Phối hợp các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực để rèn luyện kĩ năng tư duy

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN phát triển tư duy phản biện cho học sinh thông qua dạy học môn địa lí lớp 11 THPT (Trang 27)

5. Cấu trúc đề tài

2.1.4Phối hợp các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực để rèn luyện kĩ năng tư duy

phản biện cho học sinh.

Mỗi một phương pháp, kĩ thuật dạy học đều có nhưng ưu điểm và hạn chế nhất định. Hơn nữa không có phương pháp nào phù hợp cho tất cả mọi đối tượng và mọi bài học. Vì thế việc kết hợp các phương pháp, kĩ thuật dạy học khác nhau trong một giờ dạy là cần thiết.

GV có thể sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực như:

- Phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề: GV phải biết đặ vấn đề và đưa HS vào các tình huống có vấn đề, khuyến khích HS đưa ra các quan điểm cá nhân, trao đổi, phản biện về vấn đề. Ví dụ: Khi dạy về khu vực Mĩ La tinh, GV dùng các câu hỏi nêu vấn đề, đưa HS vào tình huống như sau: “Mĩ La tinh là một khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên, giàu

truyền thống văn hóa, có điều kiện giao lưu học hỏi với nhiều nước phát triển trên thế giới đặc biệt là Hoa Kì và Tâu Âu song hiện nay khu vực này vẫn được xem là một khu vực chưa phát triển, chưa tương xứng với tiềm năng. Em hãy cho biết ý kiến của bản thân về nhận định trên và giải thích nguyên nhân”.

- Phương pháp thảo luận nhóm: Tạo điều kiện cho HS trao đổi, đưa ra ý kiến cá nhân, có cơ hội trao đổi với các bạn trong nhóm để cùng giải quyết các nhiệm vụ học tập. HS học tập cách hợp tác để hoàn thành công việc một cách có hiệu quả.

Ví dụ: Khi học mục I. Đặc điểm của khu vực Tây Nam Á và Trung Á, GV có thể chia lớp thành 4 nhóm như sau:

+ Nhóm 1,2: Tìm hiểu Vị trí địa lí, các đặc điểm tự nhiên và dân cư khu vực Tây Nam Á. Những điểm giống nhau về vị trí địa lí và tự nhiên của 2 khu vực Trây Nam Á và Trung Á. + Nhóm 3,4: Tìm hiểu Vị trí địa lí, các đặc điểm tự nhiên và dân cư khu vực Trung Á. Những điểm giống nhau về dân cư và xã hội của 2 khu vực Trây Nam Á và Trung Á.

- Phương pháp tranh luận: trong khi dạy học, GV có tình tạo ra một tình huống sai lệch nào đó hoặc nhiều tình huống trái chiều nhau, có nhiều sự lựa chọn để khiến cho HS cảm thấy không phù hợp, không thể tán đồng mà buộc họ phải lên tiếng tranh luận. Từ đó HS phải đưa ra các dẫn chứng để chứng minh lập luận của mình. Tranh luận không có nghĩa là bác bỏ hoàn toàn ý kiến của người khác mà phải xem xét, quan tâm đến các ý kiến, lập luận trái chiều của bạn để từ đó có cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề.

Có thể đưa ra câu hỏi khi dạy bài 3: Một số vấn đề mang tính toàn cầu như sau: Khi giải quyết vấn đề già hóa dân số ở các nước phát triển, có một số ý kiến được đưa ra như sau: + Khuyến khích sinh con bằng nhiều hình thức trợ cấp khác nhau.

+ Nhập khẩu lao động giá rẻ từ các nước đang phát triển. + Kéo dài độ tuổi lao động của công dân trong nước. Bản thân em sẽ chọn biện pháp giải quyết nào? Vì sao?

- Phương pháp đóng vai phản biện: có nghĩa là GV cho HS đóng vai, khuyến khích HS thâm nhập thực tế, đặt mình vào những người có địa vị khác nhau trong xã hội để giải quyết các tình huống cụ thể của cuộc sống. Có nghĩa là, khi đóng vai, các em có nhiều vai diễn khác nhau nên sẽ có nhiều cách nhìn nhận khác nhau về các vấn đề được nêu ra và từ đó xuất hiện các ý kiến phản biện.

