Nội dung, phương pháp thực nghiệm

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN phát triển tư duy phản biện cho học sinh thông qua dạy học môn địa lí lớp 11 THPT (Trang 65)

CHƯƠNG 3 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.4.Nội dung, phương pháp thực nghiệm

3.4.1 Nội dung thực nghiệm:

Để đảm bảo tính hiệu quả, khả thi của đề tài, trong quá trình thực nghiệm tôi đã lựa chọn nội dung TN dựa trên chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ, năng lực được hình thành của môn địa lí lớp 11 THPT (ban cơ bản) của Bộ giáo dục và đào tạo. Gồm 2 bài:

Bài 5. Một số vấn đề của châu lục và khu vực. Tiết 3. Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và Trung Á

Bài 9: Nhật Bản. Tiết 2: Các ngành kinh tế và các vùng kinh tế.

3.4.2 Phương pháp thực nghiệm/ Cách tiến hành

Bài 5. Một số vấn đề của châu lục và khu vực. Tiết 3. Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và Trung Á

GV tổ chức dạy thực nghiệm ở lớp 11A1 trường THPT Đô Lương 3 theo hình thức dạy học sử dụng các yêu cầu, cách thức phát triển tư duy phản biện cho học sinh.

GV tổ chức dạy đối chứng ở lớp 11C1 trường THPT Đô Lương 4 theo phương pháp thông thường.

Bài 9: Nhật Bản. Tiết 2. Các ngành kinh tế và các vùng kinh tế.

GV tổ chức dạy thực nghiệm ở lớp 11A6 trường THPT Đô Lương 3 theo hình thức dạy học sử dụng các yêu cầu, cách thức phát triển tư duy phản biện cho học sinh.

GV tổ chức dạy đối chứng ở lớp 11C1 trường THPT Đô Lương 4 theo phương pháp thông thường.

3.5. Phân tích, đánh giá kết quả thực nghiệm

Để phân tích, đánh giá kết quả học tập đạt được của HS các lớp đối chứng và lớp thực nghiệm, trước khi tiến hành thực nghiệm, tôi lấy kết quả học tập học kì I của HS làm cơ sở để đánh giá kết quả học tập ban đầu của HS các nhóm lớp. Sau khi thực nghiệm, tôi đã tiến hành kiểm tra HS. Theo đó, các tiêu chí đánh giá được xây dựng theo 3 mức độ, điểm trung bình tương ứng với các mức độ như sau:

Điểm < 5 Đ Từ 5 Đ đến <8 Đ ≥ 8 đ đến 10 Đ Mức độ đạt / không

đạt theo tiêu chí. Không đạt Đạt Tốt

Tôi đã dạy thực nghiệm ở 2 bài, và tiến hành 2 bài kiểm tra, đánh giá kết quả thực nghiệm của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm. Kết quả cụ thể như sau:

3.5.1 Bài 5. Một số vấn đề của châu lục và khu vực. Tiết 3: Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và Trung Á

Các tiêu chí chủ yếu để đánh giá tư duy phản biện của HS ở đề kiểm tra trên là:

Tiêu chí Nội dung

Tiêu chí 1 HS giải thích được vì sao khu vực Tây Nam Á và Trung Á được xem là “điểm nóng” của Thế giới.

HS thu thập thơng tin, đưa ra các lập luận và dẫn chứng để chứng minh lập luận đó. Bao gồm:

- Có vị trí địa chính trị quan trọng: Tây Nam Á nằm trên đường giao lưu của 3 châu lục Á, Phi Âu; Trung Á tiếp giáp với nhiều khu vực, từng có “con đường tơ lụa” đi qua.

- Có trữ lượng dầu mỏ lớn (riêng Tây Nam Á đã chiếm trên 50% trữ lượng thế giới).

- Thường xuyên xảy ra xung đột sắc tộc, tôn giáo và nạn khủng bố: Xung đột giữa người Ả Rập và người Do Thái (Giữa I-xra-en và Pa-le- xtin), các cuộc đấu tranh giành đất đai, nguồn nước và các tài nguyên khác.

- Là nơi cạnh tranh ảnh hưởng của các cường quốc (Hoa Kì, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản…)

- Là nơi có khí hậu khô (Trung Á), khô nóng (Tây Nam Á).

Tiêu chí 2 HS nêu được nguyên nhân.

Bao gồm các nguyên nhân sau:

- Do tranh chấp về nguồn lợi (đất đai, nguồn nước, dầu mỏ, …).

- Do các định kiến về dân tộc, tôn giáo, văn hóa và các vấn đề thuộc lịch sử.

- Do sự can thiệp vụ lợi của các thế lực bên ngoài. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiêu chí 3 HS nêu được hậu quả.

Bao gồm các hậu quả sau:

- Về mặt chính trị: Gây mất ổn định ở mỗi quốc gia trong khu vực và làm ảnh hưởng đến các khu vực khác.

