Yêu cầu đối với việc phát triển tư duy phản biện học sinh trong dạy học Địa lí

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN phát triển tư duy phản biện cho học sinh thông qua dạy học môn địa lí lớp 11 THPT (Trang 25)

CHƯƠNG 2 : PHÁT TRIỂN TƯ DUY PHẢN BIỆN CHO HỌC SINH

2.1.Yêu cầu đối với việc phát triển tư duy phản biện học sinh trong dạy học Địa lí

TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 THPT

2.1. Yêu cầu đối với việc phát triển tư duy phản biện học sinh trong dạy học Địa lí 11THPT THPT

Để phát triển tư duy phản biện học sinh trong dạy học Địa lí 11 THPT, giáo viên cần làm được những việc sau đây:

2.1.1 Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập và đề kiểm tra theo định hướng phát triển năng lực phản biện.

Đây là việc làm rất quan trọng, yêu cầu GV phải chuẩn bị trước một các chu đáo và dự báo được các tình huống có thể xảy ra và cách giải quyết phù hợp. Bởi vì việc phát triển tư duy phản biện học sinh (HS) là rất quan trọng, tuy nhiên chúng ta cần biết rằng, để HS có được năng lực phản biện một quá trình học tập, hình thành và rèn luyện lâu dài; làm sao cho phản biện trở thành một thói quen hàng ngày, ở bất kì tình huống nào trong cuộc sống cũng như trong học tập của HS. Vì vậy cần cho HS thường xuyên luyện tập.

Với hệ thống câu hỏi bài tập ở trên lớp cũng như ở nhà hoặc đề kiểm tra, GV cần xây dựng theo định hướng phát triền năng lực để việc rèn luyện và phát triển năng lực phản biện cho HS đạt kết quả cao hơn.

Chúng ta nhận thấy rằng, đối với môn địa lí nói chung và môn địa lí 11 nói riêng, HS thường không chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp. Còn đối với việc chuẩn bị bài cũ/ Bài tập về nhà của HS hiện nay cũng mang tính đối phó. HS thường chép theo đáp án của các trang mạng, các sách hướng dẫn/ sách giải bài tập mà thậm chí không cần đọc kĩ yêu cầu của câu hỏi/ bài tập trong SGK đã chép ngay đáp án vào vở bài tập. Việc chuẩn bị bài cũ, bài mới của HS như thế sẽ không thể có hiệu quả. Vì vậy GV nên có một số bài tập cho cả cả bài cũ và bài mới, trước và sau khi học một bài cụ thể nào đó. GV cũng có thể dựa vào những câu trả lời của HS để so sánh mức độ hiểu bài của các em trước và sau khi học. Hệ thống bài tập không cần nhiều, có khi chỉ cần một vài bài với các dạng thức khác nhau như: bài tập giải thích một vấn đề, một tình huống thực tiễn hoặc đưa ra ý kiến cá nhân của mình về một nội dung/ chủ đề nào đó... Cao hơn nữa, GV có thể yêu cầu các em hoàn thiện một bài báo cáo ngắn gọn nhằm rút ra đặc điểm cơ bản của đối tượng được nghiên cứu trong bài học.

Ví dụ: Trước khi tìm hiểu về bài 5 – Tiết 1: Một số vấn đề của châu Phi, GV có thể đặt câu hỏi: “Theo em, vì sao châu Phi lại là châu lục nghèo nhất Thế giới?” Câu hỏi này vừa là câu hỏi để GV nắm bắt được sự hiểu biết “năng lực tư duy phản biện” của HS trước khi học bài; đồng thời GV có thể dùng câu hỏi này để dẫn dắt HS vào bài mới, kích thích sự tò mò của các em. Với câu hỏi này, HS sẽ huy động các kiến thức đã học ở cấp THCS và kiến thức thực tế để giải đáp. Tuy nhiên, khi chưa được học về châu Phi, câu trả lời của các em sẽ chưa được hoàn chỉnh. Sau khi học xong tiết 1 về châu Phi, GV vẫn có thể sử dụng câu hỏi trên để đánh giá năng lực tư duy phản biện của HS, khả năng xém xét vấn đề ở nhiều

khía cạnh khác nhau (về điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội, kinh tế, chính trị… để giải thích).