Ví dụ: Sau khi học xong mục I: Một số vấn đề về tự nhiên, dân cư và xã hội của Mĩ La tinh, GV đưa ra tình huống: Giải pháp để giải quyết các khó khăn về mặt tự nhiên, dân cư, xã hội của các nước Mĩ La tinh.

Các vai diễn được phân công là: + Vai diễn nhà quản lí kinh tế. + Vai diễn kĩ sư môi trường. + Vai diễn người dân Mĩ La tinh. + Vai diễn tổ chức nhân đạo Quốc tế.

Các vai diễn đưa ra giải pháp khác nhau nhằm giúp đỡ nhân dân Mĩ La tinh khắc phục khó khăn về tự nhiên, dân cư, xã hội.

HS quan sát các vai diễn, thảo luận cách giải quyết vấn đề của mỗi “nhân vật” rồi rút ra kết luận: Mỗi người ở cương vị của mình phải làm gì để giúp khu vực Mĩ La tinh khắc phục các khó khăn về mặt tự nhiên, dân cư và xã hội? Sau đó GV kết luận và đánh giá về vai diễn. Thông qua ý kiến của các vai diễn, HS qua sát, đưa ra ý kiến phản biện của mình và có nhiều cách nhìn khác nhau về vấn đề được đưa ra.

Bên cạnh đó, GV có thể dùng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực khác như: Phương pháp dạy học tự án, dạy học theo trạm; kĩ thuật khăn trải bàn, XYZ, động não, kĩ thuật tranh luận ủng hộ – phản đối…

2.1.5 Khích lệ, động viên học sinh tham gia phản biện.

Trong quá trình dạy học, bên cạnh những HS mạnh dạn, tích cực sẽ có những HS rụt rè, nhút nhát, thụ động… cần có sự khích lệ, động viên của GV. Thái độ Khích lệ động viên của GV có ảnh hưởng tích cực đến các em HS, đặc biệt là những HS nhút nhát, rụt rè, thụ động, ít tham gia phát biểu, đưa ra ý kiến các nhân trước tập thể lớp. Có những HS có tư duy phản biện rất tốt, làm bài rất tốt nhưng do tích cách nhút nhát, không thích thể hiện mình nên các em ít tham gia xây dựng ý kiến. Cũng có nhiều HS sợ bị thầy cô và bạn bè phê phán, cời chê … khi nói sai nên cũng không dám phát biểu ý kiến của mình. Chính vì thế GV nên khéo léo khích lệ các em bằng thái độ chân thành. Chẳng hạn trước một tình huống phản biện khó GV có thể động viên HS như sau: Các em cứ mạnh dạn đưa ra quan điểm của mình, nếu sai chúng ta sẽ bàn bạc lại. Biết đâu các em có ý kiến đúng nhưng không dám nói ra? Hoặc nếu các em không nói ra thì thật đáng tiếc…. Hoặc Các em đừng sợ nói sai, cô đang rất muốn nghe ý kiến của bản thân các em, ở đây chúng ta chưa bàn luận đến mức độ đúng sai là đang bàn luận đến quan điểm các nhân của mỗi người… Thậm chí GV có thể khích lệ HS bằng phần thưởng, bằng điểm số hay mỗi lần đưa ra ý kiến là một dấu tích lũy để cộng điểm “tích cực” sau này cho các em cũng là một cách vô cùng hiệu quả. Những lúc như thế các em sẽ cảm thấy mình có sự cỗ vũ, động viên, thấy tự tin hơn, mạnh dạn hơn khi không bị phê phán. Để làm được điều này nó đòi hỏi sự chân thành từ phía GV. Người ta vẫn nói “Khen hay chê đều phải có nghệ thuật”. Nếu khen không đúng lúc sẽ không động viên được các em mà thậm chí còn trở nên loãng xẹt, tâng bóc không đúng lúc, tạo ra sự nhàm chán; nếu chê không biết cách sẽ làm các em tự ti, ái ngại, sợ hãi, lần sau không dám nói, không dám bày tỏ ý kiến của các nhân mình.