- Về mặt xã hội: Đời sống nhân dân bị đe dọa, làm cho tình trạng đói

Đề kiểm tra đánh giá:

Tại sao khu vực Tây Nam Á và Trung Á được coi là “điểm nóng” của thế giới. Nêu nguyên nhân, hậu quả và giải pháp.

nghèo ngày càng tăng.

- Kinh tế: các ngành kinh tế bị hủy hoại, chậm phát triển.

Ảnh hưởng đến giá dầu trên thế giới từ đó ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới.

- Môi trường: Môi trường bị tàn phá nghiêm trọng.

Tiêu chí 4 HS trả lời được các giải pháp.

Bao gồm các giải pháp sau:

- Xóa bỏ các tranh chấp về quyền lợi đất đai, nguồn nước, tài nguyên, môi trường sống.

- Xóa bỏ các định kiến về dân tộc, tôn giáo, văn hóa và các vấn đề thuộc lịch sử.

- Xóa bỏ sự can thiệp vụ lợi của các thế lực bên ngoài.

- Nâng cao bình đẳng, dân chủ, mức sống của người dân. Giải quyết nạn đói, việc làm, vấn đề nhà ở, …

- Cần sự giúp đỡ tích cực của các tổ chức nhân đạo quốc tế.

Tiêu chí 5 Từ đó HS cần rút ra được Tây Nam Á và Trung Á là một khu vực quan trọng của thế giới, ở đây có nhiều vấn đề cần được các quốc gia trong khu vực và thế giới quan tâm giải quyết. Trong đó quan trọng nhất và vấn đề giữ vững hòa bình và ổn định trong khu vực.

Bảng 3.2. Kết quả kiểm tra ở lớp thực nghiệm: Lớp 11A6 trường THPT Đô Lương 3

Tiêu chí Các mức độ

Không đạt Đạt Tốt

Tiêu chí 1 0% 60% 40%

Tiêu chí 2 0% 22% 78%

Tiêu chí 3 0% 33% 67%

Tiêu chí 4 0% 45% 55%

Bảng 3.3. Kết quả điều tra ở lớp đổi chứng : Lớp 11C1 trường THPT Đô Lương 4

Tiêu chí

Các mức độ

Không đạt Đạt Tốt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiêu chí 1 12% 78% 10%

Tiêu chí 2 0% 51% 49%

Tiêu chí 3 0% 63% 37%

Tiêu chí 4 10% 70% 20%

Tiêu chí 5 49% 46% 5%

Qua kết quả thực nghiệm lớp 11A6 trường THPT Đô Lương 3 và lớp kết quả của lớp đối chứng 11C1 trường THPT Đô Lương 4 (ban cơ bản) ở bài 5. Một số vấn đề của châu lục

và khu vực. Tiết 3: Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và Trung Á ta thấy có sự khác nhau:

Lớp 11A6 trường THPT Đô Lương 3, Các tiêu chí 1 đòi hỏi HS phải thu thập, xử lí thông tin, đưa ra các lập luận và dẫn chứng để chứng minh lập luận đó thì tỉ lệ học sinh đạt được tiêu chí đó cao 100%, trong đó số HS đặt được ở mức độ tốt cao (40%). Ở lớp đối chứng 11C1, tỉ lệ học sinh chưa đạt được tiêu chí đó còn cao 12%, số HS đặt được ở mức độ tốt chỉ 10%.

Các tiêu chỉ 2,3,4 lớp thực nghiệm 11A6 tỉ lệ HS đạt ở mức độ tốt luôn cao hơn lớp đối chứng 11C1 cụ thể là 78%, 67%, 55%. Trong khi đó ở lớp đối chứng, tiêu chí 2,3,4 ở mức độ tốt chỉ đạt lần lượt là 49%, 37%, 20%.

Tiêu chí 5, là tiêu chí đòi hỏi HS phải nhìn nhận vấn đề một cách tổng quát/theo nhiều khía cạnh khác nhau thì ở lớp đối chứng có tới 49% không đạt được tiêu chí, 46% đạt ở mức độ trung bình, chỉ 5% đạt ở mức độ tốt. Trong khi đó, ở lớp thực nghiệm chỉ có 11% HS không đạt yêu cầu và có tới 55% đạt ở mức độ tốt.

3.5.2. Bài 9: Nhật Bản. Tiết 2. Các ngành kinh tế và các vùng kinh tế.

.

Đề kiểm tra:

Vì sao ngành đánh bắt hải sản là ngành kinh tế quan trọng của Nhật Bản nhưng hiện nay sản lượng cá khai thác có xu hướng giảm ? Theo em, việc sản lượng cá khai thác của Nhật giảm là một vấn đề tích cực hay tiêu cực?