2.1.2 Xây dựng tình huống phản biện.

Tình huống là những sự kiện, vụ việc, hoàn cảnh có mâu thuẫn, có vấn đề cần được giải quyết. Tình huống trong dạy học là những trở ngại về trí tuệ, xuất hiện khi HS chưa biết cách giải thích hiện tượng, sự việc hay một quá trình nào đó của thực tế. Việc xây dựng các tình huống trong dạy học là rất quan trọng. Nó tạo ra mối liên hệ giữa tri thức cũ và mới, giữa lí thuyết và thực tiễn đời sống; nó đưa người học vào “môi trường học tập”, thu hút sự chú ý của các em, nó đòi hỏi người học phải tìm hiểu, suy nghĩ để đưa ra các giải thích hợp lí nhất. Đồng thời nó tạo động cơ, hứng thú cho người học, giúp HS được rèn tư duy nhanh, sắc bén và khả năng phản biện tốt; đồng thời cung cấp kịp thời những thông tin "liên hệ ngược" giúp HS và GV điều chỉnh hoạt động nhận thức và giảng dạy. Để làm được điều này, GV cần phải chuẩn bị tốt hệ thống câu hỏi và bài tập có chứa sẵn tình huống từ trước. Có những câu hỏi, cùng hỏi về một vấn đề giống nhau nhưng cách hỏi khác nhau sẽ đem lại hiệu quả, hứng thú khác nhau cho HS.

Ví dụ: Cùng hỏi về tác động của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đối với Việt Nam nhưng nếu GV đặt câu hỏi một cách trực tiếp, đơn giản, ngắn gọn là “Em hãy cho biết tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đối với nền kinh tế – xã hội nước ta” thì HS sẽ không cảm thấy kích thích, tò mò như câu hỏi “ Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại với các công nghệ trụ cột của nó đã tác động rất lớn đến nền kinh tế – xã hội thế giới. Có nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam sẽ gặp rất nhiều thách thức trước cuộc cách mạng khoa học công nghệ. Em hãy cho biết ý kiến của mình về nhận định trên”. Vì vậy, thay đổi cách đặt câu hỏi để tăng hứng thú, kích thích tính tò mò cho HS là vô cùng quan trọng. Đó là câu hỏi phải tạo ra được tình huống phản biện.

Xây dựng tình huống phản biện có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành tư duy phản biện cho HS, phát triển năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề, đem lại hiệu quả cao trong phát huy tính chủ động, tích cực và sáng tạo của người học trong quá trình học tập. Có 3 loại tình huống phản biện trong dạy học đó là: Tình huống nghịch lí, tình huống bác bỏ và tình huống “tại sao”. Ví dụ: Khi dạy về tác động của toàn cầu hóa, GV đưa ra tình huống phản biện như sau: “Có nhận định cho rằng hội nhập quốc tế sẽ dẫn đến bị hòa tan, văn hóa dân tộc sẽ bị mai một. Do đó Việt Nam không nên tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế. Nhận định trên đúng hay sai? Tại sao?”

Khi biên soạn tình huống, cần đảm bảo các yêu cầu sau: + Tình huống phải mang tính thời sự, sát với thực tế;

+ Tình huống đưa ra phải thể hiện những thách thức thực sự đối với người học, phải thu hút được sự chú ý, kích thích tư duy, tình huống phải "có vấn đề" và không có câu trả lời duy nhất đúng cho vấn đề đó.

+ Tình huống đưa ra phải có tính phức tạp vừa đủ, buộc người học phải suy nghĩ, vận dụng khả năng trí tuệ để giải quyết.

+ Nội dung tình huống phải phù hợp với trình độ của người học. Không nên đưa ra tình huống phức tạp, cao hơn khả năng của người học và ngược lại. Điều này có thể làm cho người học nản lòng và không muốn tham gia.

Ngoài ra, theo mức độ phức tạp dần, GV có thể xây dựng các loại tình huống như sau:

+ Các tình huống chứng minh. + Các tình huống mô tả.

+ Tình huống đề cập tới một vụ việc.

+ Tình huống nêu ra vấn đề phải giải quyết. + Tình huống có tính chất tổng hợp.

