5. Bố cục đề tài
3.1.4. Hoàn thiện phƣơng pháp kiểm toán
a. Hoàn thiện phương pháp kiểm toán giá trị khối lượng xây dựng hoàn thành
Việc kiểm tra, tính đúng, tính đủ khối lƣợng xây lắp thực tế là một nội dung quan trọng nhất của quá trình kiểm toán dự án đầu tƣ xây dựng công trình. Khối lƣợng xây lắp thực tế đƣợc tính toán dựa trên bản vẽ hoàn công và từ số liệu đo vẽ thực tế ngoài hiện trƣờng công trình của kiểm toán viên.
* Nội dung kiểm toán
- Kiểm tra khối lƣợng xây lắp hoàn thành thực tế so với quyết toán của đơn vị;
- Kiểm tra việc áp dụng định mức, đơn giá xây lắp trong quyết toán của từng hàng mục công trình theo các quy định về giá của cơ quan có thẩm quyền;
- Kiểm tra việc áp dụng các phụ phí xây lắp theo chế độ quy định nhƣ: Chi phí chung, thuế và lãi định mức;
71
đơn giá vật liệu đã đƣợc áp dụng theo các văn bản hƣớng dẫn của cấp có thẩm quyền.
* Mục tiêu kiểm toán
Xác định chính xác khối lƣợng thực tế thi công, trên cơ sở đó đƣa ra nhận xét về tính trung thực, hợp lý của BCQT dự án đầu tƣ.
* Phƣơng pháp kiểm toán
Khi kiểm toán giá trị xây dựng hoàn thành, KTV sử dụng các phƣơng pháp kiểm toán thích hợp để tìm ra những bằng chứng làm cơ sở cho các kết luận của KTV. Thực chất của kiểm toán giá trị xây lắp hoàn thành đó là việc xác định khối lƣợng xây lắp đơn vị báo cáo có đúng, đủ hay không? Có đƣợc tính toán theo định mức dự toán không? và có phù hợp với tiêu chuẩn xây dựng hiện hành hay không?
Để có thể giải đáp đƣợc các vấn đề đó, KTV thƣờng sử dụng các phƣơng pháp quan sát, kiểm tra đối chiếu, tính toán, phân tích và so sánh.
Quan sát: Sử dụng phƣơng pháp này, KTV tiến hành kiểm tra thực tế tại hiện trƣờng, bằng mắt thƣờng cùng với sự hỗ trợ của các trang thiết bị chuyên dụng nhƣ: thƣớc, máy trắc đạc, súng bắn bê tông... kiểm tra lại các kích thƣớc, khối lƣợng thực tế, ghi chép lại làm cơ sở cho việc tính toán và so sánh với khối lƣợng quyết toán của đơn vị.
Tính toán: việc tính toán khối lƣợng xây dựng công trình phải đƣợc theo trình tự phù hợp với quy trình công nghệ, trình tự thi công xây dựng công trình.
Trình tự kiểm tra khối lƣợng xây dựng hoàn thành có thể khái quát thành 4 bƣớc nhƣ sau:
- Bƣớc 1: Xác định danh mục các bộ phận, các kết cấu, các khối lƣợng chi tiết cần kiểm tra giá trị khối lƣợng nhƣ; phần nền đƣờng, phần móng phù hợp với định mức đơn giá
đƣờng, mặt đƣờng, móng nhà, cột, dầm, hoàn thiện...; công tác đào đắp, công tác xây, công tác bê tông, công tác sắt thép,...
