Quy trình phát triển tư duy phản biện cho học sinh

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN phát triển tư duy phản biện cho học sinh thông qua dạy học môn địa lí lớp 11 THPT (Trang 34)

5. Cấu trúc đề tài

2.3Quy trình phát triển tư duy phản biện cho học sinh

Tư duy phản biện không phải bẩm sinh mà do quá trình rèn luyện thường xuyên, đúng phương pháp của mỗi người. Để hình thành và phát triển tư duy phản biện (TDPB) cho HS, trước hết GV cần biết cách đặt câu hỏi/bài tập, đưa HS vào các tình huống phản biện để làm nảy sinh nhu cầu phản biện, nhu cầu tìm hiểu, thu hút sự chú ý, tạo hứng thú học tập cho HS. Hệ thống câu hỏi và bài tập có chứa sẵn tình huống GV cần phải chuẩn bị tốt từ trước. Bởi vì “Đặt câu hỏi là việc khởi đầu cho mọi quá trình học tập”.

Tuy nhiên, người có TDPB phải là người tự mình học tập một cách tích cực chủ động, có tinh thần học hỏi rất cao. Họ tự nảy ra câu hỏi và tự mình đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi đó. Họ không thích học tập một cách thụ động từ người khác.

Hầu hết những người có TDPB đều luôn tò mò và có thói quen tự đặt câu hỏi cho những gì đang diễn ra trước mắt họ. Việc đặt câu hỏi không đơn thuần giúp chúng ta có được câu trả lời, mà còn chúng ta có được cái nhìn rộng và khách quan hơn để lựa chọn giữa nhiều câu trả lời khác nhau. Vì vậy, GV cần rèn luyện cho HS cách tự mình đặt câu hỏi

liên quan đề vấn đề. HS phải có khả năng và thói quen đặt câu hỏi. Hệ thống câu hỏi liên quan đến vấn đề cần sử dụng đó là bộ câu hỏi 5W1H (Cái gì? Ở đâu? Khi nào? Tại sao? Như thế nào? Người nào? ): What? (Cái gì?), Where? (Ở đâu?), When? (Khi nào?), Why? (Tại sao?), How? (Như thế nào?), Who? (Ai?).

Ví dụ: Khi nói về quả trình toàn cầu hóa, GV cần đặt các câu hỏi có liên quan để kích thích nhu cầu học tập của HS: Quá trình toàn cầu hóa là gì? Biểu hiện của quả trình toàn cầu hóa? Tác động của toàn cầu hóa đến nền kinh tế – xã hội thế giới? Tại sao các nước trên thế giới đều phải tham gia vào quá trình này? Hoặc GV có thể rèn luyện cho HS cách đặt câu hỏi liên quan đến quá trình toàn cầu hóa theo bộ câu hỏi 5W1H như sau: Quá trình toàn cầu hóa là gì? Nó diễn ra ở đâu? Vào thời gian nào? Tại sao lại xuất hiện/ nguyên nhân xuất hiện quá trình toàn cầu hóa? Biểu hiện của quá trình toàn cầu hóa/ Quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra như thế nào? Ai/đất nước/khu vực nào sẽ chịu tác động của quá trình toàn cầu hóa? Tác động của quá trình toàn cầu hóa đến nền kinh tế – xã hội thế giới?

2.3.2 Bước 2: Tìm kiếm thông tin.

Sau khi GV đặt câu hỏi hoặc hướng dẫn HS đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề, điều mà HS cần làm nhất là tìm kiếm thông tin có liên quan để giải quyết vấn đề/ trả lời câu hỏi. HS có thể tìm kiếm tất cả kiên quan đến vấn đề trong sách vở, tài liệu, trên internet hoặc hỏi từ bạn bè, người khác hay HS vận dụng kết hợp các kiến thức đã học cùng với các thông tin từ những nguồn trên … Khi HS càng tìm kiếm được nhiều thông tin, biết được nhiều ý kiến khác nhau, cùng với kiến thức đã biết được từ trước đó, HS sẽ sáng suốt hơn trong việc đưa ra, bảo vệ ý kiến cá nhân cũng như đưa ra quyết định sau cùng.