2.1.3 Tạo môi trường học tập phù hợp.

Để nâng cao chất lượng giờ dạy, không khí học tập, môi trường học tập rất quan trọng. GV phải tạo ra được giờ học vui vẻ, thoải mái, phải “đưa HS về với miền đất” mà mình hướng tới trong bài học để các em tìm hiểu, “khai thác”, khám phá về nó. Mỗi “mảnh đất”, mỗi khu vực địa lí được nhắc đến trong bài học sẽ là một vùng đất mới lạ và hấp dẫn khi GV lôi cuốn được các em, thu hút được sự quan tâm tìm hiểu của HS. Để làm được điều này, GV phải tạo được không khí thoải mái, thân thiện, cởi mở giữa thầy và trò, phải lôi cuốn được học sinh vào bài học, kích thích được tư duy của các em và quan trọng hơn là làm cho các em có thể dễ dàng trao đổi với nhau, với GV về sự hiểu biết, những thắc mắc cần được thảo luận, giải đáp của mình. Sự đồng cảm, chia sẻ giữa GV với HS, HS với HS sẽ giúp HS phát huy hết năng lực của cá nhân để “chinh phục được vùng đất mới”.

Để tạo được không khí đó, GV với vai trò tổ chức, tham vấn, chia sẻ luôn phải tỏ ra công tâm, khách quan trong đánh giá vấn đề. Cần khéo léo gợi mở vấn đề, tạo không khí học tập, kích thích tính tò mò hoặc tính hiếu thắng ở các em. Cần tôn trọng mọi ý kiến của HS. Không nên đưa ra những nhận xét bác bỏ với những ý kiến trái chiều của HS, mà hãy tìm cách khích lệ, động viên để các em nói hết lập luận của mình. Mọi ý kiến của học sinh đều được trân trọng. Không khí đối thoại tự do dân chủ sẽ giúp cho quá trình học tập có hiệu quả cao hơn.

2.1.4 Phối hợp các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực để rèn luyện kĩ năng tư duyphản biện cho học sinh. phản biện cho học sinh.

Mỗi một phương pháp, kĩ thuật dạy học đều có nhưng ưu điểm và hạn chế nhất định. Hơn nữa không có phương pháp nào phù hợp cho tất cả mọi đối tượng và mọi bài học. Vì thế việc kết hợp các phương pháp, kĩ thuật dạy học khác nhau trong một giờ dạy là cần thiết.

GV có thể sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực như:

- Phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề: GV phải biết đặ vấn đề và đưa HS vào các tình huống có vấn đề, khuyến khích HS đưa ra các quan điểm cá nhân, trao đổi, phản biện về vấn đề. Ví dụ: Khi dạy về khu vực Mĩ La tinh, GV dùng các câu hỏi nêu vấn đề, đưa HS vào tình huống như sau: “Mĩ La tinh là một khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên, giàu

truyền thống văn hóa, có điều kiện giao lưu học hỏi với nhiều nước phát triển trên thế giới đặc biệt là Hoa Kì và Tâu Âu song hiện nay khu vực này vẫn được xem là một khu vực chưa phát triển, chưa tương xứng với tiềm năng. Em hãy cho biết ý kiến của bản thân về nhận định trên và giải thích nguyên nhân”.

- Phương pháp thảo luận nhóm: Tạo điều kiện cho HS trao đổi, đưa ra ý kiến cá nhân, có cơ hội trao đổi với các bạn trong nhóm để cùng giải quyết các nhiệm vụ học tập. HS học tập cách hợp tác để hoàn thành công việc một cách có hiệu quả.

Ví dụ: Khi học mục I. Đặc điểm của khu vực Tây Nam Á và Trung Á, GV có thể chia lớp thành 4 nhóm như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Nhóm 1,2: Tìm hiểu Vị trí địa lí, các đặc điểm tự nhiên và dân cư khu vực Tây Nam Á. Những điểm giống nhau về vị trí địa lí và tự nhiên của 2 khu vực Trây Nam Á và Trung Á. + Nhóm 3,4: Tìm hiểu Vị trí địa lí, các đặc điểm tự nhiên và dân cư khu vực Trung Á. Những điểm giống nhau về dân cư và xã hội của 2 khu vực Trây Nam Á và Trung Á.

- Phương pháp tranh luận: trong khi dạy học, GV có tình tạo ra một tình huống sai lệch nào đó hoặc nhiều tình huống trái chiều nhau, có nhiều sự lựa chọn để khiến cho HS cảm thấy không phù hợp, không thể tán đồng mà buộc họ phải lên tiếng tranh luận. Từ đó HS phải đưa ra các dẫn chứng để chứng minh lập luận của mình. Tranh luận không có nghĩa là bác bỏ hoàn toàn ý kiến của người khác mà phải xem xét, quan tâm đến các ý kiến, lập luận trái chiều của bạn để từ đó có cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề.