- Bƣớc 2: Căn cứ vào bản vẽ để tính toán;
- Bƣớc 3: Tính giá trị khối lƣợng cho từng loại công tác xây lắp theo bộ phận và theo kết cấu công trình;
Hình 3.1. Sơ đồ minh hoạ trình tự bóc tách tiên lượng, dự toán
Tính chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công theo đơn giá
- Tính chênh lệch vật liệu - Tổng hợp chi phí trực tiếp (Vật liệu + Nhân công + Máy)
- Tính chi phí chung
- Tính thu nhập chịu thuế tính trƣớc
- Tổng hợp các chi phí
- Tính thuế VAT
- Tổng hợp giá trị sau thuế Định mức dự toán XDCB Phân tích vật tƣ để tính chênh lệch vật liệu - Thông báo giá vật tƣ - Hệ số điểu chỉnh nhân công, máy thi công - Định mức chi phí chung - Tỷ lệ thu nhập chịu thuế tính trƣớc Thuế suất VAT Đơn giá XDCB địa phƣơng Bản vẽ thiết kế, bản vẽ hoàn công Kết thúc và so sánh với quyết toán A - B
Khi kiểm tra, tính toán khối lƣợng xây dựng hoàn thành, KTV có thể yêu cầu đơn vị cung cấp file dự toán hoặc lập bảng tính khối lƣợng mới, trên cơ sở bản vẽ thiết kế thi công, bản vẽ hoàn công, biên bản nghiệm thu khối lƣợng hoàn thành và kết quả kiểm tra thực tế hiện trƣờng, KTV lập bảng tính khối lƣợng theo kích thƣớc thực tế, tính toán và so sánh, đối chiếu kết quả với số liệu thể hiện trong báo quyết toán vốn đầu tƣ công trình hoàn thành, hoặc quyết toán A - B của đơn vị. Khi tính khối lƣợng cần chia theo các nhóm công việc cụ thể để tính toán, phƣơng pháp tính toán, xác định khối lƣợng thực tế đối với từng loại công việc đƣợc xác định nhƣ sau:
- Đối với công tác đào, đắp: Khối lƣợng đào phải đƣợc đo bóc theo nhóm, loại công tác, loại bùn, cấp đất, đá, điều kiện thi công và biện pháp thi công; khối lƣợng đắp phải đƣợc đo bóc theo nhóm, loại công tác, theo loại vật liệu đắp (đất, đá, cát...), độ chặt yêu cầu khi đắp, điều kiện thi công và biện pháp thi công; khối lƣợng đào, đắp khi đo bóc phải trừ khối lƣợng các công trình ngầm (đƣờng ống kỹ thuật, cống thoát nƣớc...).
- Đối với công tác xây: KTV xác định kích thƣớc thực tế của khối xây để tính toán khối lƣợng, khi kiểm tra cần chú ý phân loại và tính toán theo loại vật liệu xây (gạch, đá…), mác vữa xây, chiều dày khối xây, chiều cao khối xây, theo bộ phận công trình và điều kiện thi công. Khi tính khối lƣợng xây cần lƣu ý trừ khối lƣợng các khoảng trống không phải xây trong khối xây (cửa đi, cửa sổ, ô thoáng,..), chỗ giao nhau và phần bê tông chìm trong khối xây.
- Đối với công tác bê tông: Khối lƣợng bê tông đƣợc đo bóc, phân loại riêng theo phƣơng thức sản xuất nhƣ bê tông trộn tại chỗ, bê tông thƣơng phẩm,... theo loại bê tông sử dụng nhƣ bê tông đá dăm, bê tông at phan,... kích thƣớc vật liệu (cát, đá, sỏi, ,...), mác xi măng, mác vữa bê tông, theo chi
cấu kiện bê tông ( bê tông đúc sẵn), theo điều kiện thi công và biện pháp thi công. KTV tính toán toàn bộ kết cấu bê tông kể cả các phần nhô ra, không trừ các kết cấu kim loại dạng lập thể, cốt thép, dây buộc, các chi tiết tƣơng tự, khi tính toán phải chú ý trừ các khe co giãn, lỗ rỗng trên bề mặt kết cấu bê tông và chỗ giao nhau đƣợc tính một lần. Khi kiểm tra, tính toán khối lƣợng bê tông cần chú ý đến biện pháp tổ chức thi công đƣợc phê duyệt cũng nhƣ điều kiện nghiệm thu đối với công tác này, sử dụng các công thức hình học để xác định thể tích khối bê tông.
- Đối với công tác ván khuôn: Tính toán theo diện tích bề mặt tiếp xúc giữa ván khuôn và bê tông (kể cả các phần ván khuôn nhô ra theo tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc chỉ dẫn), quá trình tính toán lƣu ý phải trừ các khe co giãn, các lỗ rỗng trên bề mặt kết cấu bê tông có diện tích lớn hơn 1m2, các chỗ giao nhau giữa cột với tƣờng, dầm với dầm, dầm với cột, dầm và cột với sàn, đầu tấm đan ngàm tƣờng...đƣợc tính một lần.
