6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.6. Nâng cao chất lƣợng cán bộ thuế
Để công tác quản lý thuế đƣợc hiệu quả không thế không quan tâm đến bộ máy cán bộ thuế. Cán bộ thuế là những ngƣời trực tiếp đƣa chính sách thuế vào đời sống, hƣớng dẫn, đôn đốc và kiểm tra quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT. Đóng vai trò hết sức quan trọng, tuy nhiên hiện nay chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức thuế chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu quản lý thuế theo chức năng. Với sự phát triển của nền kinh tế hiện nay, yêu cầu về trình độ quản lý thuế cũng cần đƣợc nâng cao cả về chất lƣợng chuyên môn nghiệp vụ lẫn kỹ năng quản lý. Để đạt đƣợc mục tiêu này, cơ quan thuế có thể áp dụng các phƣơng thức sau:
- Xây dựng tiêu chí về trình độ chuyên môn tƣơng ứng với các vị trí việc làm cụ thể. Gắn với một vị trí chức năng trong cơ quan thuế cần tiêu chuẩn hóa trình độ bắt buộc. Thƣờng xuyên đánh giá khả năng đáp ứng công việc, nếu đánh giá chƣa đáp ứng đƣợc thì có thể thuyên chuyển vị trí phù hợp, hoặc nếu xem xét có khả năng thì có thể đào tạo lại trong một thời gian ngắn để đánh giá tiếp.
- Khuyến khích và tạo điều kiện cho cán bộ công chức trong ngành tiếp tục học tập và nghiên cứu về chính sách thuế, nắm vững kiến thức kế toán tài chính, nâng cao trình độ ngoại ngữ tin học. Theo từng chức năng nhiệm vụ có thể đƣa cán bộ đi đào tạo chuyên sâu nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý. Nên phối hợp với các chi cục khác, cơ quan cục tổ chức hội thảo trao đổi chuyên môn.
- Nâng cao phẩm chất đạo đức cán bộ, công chức, nghiêm khắc xử lý các cán bộ cố tình vi phạm chính sách, pháp luật thuế, tiếp tay cho các hành vi trốn thuế, gian lận về thuế.
- Tăng cƣờng kiểm tra công vụ, kiểm soát nội bộ chặt chẽ nhằm phát hiện các nguy cơ dẫn đến tiêu cực, tham nhũng.