2.1.6 Tổ chức cho học sinh phản biện một cách khách quan.

Việc tổ chức cho HS phản biện là khâu quan trọng nhất quá trình phát triển năng lực tư duy phản biện cho HS. Nếu như có ý kiến phản biện mà không có cơ hội để “phản biện”, không dám “phản biện” đưa ra ý kiến của cá nhân mình thì quả là một điều đáng tiếc. Tổ chức cho HS phản biện chính là lúc HS có cơ hội trình bày quan điểm của mình trước tập thể và quan trọng hơn là các em trực tiếp đối thoại với các bạn khác để bảo vệ quan điểm, bày tỏ ý kiến đống ý hay phản đối các quan điểm của bạn khác và đưa ra các lập luận cá nhân của mình. Từ đó HS có cái nhìn toàn diện, bao quát hơn về vấn đề, hiểu rõ hơn và có

khả năng vận dụng vào thực tiễn cuộc sống hơn. Học sinh sẽ đưa ra hàng loạt những lí lẽ, dẫn chứng và sắp xếp chúng theo một trật tự hợp lí để chứng minh quan điểm cá nhân của mình, để thuyết phục những người khác tán đồng quan điểm với mình. Thông qua hoạt động phản biện, HS có thể sẽ phải trao đỏi ý kiến của mình với bạn khác, phải trả lời những câu hỏi do các bạn khác đặt ra… Điều này đòi hỏi các em phải có một thói quen tư duy phản biện, lặp luận rõ ràng, phản ứng nhanh nhẹn trước các tình huống phát sinh trong thực tiễn. Cũng thông qua phản biện, HS có thể quan sát được thái độ của người khác, học tập kĩ năng phản biện, học tập cách điều tiết bản thân trong các tình huống…

Trong khi tổ chức cho HS phản biện, GV chính là người tham dự, lắng nghe, chia sẻ, “trọng tài”, tổ chức, hướng dẫn… Đây cũng là lúc GV thu nhận được nhiều thông tin phản hồi nhất. GV hiểu được ý kiến quan điểm các nhân của HS, thậm chí hiểu được tính cách, thái độ của các em thông qua cách phản biện và quan trọng hơn hết là GV đánh giá được mức độ hiểu vấn đề/bài học của HS để từ đó có những biện pháp điều chỉnh kịp thời.

Kỹ năng phản biện là một hệ thống bao gồm nhiều kĩ năng khác nhau như kĩ năng quan sát, diễn giải, phân tích, suy luận, đánh giá, giải thích, tri nhận tổng hợp. Với kỹ năng phản biện, GV đã góp phần hình thành cho HS các năng lực của học sinh THPT như năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, tính toán, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ- tin học, ...

GV có thể tổ chức cho HS phản biện theo hình thức cá nhân hoặc theo nhóm. - GV có thể tổ chức cho HS phản biện theo nhóm thông qua các bước cơ bản sau:

- Việc tổ chức cho học sinh phản biện không nhất thiết là hình thức phản biện theo nhóm mà có thể sử dụng cách phản biện theo hình thức cá nhân giữa HS với GV, theo cặp giữa HS với HS. Trong quá trình học tập, GV có thể linh hoạt vận dụng các hình thức phản biện khác nhau để giúp HS hình thành tư duy phản biện, lĩnh hội tri thức của bài học. Hoặc trong một tình huống nhất định, GV có thể cố ý nói sai vấn đề, hoặc dẫn một ý kiến nào đó chưa thỏa đáng để HS phát hiện ra và phản biện lại. Nếu HS chưa phát hiện ra thì GV nên cố ý nhấn mạnh điểm sai thêm lần nữa. Nếu HS vẫn chưa phát hiện được thì GV phải biết khơi

Bước 1: Tổ chức cho HS làm việc theo từng nhóm (Nhóm bao gồm những HS có

cùng quan điểm)

Bước 2: Tổ chức cho HS thảo luận, đưa ra ý kiến phản biện.

Bước 3: Các nhóm cử đại diện trình bày vấn đề mà mình đã chọn.

Bước 4: Giáo viên và học sinh cùng chốt lại vấn đề trọng tâm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

gợi một cách khéo léo: em nào chỉ ra cho cô biết có vấn đề nào chưa chuẩn ở đây không? Nếu có, em sẽ sửa lại bằng cách nào? Vì sao lại nên sửa lại như thế? Hình như có vấn đề gì đó chưa ổn ở đây, các em có thấy thế không? Như vậy sẽ tập trung được sự chú ý của HS, sẽ lôi kéo HS phát hiện ra vấn đề. Khi HS phản biện đúng, đưa ra các lập luận có sức thuyết phục thì GV nên công nhân, bổ dung vào bài học, coi đó như là công lao, phát hiện mới mẻ, của HS.

