Các nhân tố thuộc về môi trƣờng bên ngoài

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thuế GTGT tại chi cục thuế quận cẩm lệ, thành phố đà nẵng (Trang 35 - 37)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.1. Các nhân tố thuộc về môi trƣờng bên ngoài

- Chính sách thuế và tính nghiêm minh của pháp luật

Hệ thống chính sách thuế nói chung và chính sách thuế GTGT nói riêng ảnh hƣởng rất lớn đến công tác quản lý thuế. Một chính sách ổn định, bền vững, có chiều sâu và phù hợp với tình hình thực tế tạo điều kiện cho cán bộ làm việc tốt, nếu chính sách thay đổi liên tục thì không chỉ cán bộ làm công tác chuyên môn nghiệp vụ không thể nắm bắt kịp mà còn gây cản trở cho NNT trong quá trình tuân thủ pháp luật thuế.

Bên cạnh môi trƣờng pháp lý, tính nghiêm minh của pháp luật cần đƣợc nâng cao hơn. Cơ quan thuế là chủ thể giám sát sự tuân thủ pháp luật thuế cần phải thật sự công tâm trong quá trình thực thi nhiệm vụ. Công chức thuế cũng nhƣ NNT nếu không chấp hành nghiêm túc pháp luật đều sẽ bị xử lý. Nhƣ vậy, việc vi phạm pháp luật thuế sẽ đƣợc giảm thiểu và công tác quản lý Thuế giá trị gia tăng sẽ đạt đƣợc hiệu quả hơn.

- Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý

chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao nhằm thực hiện mục tiêu chung.

Trong lĩnh vực quản lý nhà nƣớc về quản lý thuế, cụ thuể là thuế GTGT, cơ chế phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý các cấp nhƣ Kho bạc, Sở Kế hoạch- Đầu tƣ, UBND, Công an… có vai trò không ít quan trọng, góp phần quyết định hiệu quả quản lý, ảnh hƣởng trực tiếp đến DN là đối tƣợng quản lý và vừa là mục tiêu của quản lý, cụ thể:

+ Cơ chế phối hợp tạo cơ sở cho việc thi hành luật cũng nhƣ các văn bản quy phạm pháp luật về thuế trong thực tế.

+ Cơ chế phối hợp góp phần nâng cao ý thức pháp luật, tôn trọng pháp luật, thực hiện nghĩa vụ thuế qua đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm các quyền lợi cho DN.

+ Cơ chế phối hợp phát huy đƣợc các nguồn lực để tập trung và xử lý có hiệu quả những vấn đề khó khăn, phức tạp trong quản lý thuế GTGT đối với DN mà một cán bộ, một cơ quan thuế không thể giải quyết đƣợc.

- Đặc điểm kinh tế- xã hội của địa phương và đặc điểm hoạt động của các DN trên địa bàn

Hiệu quả của công tác quản lý thu thuế GTGT phụ thuộc không nhỏ vào mức độ phát triển kinh tế và tình hình sản xuất kinh doanh của DN. Cùng một đơn vị thu thuế trên một khu vực, số ngƣời nộp thuế GTGT nhiều sẽ giảm bớt chi phí trên một đồng thuế thu đƣợc, ngƣợc lại có ít ngƣời nộp thuế và số thuế thu đƣợc ít thì chi phí cho một đồng thuế thu đƣợc sẽ cao. Sự phát triển kinh tế sẽ đồng hành với sự phát triển của cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác quản lý nói chung và công tác quản lý thuế nói riêng, khi cơ sở hạ tầng tốt thì khả năng quản lý thuế cũng sẽ đƣợc đơn giản và hiệu quả hơn.

- Ý thức chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế

Ý thức pháp luật thuế của NNT có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản lý thu NSNN. Nếu NNT tuân thủ pháp luật thuế tốt thì họ sẽ tự giác kê

khai và nộp thuế đầy đủ, các hành vi gian lận, trốn thuế cũng sẽ hạn chế hơn. Do vậy, ý thức của NNT trong việc chấp hành pháp luật thuế có tác động rất lớn đến số thu NSNN nói chung, thu thuế GTGT nói riêng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thuế GTGT tại chi cục thuế quận cẩm lệ, thành phố đà nẵng (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)