Có thể đưa ra câu hỏi khi dạy bài 3: Một số vấn đề mang tính toàn cầu như sau: Khi giải quyết vấn đề già hóa dân số ở các nước phát triển, có một số ý kiến được đưa ra như sau: + Khuyến khích sinh con bằng nhiều hình thức trợ cấp khác nhau.

+ Nhập khẩu lao động giá rẻ từ các nước đang phát triển. + Kéo dài độ tuổi lao động của công dân trong nước. Bản thân em sẽ chọn biện pháp giải quyết nào? Vì sao?

- Phương pháp đóng vai phản biện: có nghĩa là GV cho HS đóng vai, khuyến khích HS thâm nhập thực tế, đặt mình vào những người có địa vị khác nhau trong xã hội để giải quyết các tình huống cụ thể của cuộc sống. Có nghĩa là, khi đóng vai, các em có nhiều vai diễn khác nhau nên sẽ có nhiều cách nhìn nhận khác nhau về các vấn đề được nêu ra và từ đó xuất hiện các ý kiến phản biện.

Ví dụ: Sau khi học xong mục I: Một số vấn đề về tự nhiên, dân cư và xã hội của Mĩ La tinh, GV đưa ra tình huống: Giải pháp để giải quyết các khó khăn về mặt tự nhiên, dân cư, xã hội của các nước Mĩ La tinh.

Các vai diễn được phân công là: + Vai diễn nhà quản lí kinh tế. + Vai diễn kĩ sư môi trường. + Vai diễn người dân Mĩ La tinh. + Vai diễn tổ chức nhân đạo Quốc tế.

Các vai diễn đưa ra giải pháp khác nhau nhằm giúp đỡ nhân dân Mĩ La tinh khắc phục khó khăn về tự nhiên, dân cư, xã hội.

HS quan sát các vai diễn, thảo luận cách giải quyết vấn đề của mỗi “nhân vật” rồi rút ra kết luận: Mỗi người ở cương vị của mình phải làm gì để giúp khu vực Mĩ La tinh khắc phục các khó khăn về mặt tự nhiên, dân cư và xã hội? Sau đó GV kết luận và đánh giá về vai diễn. Thông qua ý kiến của các vai diễn, HS qua sát, đưa ra ý kiến phản biện của mình và có nhiều cách nhìn khác nhau về vấn đề được đưa ra.

Bên cạnh đó, GV có thể dùng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực khác như: Phương pháp dạy học tự án, dạy học theo trạm; kĩ thuật khăn trải bàn, XYZ, động não, kĩ thuật tranh luận ủng hộ – phản đối…

2.1.5 Khích lệ, động viên học sinh tham gia phản biện.

Trong quá trình dạy học, bên cạnh những HS mạnh dạn, tích cực sẽ có những HS rụt rè, nhút nhát, thụ động… cần có sự khích lệ, động viên của GV. Thái độ Khích lệ động viên của GV có ảnh hưởng tích cực đến các em HS, đặc biệt là những HS nhút nhát, rụt rè, thụ động, ít tham gia phát biểu, đưa ra ý kiến các nhân trước tập thể lớp. Có những HS có tư duy phản biện rất tốt, làm bài rất tốt nhưng do tích cách nhút nhát, không thích thể hiện mình nên các em ít tham gia xây dựng ý kiến. Cũng có nhiều HS sợ bị thầy cô và bạn bè phê phán, cời chê … khi nói sai nên cũng không dám phát biểu ý kiến của mình. Chính vì thế GV nên khéo léo khích lệ các em bằng thái độ chân thành. Chẳng hạn trước một tình huống phản biện khó GV có thể động viên HS như sau: Các em cứ mạnh dạn đưa ra quan

điểm của mình, nếu sai chúng ta sẽ bàn bạc lại. Biết đâu các em có ý kiến đúng nhưng khơng dám nói ra? Hoặc nếu các em khơng nói ra thì thật đáng tiếc…. Hoặc Các em đừng sợ nói sai, cơ đang rất muốn nghe ý kiến của bản thân các em, ở đây chúng ta chưa bàn luận đến mức độ đúng sai là đang bàn luận đến quan điểm các nhân của mỗi người… Thậm

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN phát triển tư duy phản biện cho học sinh thông qua dạy học môn địa lí lớp 11 THPT (Trang 25)