Các tiêu chí chủ yếu để đánh giá tư duy phản biện của HS ở đề kiểm tra trên là:

Tiêu chí Nội dung

Tiêu chí 1 HS giải thích được vì sao ngành đánh bắt hải sản là ngành kinh tế quan trọng của Nhật Bản.

HS vận dụng kiến thức đã học cùng với việc thu thập thông tin, đưa ra các lập luận và dẫn chứng để chứng minh lập luận đó. Bao gồm:

- Nhật Bản có 4 mặt giáp biển, là nơi giao thoa của các dòng hải lưu, vùng biển có nhiều ngư trường lớn. Vì vậy đánh bắt thủy hải sản là một thế mạnh nổi bật của Nhật Bản.

- Đánh bắt hải sản cung cấp nguồn thức ăn quan trọng cho đời sống nhân dân, giải quyết một phần hạn chế về nguồn lương thực, cây thực phẩm từ trồng trọt. (Trong đó cá là món ăn truyền thống,là bí quyết sống khỏe, sống lâu của người Nhật).

- Đánh bắt hải sản cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và là nguồn hàng xuất khẩu quan trọng của Nhật Bản.

Tiêu chí 2 HS đưa ra số liệu chứng minh hiện nay sản lượng cá khai thác có xu

hướng giảm:

Năm 1985 1990 1995 2000 2003 Sản lượng

(Nghìn tấn)

11411.4 10356.4 6788.0 4988.2 4596.2

=> Trong vòng 18 năm giảm gần 7000 tấn cá khai thác.

Tiêu chí 3 HS thu thập thông tin, đưa ra các lập luận giải thích nguyên nhân làm cho sản lượng cá khai thác có xu hướng giảm:

- Vùng biển của Nhật bị ơ nhiễm nặng nề, việc sử dụng cá biển khai thác trong nước ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân.

- Theo công ước quốc tế về chủ quyển trên biển, vùng biển được phép khai thác của Nhật Bản bị thu hẹp rất nhiều so với trước đây. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trước đây, Nhật bản đánh bắt nhiều cá voi, hiện nay cá voi là loại cá bị cấm khai thác, cá cần được bảo vệ.

- Bị cạnh tranh mạnh mẽ bởi các nước đang phát triển nên đánh bắt cá không còn là ngành cho hiệu quả kinh tế cao, không thu hút các nhà đầu tư như trước nữa.

- Vùng biển gần bờ đã bị khai thác từ lâu, trở nên khan hiếm, cạn kiệt, trữ lượng ít.

Tiêu chí 4 HS đưa ra lập luận để thấy được rằng việc sản lượng cá khai thác của Nhật giảm là một vấn đề vưa tích cực, vừa tiêu cực.

* Tích cực:

- Sản lượng cá khai thác của Nhật giảm góp phần bảo vệ tài nguyên hải

sản, bảo vệ đa dạng sinh học.

- Hạn chế ô nhiễm môi trường do dầu của các tàu, rác thải trong quá trình đánh bắt gây ra.

* Tiêu cực:

- Ảnh hưởng đến đời sống con người (làm giảm nguồn thực phẩm từ tự nhiên).

- Giảm nguyên liệu cho ngành công nghiệp.

- Nhật Bản từ một nước xuất khẩu cá biển trở thành một nước nhập khẩu cá với lượng lớn trên thế giới.

Bảng 3.4. Kết quả kiểm tra ở lớp thực nghiệm lớp:

Lớp 11A1 trường THPT Đô Lương 3

Tiêu chí Các mức độ

Không đạt Đạt Tốt

Tiêu chí 1 0% 12% 88%

Tiêu chí 2 0% 52% 48%

Tiêu chí 3 0% 52% 48%

Tiêu chí 4 0% 69% 31%

Bảng 3.5. Kết quả điều tra ở lớp đối chứng:

Lớp 11C2 trường THPT Đô Lương 4

Tiêu chí

Các mức độ

Không đạt được Đạt được Tốt

Tiêu chí 1 0% 78% 10%

Tiêu chí 2 0% 67% 33%

Tiêu chí 3 0% 64% 36%

Qua kết quả thực nghiệm lớp 11A1 trường THPT Đô Lương 3 và lớp kết quả của lớp đối chứng 11C2 trường THPT Đô Lương 4 ở bài 9. Nhật Bản. Tiết 2: Các ngành

kinh tế và các vùng (chương trình chuẩn) , ta thấy có sự khác nhau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lớp 11A1 trường THPT Đô Lương 3, ở tiêu chí 1 đòi hỏi HS phải vận dụng kiến thức đã học cùng với việc thu thập thông tin, đưa ra các lập luận và dẫn chứng để chứng minh lập luận đó thì tỉ lệ học sinh đạt được tiêu chí đó cao 100%, số HS đặt được ở mức độ tốt cao (88%). Ở lớp đối chứng 11C1, tỉ lệ học sinh chưa đạt được tiêu chí đó còn cao 12%, số HS đặt được ở mức độ tốt chỉ 7%.