2.3.3 Bước 3: Phân tích vấn đề/ sự việc.

Khi HS đã có thông tin về vấn đề địa lí cần quan tâm, HS phân tích đánh giá thông tin bằng các cách sau:

- Đánh giá nguồn gốc thông tin bằng cách tìm hiểu về tác giả, nhà xuất bản, năm xuất bản, tên tờ báo, cơ quan ngôn luận… để đảo bảo độ tin cậy, tính chính xác của thông tin. HS nên lưa chọn thông tin từ các sách, báo do nhà xuất bản ban hành, các trang Web chính thống của các sở, ban ngành do Nhà nước quản lí như: trang thông tin của Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Công thương, Bộ Ngoại giao, các số liệu lấy từ Tổng cục thống kê Việt Nam, ngân hàng thế giới Wold bank…

- Lựa chọn thông tin liên quan đến vấn đề địa lí theo nhiều khía cạnh khác nhau, sắp xếp thông tin theo bộ câu hỏi 5W1H: What? (Cái gì?), Where? (Ở đâu?), When? (Khi nào?), Why? (Tại sao?), How? (Như thế nào?), Who? (Ai?).

- Sắp xếp thông tin theo mô hình SQVID:

+ S: Simple (đơn giản ) hay complex (phức tạp). Đặc điểm đơn giản về hình dáng, trạng thái, màu sắc … là các đặc điểm đơn giản; các đặc điểm bên trong, các mối liên hệ giữa các hiện tượng tự nhiên, kinh tế – xã hội là các đặc điểm phức tạp.

+ Q: Quanlitative (Định tính) hay quantitative (định lượng): Những thông tin thu thập là những kinh nghiệm hay cảm nhận cá nhân là những thông tin định tính, những con số về kích thước và khối lượng, dữ kiện, số liệu thống kê …là những thông tin định lượng.

+ V: Vision (tầm nhìn) và Excusion (khả năng thực hiện): Tầm nhìn là đánh giá, dự báo trước những thuận lợi, khó khăn, tiềm năng phát triển của các đối tượng địa lí tự nhiên, kinh tế – xã hội trong tương lai. Tuy nhiên, việc biến khả năng thành hiện thực lại là một vấn đề phức tạp, nó phụ thuộc vào nhiều nguồn lực khác nhau hay nói cách khác, nó phụ thuộc vào năng lực của con người tại quốc gia, khu vực đó. Ví dụ: Liên bang Nga là một nước giàu tài nguyên khoáng sản, có thể phát triển các ngành công nghiệp với cơ cấu đa dạng. Tuy nhiên, do nhứng khó khăn về khí hậu, địa hình, lực lượng lao động … và nhiều yếu tố khác nữa nên hiện nay, vùng Viễn Đông của LB Nga, các khoáng sản đang ở dạng tiềm năng.

+ Individual (Đặc tính riêng lẻ ) và Comparision (So sánh): Tìm ra những đặc điểm chung/ giống nhau và các đặc điểm khác nhau giữa các đối tượng địa lí. Quan trọng là tìm ra được các đặc điểm khác nhau để thấy được điểm nổi trội và hạn chế của đối tượng.

+ D: Delta (Thay đổi) và Statusquo (trạng thái hiện tại): Dựa vào các đặc điểm hiện tại của đối tượng địa lí, dự báo những thay đổi có thể xảy ra khi con người tác động vào các đối tượng đó. Ví dụ: Mĩ La tinh là một khu vực giàu tài nguyên rừng, khoáng sản, biển … những nếu con người khai thác rừng bừa bãi, đốt rừng làm đồng cỏ, khai thác tài nguyên biển và khoáng sản quá mức, gây lãng phí …thì trong thời gian rất ngắn, nguồn tài nguyên phong phú này sẽ bị cạn kiệt, môi tường tự nhiên sẽ bị ô nhiễm, có rất nhiều thiên tai xảy ra và gây ảnh hưởng xấu đến đời sống con người và các ngành sản xuất. Vì vậy cấn có sự quản lí chặt chẽ của chính quyền các quốc gia, ý thức trách nhiệm của người dân và ứng dụng công nghệ cao vào quá trình khai thác tài nguyên.

Khi phân tích, đánh giá thông tin thu thập được, HS phải làm việc một cách nghiêm túc, khách quan, không dựa vào ý kiến chủ quan/ sự bảo thủ của các nhân. Đây có thể là bước khó khăn nhất nhưng cũng rất thú vị. Vì nó tạo điều kiện cho HS tự phản biện, tự luyện tập.

Bước này đòi hỏi HS các khả năng:

- Hiểu mối liên hệ giữa các đối tượng địa lí. Các đối tượng địa lí không tồn tại một cách riêng lẻ mà luôn có sự gắn kết, tác động qua lại lẫn nhau. Sự thay đổi của một đối tượng sẽ dẫn đến sự thay đổi của các đối tượng khác và kéo theo sự thay đổi của lãnh thổ chứa chúng. HS cũng cần hiểu được sự gắn kết logic giữa các quan điểm trong quá trình phân tích .

- Đưa ra lập luận một cách khách quan, khoa học. Tìm ra lỗi sai phổ biến trong cách lập luận. Giải quyết vấn đề một cách có hệ thống.

