5. Bố cục đề tài
2.2.2. Thực trạng hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến quản lý dự
dự án đầu tƣ
Để khuyến khích đầu tƣ XDCB phù hợp với quy hoạch phát triển đất nƣớc, sử dụng các nguồn vốn một cách hiệu quả, chống tham ô, lãng phí, tạo môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh ... đã có nhiều văn bản quản lý đầu tƣ XDCB đƣợc ban hành và thực thi, từ Nghị định 232/NĐ-CP ngày 6/6/81 của Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Chính phủ) ban hành Điều lệ quản lý XDCB (văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên trong lĩnh vực quản lý đầu tƣ xây dựng), đến Nghị định 52/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý đầu tƣ và xây dựng; nghị định 07/2003/NĐ-CP ngày 30/1/2003 về việc sửa đổi, bổ xung một số điều của Quy chế quản lý đầu tƣ và xây dựng.
Chính phủ cũng đã ban hành các Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 1/9/1999 về việc ban hành Quy chế đấu thầu; Nghị định số 14/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đấu thầu.
Để hoạt động đầu tƣ xây dựng đi vào nề nếp, ngày 26/11/2003 Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ tƣ đã ban hành Luật Xây dựng; ngày 29/11/2005 Quốc hội nƣớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ tám đã thông qua Luật Đấu thầu. Chính phủ và các bộ, ban, ngành liên quan đã ban hành nhiều nghị định, thông tƣ hƣớng dẫn thi hành Luật Xây dựng và Luật đấu thầu nhƣ: Nghị định số 116/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ về hƣớng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu theo Luật Xây dựng, Nghị định số 58/2008/NĐ-CP ngày 05/05/2008 về hƣớng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu theo Luật Xây dựng, Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình, Nghị định 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009, về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định
số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình ...
Tiếp tục đổi mới công tác quản lý đầu tƣ xây dựng thêm chặt chẽ ngày 18/6/2014 Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII đã ban hành Luật Đầu tƣ công số 49/2014/QH13 có hiệu lực từ ngày 01/01/2015 ( Đây là luật mới để quản lý đầu tƣ công); ngày 18/6/2014 Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 có hiệu lực từ ngày 01/01/2015, thay thế Luật Xây dựng số 16/2003/QH11; ngày 26/11/2013 Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 có hiệu lực từ ngày 01/7/2014, thay thế Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11;
Ngày 26/6/2014 Chính phủ đã ban hành Nghị định 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014, Về quy định chi tiết một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu; Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015, Về quản lý Dự án đầu tƣ xây dựng; Nghị định 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015, Về quản lý chi phí đầu tƣ XDCT; thay thế cho các Nghị định trƣớc đó về thi hành Luật Đấu thầu và quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình.
Bên cạnh Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu và các văn bản hƣớng dẫn thi hành, còn có một số văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến quá trình đầu tƣ xây dựng công trình nhƣ Luật Đất đai, Luật Đầu tƣ công, Luật phòng cháy chữa cháy, Luật Môi trƣờng, Luật Lao động, Luật Thƣơng mại,...
Việc có nhiều cơ quan cùng tham gia quản lý cũng với những đặc điểm phức tạp của sản phẩm xây dựng cơ bản và sự điều chỉnh, bổ sung liên tục Quy chế quản lý đầu tƣ xây dựng có những ảnh hƣởng tới quá trình kiểm toán các dự án đầu tƣ XDCB, các kiểm toán viên luôn phải theo dõi và cập nhật những văn bản, chính sách mới phù hợp với từng giai đoạn cụ thể.