Ở tiêu chỉ 2, lớp thực nghiệm 11A1 tỉ lệ HS đạt ở mức độ tốt cao hơn lớp đối chứng 11C1 cụ thể là 48% so với 33%. Do nhiều em chưa biết lấy số liệu chứng minh.

Ở tiêu chí 3. HS lớp thực nghiệm đưa ra được nhiều lập luận tốt hơn so với lớp đối chứng nên mức độ tốt ở lớp thực nghiệm đạt tỉ lệ cao hơn.

Điều đáng nới là ở tiêu chí 4, Tiêu chí này đòi hỏi HS phải xem xét vấn đề dưới nhiều khía cạnh khác nhau. HS lớp đối chứng có 12% các em không đưa ra được quan điểm riêng của mình. Chỉ có 7% số em HS lập luận tốt, xem xét vấn đề một cách toàn diện hơn. Trong khi đó, ở lớp thực nghiệm có 100% HS biết đưa ra quan điểm riêng và có lập luận để bảo vệ quan điểm của mình. Và có tới 31 % số HS có cái nhìn toàn diện về vấn đề, có cách lập luận tốt (biết xem xét vấn đề một cách đa chiều). Hay nói cách khác, khi đã được GV hướng dẫn để hình thành tư duy phản biện, được rèn luyện qua một thời gian, HS biết cách xem xét vấn đề ở nhiều khía cạnh khác nhau, biết đưa ra ý kiến phản biện, các lập luận một cách chắc chắn, chặt chẽ.

* Nguyên nhân của kết quả thực nghiệm

Qua quá trình thực hiện đề tài và dạy thực nghiệm, tôi thấy có sự chênh lệch giữa kết quả của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm. Sự chênh lệch này là do những nguyên nhân sau:

- Về phương pháp giảng dạy:

+ Ở lớp đối chứng, GV tiến hành giảng dạy theo phương pháp thông thường cho nên đa số HS nắm được kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa, không thu thập được nguồn thông tin, dẫn chứng đa chiều để có cái nhìn toàn diện về vấn đề nghiên cứu. Đặc biệt ở các nội dung yêu cầu HS phải có kiến thực thực tiễn hoặc trình bày ý kiến cá nhân, hầu hết các em thiếu kiến thức, thiếu thông tin thực tiễn hoặc trình bày ý kiến các nhân theo quan điểm 1 chiều. + Ở lớp thực nghiệm, HS được tổ chức học tập theo các phương pháp phát triển tư duy phản biện nên đã hình thành kĩ năng thu thập và xử lí tư liệu, phân tích, đánh giá thông tin; có khả năng lấy những kiến thức thực tiễn vào lí giải thích nguyên nhân từ đó có cái nhìn toàn diện về vấn đề mà GV hỏi/ kiểm tra. Nhiều HS đã đưa ra nhiều lập luận tốt, thể hiện quan điểm cá nhân sâu sắc, sự vận dụng kiến thức vào tình huống thực tiễn một cách linh hoạt.

- Về câu hỏi kiểm tra đánh giá: Do mục đích chủ yếu của kiểm tra đánh giá là kiểm tra

sự phát triển, quá trình rèn luyện tư duy phản biện của HS cho nên, nội dung câu hỏi tập trung vào khả năng thu thập và xử lí thông tin, cách đưa ra quan điểm, lập luận về vấn đề; cách thể hiện quan điểm cá nhân đối với vấn đề đánh giá. Nên khi HS đã được GV hướng

dẫn, được rèn luyện qua một thời gian của quá trình học tập thì sẽ có cách lập luận rõ ràng, chặt chẽ, thể hiện quan điểm các nhân một cách đa chiều, toàn diện.

Như vậy, việc hình thành, phát triển, rèn luyện tư duy phản biện cho HS thông qua dạy học môn địa lí sẽ giúp các em có được những kĩ năng, kiến thức cần thiết vừa mang tính lí thuyết vừa mang tính thực tiễn để nhìn nhận vấn đề địa lí một cách đúng đắn. Qua đây, các em cũng tự rèn luyện cho mình có cái nhìn đa chiều các vấn đề xảy ra trong thực tiễn đời sống, giúp các em biết cách phân tích, xử lí thông tin và vận dụng thông tin vào cuộc sống một cách hữu ích, tránh được tình trạng tin vào mọi nguồn thông tin trên các trang mạng xã hội hay có những suy nghĩ và hành động bồng bột trong thời đại công nghệ thông tin.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN phát triển tư duy phản biện cho học sinh thông qua dạy học môn địa lí lớp 11 THPT (Trang 65)