Trong khi GV tổ chức phản biện cho HS sẽ có nhiều tình huống nảy sinh. Vì vậy, khi thiết kế bài dạy, GV phải dự kiến tình huống và cách xử lí, tránh để rơi vào tình trạng bị động. GV phải tìm hiểu kĩ vấn đề dạy học và các nội dung có liên quan, phải nắm vững kiến thức để giải thích, giải đáp các khúc mắc cho HS một cách rõ ràng, ngặn gọn, dễ hiểu mà thấu đáo. Quan điểm/ luận điểm của GV đưa ra phải rõ ràng có sự lập luận chặt chẽ và logic, phải thể hiện được sự đồng tình hay phản đối, đúng hay sai... đối với ý kiến phản biện của HS.

Sau mỗi lần phản biện GV nên chốt lại ý chính, trọng tâm của bài học để HS hiểu rõ, khắc sâu kiến thức môn học.

Một số tình huống/nội dung có thể phát triển tư duy phản biện cho học sinh thông qua các bài học địa lí 11 THPT

Ở chương trình môn địa lí lớp 11, HS được học về khái quát nền kinh tế – xã hội thế giới, địa lí một số khu vực và quốc gia trên thế giới. Với nội dung kiến thức rộng lớn và có nhiều vấn đề gắn liến với thực tiễn như cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa, vấn đề biến đổi khí hậu, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường, các cuộc mâu thuẫn, xung đột giữa các tôn giáo, các tộc người, các vấn đề nổi bật của các khu vực và quốc gia trên thế giới ... nên cơ hội, bối cảnh, tình huống ... mà GV xây dựng để phát triển tư duy phản biện cho HS ở các bài học đều có. Dựa vào nội dung kiến thức môn Địa lí 11, các điều kiện để phát triển tư duy phản biện, các nội dung/ tình huống, bối cảnh được lựa chọn đại diện như bảng sau:

Bảng 2.1: Các nội dung/ tình huống phát triển TDPB trong Địa lí 11:

Tên bài Tình huống/ Bối cảnh

Bài 1. Sự tương phản về trình độ phát triển KT –XH giữa các nhóm nước. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.

Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại mang lại cơ hội hay thách thức cho nước ta?

Bài 2. Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế.

- Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế là nhân tố tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng đã gây ra nhiều thách thức vô cùng lớn đối với các nước. Việt Nam cần có giải pháp nào để tranh thủ được các cơ hội của toàn cầu hóa?

đề mang tính toàn cầu.

suy giảm tài nguyên và ô nhiễm môi trường? Bài 5. Một số vấn đề

của châu lục và khu vực

Tiết 1: Một số vấn đề của châu Phi

Tiết 2: Một số vấn đề của Mĩ La tinh

Tiết 3: Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á

- Nhu cầu khai thác tài nguyên phục vụ cho phát triển kinh tế ở các châu lục, khu vực ngày càng cao trong khi khả năng đáp ứng của các nguồn tài nguyên ngày càng hạn hẹp. Theo em, các quốc gia cần giải quyết vấn đề này như thế nào?

Hoặc: Làm thế nào để các châu lục, các khu vực phát triển kinh tế mà vẫn đảm bảo được mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững?

- Vì sao khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á trở thành “điểm nóng” của thế giới?

Bài 6. Hợp chúng quốc Hoa Kì

- Một số nhà Kinh tế học cho rằng, xu hướng tăng dân số như hiện nay mang lại gánh nặng cho nền kinh tế Hoa Kì. Tuy nhiên một số khác lại cho rằng, nguồn di dân mới sẽ thổi thêm sinh lực và mang lại lực hút cho sự phát triển nên kinh tế Hoa Kì. Em có đồng ý với các ý kiến trên không? Và Hoa Kì nên giải quyết vấn đề này như thế nào?

- Có nhận định cho rằng “Vị trí địa lí đã mang lại cơ hội vàng cho Hoa Kì”.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN phát triển tư duy phản biện cho học sinh thông qua dạy học môn địa lí lớp 11 THPT (Trang 27)