- Tìm ra vấn đề/ đối tượng quan trọng/ nổi trội hơn.

- Xem xét mọi vấn đề, mọi thông tin liên quan trước khi đưa ra quyết định. Xem xét cách lập luận và sự đúng đắn trong quan điểm, niềm tin của người khác.

GV phải hiểu rằng, HS có khả năng tích lũy thông tin, có trí nhớ tốt và biết nhiều kiến thức chưa chắc đã có TDPB. Học sinh có TDPB tốt phải có khả năng suy luận ra

những hệ quả từ những gì các em biết và sử dụng thông tin để giải quyết vấn đề, đồng thời tìm kiếm những nguồn thông tin liên quan để tăng hiểu biết của mình về vấn đề đó. HS phải chủ động, tự đặt câu hỏi và tự mình đi tìm thông tin, đưa ra lập luận để câu trả lời cho những câu hỏi đó chứ không chỉ đợi GV đưa ra câu hỏi rồi mới tìm thông tin, phản biện ý kiến. Cũng cần phân biệt rằng, TDPB không phải là chỉ biết phát hiện lỗi sai trong ý tưởng và lập luận của người khác/ bạn bè/ thầy cô mà quan trọng là phải đưa ra những lập luận rõ ràng, chắc chắn, dựa trên những luận cứ chính xác, vững chắc. Vì thế, HS phải thường xuyên suy nghĩ về mọi yếu tố có liên quan, tìm kiếm thêm những thông tin mới, chứ không chỉ là đọc những gì đã được phơi bày, được viết sẵn ngay trong sách giáo khoa, sách học tốt… Hơn nữa, còn phải xem xét vấn đề ở nhiều khía cạnh khác nhau, phải tiên đoán những khả năng có thể xảy ra trong tương lai, điều đó cũng có nghĩa là cần phải có khả năng tư duy sáng tạo.

2.3.4 Bước 4: Trao đổi đưa ra giải pháp/ Phản biện.

Nếu chỉ tự bản thân HS đưa ra kết luận về vấn đề mà không có sự trao đổi ý kiến với thầy cô, bạn bè thì cho dù HS suy nghĩ thấu đáo đến đâu cũng không thể có cái nhìn bao quát hết mọi khía cạnh của vấn đề, không biết cách giao tiếp với người khác và đặc biệt là không thể rèn luyện cho mình các kĩ năng trình bày, giải thích vấn đề thì cũng không đem lại kết quả như mong muốn. Trong quá trình phản biện, HS vừa biết cách trình bày hết ý kiến của mình cho người khác hiểu, quan trọng hơn là các em trực tiếp đối thoại với các bạn học sinh khác để bảo vệ quan điểm của mình. Các em sẽ đưa ra hàng loạt những lí lẽ, dẫn chứng và sắp xếp chúng theo một trật tự hợp lí để thuyết phục những người khác tán đồng quan điểm với mình, HS sẽ phải trả lời các câu hỏi do bạn khác đưa ra, đồng thời vừa biết lắng nghe, tiếp thu và cảm thông cho người khác để đưa ra giải pháp hợp lý nhất.

. Tổ chức cho học sinh tranh luận, phản biện là khâu quan trọng nhất của giờ học theo hướng phát triển năng lực phản biện. Lúc này học sinh sẽ trình bày quan điểm của mình trước tập thể và quan trọng hơn là các em trực tiếp đối thoại với các bạn học sinh khác để bảo vệ quan điểm của mình. Học sinh sẽ đưa ra hàng loạt những lí lẽ, dẫn chứng và sắp xếp chúng theo một trật tự hợp lí để thuyết phục những người khác tán đồng quan điểm với mình. Cũng trong hoạt động này, học sinh có thể sẽ phải trả lời những câu hỏi do các bạn khác đặt ra. Điều này đòi hỏi các em phải có một thói quen tư duy biện chứng rõ ràng, khả năng ứng biến mau lẹ trước các tình huống phát sinh, và tất nhiên là HS phải hiểu rõ về vấn đề, về đối tượng địa lí mà mình đang hướng tới.

GV sẽ tổ chức cho HS phản biện theo hình thức cá nhân hoặc nhóm.

- Ví dụ: Khi tìm hiểu về ngành du lịch của Hoa Kì, GV có thể đặt câu hỏi “Hoa Kì là đất nước có ngành du lịch rất phát triển, thu hút nhiều du khách quốc tế. Nếu có cơ hội đi du lịch ở bờ biển Califoocnia của Hoa Kì, em sẽ đi vào thời gian nào? Vì sao? ”. Sau đó tổ chức cho HS phản biện cá nhân, đưa ra quan điểm của mình và luận điểm để bảo vệ quan điểm đó (dựa vào các kiến thức đã học về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lí, đặc biệt là về khí hậu của Hoa kì đề giải thích).