- Đối với công tác cốt thép: Phân loại, tính toán theo loại thép (thép thƣờng và thép dự ứng lực, thép trơn, thép vằn), mác thép, nhóm thép, đƣờng kính cốt thép theo chi tiết bộ phận kết cấu (móng, cột, tƣờng...) và điều kiện thi công...
- Đối với công tác cọc: Phân loại, tính toán theo loại vật liệu chế tạo cọc (cọc tre, gỗ, bê tông cốt thép, thép), kích thƣớc cọc (chiều dài mỗi cọc, đƣờng kính, tiết diện), phƣơng pháp nối cọc, độ sâu đóng cọc, cấp đất đá, điều kiện thi công ( trên cạn, dƣới nƣớc, môi trƣờng nƣớc ngọt, nƣớc mặn,...) và biện pháp thi công ( thủ công, máy)...
- Đối với công tác khoan: Phân loại, tính toán để xác định khối lƣợng công tác khoan theo theo đƣờng kính lỗ khoan, chiều sâu khoan, điều kiện khoan (khoan trên cạn hay khoan dƣới nƣớc, môi trƣờng nƣớc ngọt, nƣớc lợ, nƣớc mặn ), cấp đất, đá; phƣơng pháp khoan ( khoan thẳng, khoan xiên) và
thiết bị khoan (khoan xoay, khoan guồng xoắn,…), kỹ thuật sử dụng bảo vệ thành lỗ khoan (ống vách, bentonit...)…
- Đối với công tác làm đường: Phân loại, tính toán theo loại đƣờng (bê tông xi măng, bê tông át phan, láng nhựa, cấp phối...), theo trình tự của kết cấu (nền, móng, mặt đƣờng), chiều dày của từng lớp.
- Đối với công tác kết cấu thép: Phân loại, tính toán theo chủng loại thép, đặc tính kỹ thuật của thép, kích thƣớc kết cấu, các kiểu liên kết (hàn, bu lông...), các yêu cầu kỹ thuật cần thiết khi gia công, lắp dựng, biện pháp gia công, lắp dựng (thủ công, cơ giới, trụ chống tạm khi lắp dựng kết cấu thép ,...).
- Đối với công tác hoàn thiện : Bao gồm các công việc trát, láng, ốp lát, sơn,... khi tính toán cần phân loại theo công việc cần hoàn thiện, theo chủng loại vật liệu sử dụng hoàn thiện (loại vữa, mác vữa, gỗ, đá...), theo chi tiết bộ phận kết cấu (dầm, cột, tƣờng, trụ ...), theo điều kiện và biện pháp thi công.
b. Hoàn thiện phương pháp kiểm toán đơn giá xây dựng
Đơn giá xây dựng công trình là chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật bao gồm các chi phí trực tiếp về vật liệu, nhân công, máy thi công (đơn giá chi tiết) hoặc bao gồm cả các chi phí nhƣ chi phí chung, trực tiếp phí khác, thu nhập chịu thuế tính trƣớc, thuế VAT để hoàn thành một đơn vị công tác xây dựng của công trình nhƣ 1m3 xây, 1m2 trát, 1m3 bê tông,...
Tùy thuộc vào đặc điểm, tính chất công trình mà chủ đầu tƣ, đơn vị tƣ vấn áp dụng đơn giá địa phƣơng nơi thi công công trình hoặc xây dựng đơn giá riêng (các công trình có kết cấu phức tạp mà định mức của Nhà nƣớc không có, hoặc công trình đƣợc thi công theo tiêu chuẩn nƣớc ngoài,...) trình cấp thẩm quyền phê duyệt trƣớc khi áp dụng.
- Biên bản nghiệm thu khối lƣợng hoàn thành giai đoạn; - Phiếu kiểm nghiệm, thí nghiệm vật tƣ, nhật ký thi công; - Đơn giá xây dựng công trình địa phƣơng;
- Thông báo giá vật tƣ trên địa bàn của Liên Sở Tài chính - Xây dựng; - Định mức vận chuyển;
- Định mức ngày công bốc xếp và vận chuyển nội bộ công trƣờng.
* Phương pháp kiểm toán
KTV tiến hành theo các bƣớc sau:
Bước 1: xác định khối lƣợng thi công đƣợc nghiệm thu theo từng tháng.
Bước 2: phân tích vật tƣ đã sử dụng tƣơng ứng với các khối lƣợng đƣợc nghiệm thu của từng tháng.
