộ Tài chính
- Trƣớc khi ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về thuế nên trƣng cầu ý kiến đóng góp của nhiều tầng lớp nhân dân, rà soát kỹ để tránh tình trạng sửa đổi, bổ sung nhiều lần hoặc phải ban hành văn bản hƣớng dẫn dƣới luật quá nhiều gây khó khăn cho cả NNT lẫn cán bộ thuế trong việc cập nhật
thông tin hay thi hành pháp luật thuế nhƣ quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp, luật quản lý thuế hay các quy trình quản lý đăng kí, quy trình quản lý nợ… vừa qua.
- Nghiên cứu, xây dựng hành lang pháp lý cho việc áp dụng rộng rãi phổ biến hóa đơn điện tử, đáp ứng triển khai thủ tục hành chính điện tử theo Nghị quyết số 36a/NQ-CP và Chỉ thị số 26/CT-TTg của Chính phủ, với nội dung cơ bản thực hiện hoá đơn, chứng từ điện tử trong năm 2018 đối với toàn nền kinh tế.
- Nghiên cứu, sửa đổi bổ sung quy định cho phép cơ quan thuế chủ động lựa chọn biện pháp cƣỡng chế nợ thuế đối với từng đối tƣợng cụ thể để đảm bảo hiệu quả, thay vì phải làm tuần tự theo các thủ tục, các bƣớc nhƣ quy trình hiện nay, vì có nhiều trƣờng hợp nếu thực hiện theo quy trình thì đến bƣớc cuối sẽ không thể thu nợ, cƣỡng chế đƣợc thuế..
- Hiện nay, chƣa có bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả cƣỡng chế nợ thuế. Bởi vậy, chƣa có cơ sở vững chắc để đánh giá số lƣợng và chất lƣợng công tác từng cán bộ cƣỡng chế nợ thuế, bộ phận quản lý nợ và cƣỡng chế nợ thuế cũng nhƣ tình hình thực hiện công tác cƣỡng chế nợ thuế của từng cơ quan thuế. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác cƣỡng chế nợ thuế còn là cơ sở để nghiên cứu đề xuất các biện pháp cải tiến hoạt động cƣỡng chế nợ thuế của từng cơ quan thuế. Do đó, ngành Thuế cần nhanh chóng nghiên cứu ban hành Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác cƣỡng chế nợ thuế. Bộ tiêu chí này có thể ban hành chung trong bộ tiêu chí đánh giá tất cả các mặt hoạt động của cơ quan thuế hoặc đƣợc ban hành trong quy trình cƣỡng chế nợ thuế.