Bước 1: Tổ chức cho HS làm việc theo từng nhóm . (Nhóm bao gồm những HS có cùng quan điểm). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bước 2: Tổ chức cho các em thảo luận, làm việc cùng nhau để tìm ra các ý phản biện và sắp xếp chúng theo một trật tự lôgic. GV phải quan sát tổng thể quá trình làm việc của từng em, nhắc nhở động viên tất cả HS tham gia thảo luận.

Bước 3: Các nhóm cử đại diện trình bày vấn đề mà mình đã chọn. Sau khi trình bày, các HS trong nhóm khác có thể nêu câu hỏi yêu cầu được giải đáp: tổ chức phản biện giữa các nhóm. Thông qua quá trình phản biện, các em có cơ hội trao đổi ý kiến của mình, bảo vệ ý kiến và tham khao ý kiến những người xung quanh để hoàn thiện vấn đề.

Bước 4: Giáo viên và học sinh cùng chốt lại vấn đề trọng tâm.

2.3.5 Bước 5: Giáo viên đánh giá kết quả phản biện của HS.

Đánh giá kết quả phản biện là khâu cuối cùng trong quá trình hình thành và phát triển TDPB cho HS. Thông qua quan sát quá trình phản biện của HS, GV biết được khả năng phát triển tư duy phản biện, cách nhìn nhận vấn đề, khả năng phản biện vấn đề của từng HS. Việc đánh giá còn giúp HS thấy được những lỗi sai của bản thân trong quá trình phản biện, từ đó giúp các em ngày càng hoàn thiện hơn trong cách nhìn nhận vấn đê/trong quá trình tư duy phản biện.

Ngoài việc hình thành tư duy phản biện cho HS ở trên lớp, GV cũng có thể hướng dẫn các em tự luyện tập/rèn luyện TDPB theo 4 bước sau:

- Bước 1: Lựa chọn 1 vấn đề mỗi nngayf và tìm kiếm thông tin, phương hướng giải quyết cho vấn đề đó.

- Bước 2: Sử dụng mô hình 5W1H và mô hình SQVID để rèn luyện kĩ năng phân tích, đánh giá thông tin của bản thân.

Trong đó, mô hình 5W1H sẽ trả lời cho HS các câu hỏi liên quan đến vấn đề cần tìm hiểu.

Mô hình SQVID sẽ giúp các em sắp xếp thông tin theo các mức độ khác nhau, có sự sa sánh, đối chiếu để tìm ra đặc điểm đặc trưng của đối tượng mình tìm hiểu và dự báo trước sự thay đổi của đối tượng trong tương lai.

- Bước 3: Tìm hiểu, đánh giá nguồn gốc, mức độ tin cậy của các thông tin/ kiến thức liên quan đến vấn đề, giúp cho việc tìm kiếm các thông tin/kiến thức ở lần sau nhanh và chính xác hơn, đảm bảo độ tin cậy hơn.

- Bước 4: Tham khảo ý kiến của những người xung quanh.

2.4 Các cách phát triển tư duy phản biện cho học sinh trong dạy học địa lí 11 THPT2.4.1 Cách 1: Tạo tình huống có vấn đề trong học tập. 2.4.1 Cách 1: Tạo tình huống có vấn đề trong học tập.

Xây dựng tình huống phản biện có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành TDPB cho HS. Nó tạo ra mối liên hệ giữa tri thức cũ và mới, giữa lí thuyết và thực tiễn đời sống; nó đưa người học vào “môi trường học tập”, thu hút sự chú ý của các em, nó đòi hỏi người học phải tìm hiểu, suy nghĩ để đưa ra các giải thích hợp lí nhất. Đồng thời nó tạo động cơ,

hứng thú cho người học, giúp HS được rèn tư duy nhanh, sắc bén và khả năng phản biện tốt; đồng thời cung cấp kịp thời những thông tin "liên hệ ngược" giúp HS và GV điều chỉnh hoạt động nhận thức và giảng dạy. Vì vậy bên cạnh dạy học gắn liến với thực tiễn, GV cần tăng cường khai thác các những biểu hiện trái ngược của thực tiễn so với cách hiểu thông thường của HS để thiết kế các bối cảnh, tạo tình huống có vấn đề kích thích hứng thú, thu hút sự tham gia của HS vào giải quyết vấn đề.

Ví dụ 1: Bài 4. Tìm hiểu những có hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN phát triển tư duy phản biện cho học sinh thông qua dạy học môn địa lí lớp 11 THPT (Trang 34)