Bước 3: lập bảng tính chênh lệch vật tƣ, áp giá vật tƣ tại thời điểm.
Bước 4: So sánh, đối chiếu với quyết toán của đơn vị.
Trƣờng hợp công trình đặt tại địa bàn xa trung tâm trong khi địa phƣơng chỉ có thông báo giá vật tƣ đến trung tâm thành phố, huyện, thị xã thì KTV phải tiến hành kiểm tra, xác định giá vật tƣ đến hiện trƣờng xây dựng để làm cơ sở tính bù chênh lệch vật tƣ.
Thành phần chi phí giá vật tƣ đến chân công trình gồm:
+ Giá gốc (giá bình quân khu vực theo thông báo của địa phƣơng,giá của nhà sản xuất, giá hợp đồng,...);
+ Chi phí vận chuyển (bốc xếp, vận chuyển, trung chuyển,...);
+ Chi phí tại hiện trƣờng (bốc xếp, vận chuyển nội bộ trong công trình, hao hụt lƣu kho,...).
Khi kiểm tra, xác định chi phí giá vật tƣ đến hiện trƣờng xây dựng, cần chú ý đến cự ly và cƣớc vận chuyển vật tƣ, trong đó lƣu ý đến cấp đƣờng và phƣơng tiện vận chuyển vì với mỗi cấp đƣờng hoặc phƣơng tiện vận chuyển khác nhau đơn giá vận chuyển một đơn vị vật tƣ sẽ khác nhau.
Quá trình kiểm tra đơn giá xây dựng cần lƣu ý đến hình thức giá hợp đồng xây dựng. Theo Thông tƣ 06/2006/TT-BXD có bốn hình thức giá hợp đồng xây dựng là giá hợp đồng theo giá trọn gói, giá hợp đồng đơn giá cố định, giá hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh và giá kết hợp từ hai hình thức giá đã nêu trở lên. Phƣơng pháp kiểm tra đơn giá đối với từng loại hợp đồng nhƣ sau:
c. Hoàn thiện phương pháp kiểm toán tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả của dự án đầu tư
Xét ở góc độ dự án đầu tƣ:
- Tính kinh tế đƣợc hiểu là với chi phí bỏ ra ít nhất nhƣng vẫn đạt đƣợc mục tiêu tiêu đã đề ra trên hai phƣơng diện số lƣợng và chất lƣợng, điều đó cũng có nghĩa với việc xem xét để đạt đƣợc mục tiêu thì có cần phải bỏ ra khoản chi phí lớn hay chỉ cần một lƣợng chi phí nhỏ hơn để đạt đƣợc mục tiêu nhƣ đã đặt ra;
- Tính hiệu quả của dự án đầu tƣ là toàn bộ các mục tiêu đề ra của dự án, đƣợc thể hiện bằng các chỉ tiêu định tính (thể hiện ở các loại hiệu quả đạt đƣợc) và bằng các chỉ tiêu định lƣợng (thể hiện quan hệ giữa chi phí bỏ ra của dự án và các kết quả đạt đƣợc theo mục tiêu của dự án). Hiệu quả của dự án đầu tƣ càng rõ nét hơn nếu khi hoàn thành đƣa vào vận hành, sử dụng dự án đầu tƣ đáp ứng hoặc đáp ứng vƣợt mức các mục tiêu đặt ra trên cả hai khía cạnh kinh tế và xã hội.
- Tính hiệu lực có nghĩa xem xét dự án đầu tƣ có đạt đƣợc mục tiêu đề ra hay không và sự tác động, ảnh hƣởng của mục tiêu đã đạt đƣợc đối với các vấn đề kinh tế xã hội;
Một dự án đầu tƣ chỉ có thể coi đạt đƣợc tính hiệu lực khi đáp ứng đƣợc mục tiêu riêng của dự án và các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động xây
bảo đảm mỹ quan công trình, bảo vệ mội trƣờng và cảnh quan chung; phù hợp với điều kiện tự nhiên, đặc điểm văn hóa, xã hội của từng địa phƣơng, kết hợp với phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh; (2) tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng; (3) bảo đảm chất lƣợng, tiến độ, an toàn công trình, tính mạng con ngƣời và tài sản, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trƣờng; (4) bảo đảm xây dựng đồng bộ trong từng công trình, đồng bộ các công trình hạ tầng kỹ thuật; (5) đảm bảo tiết kiệm, có hiệu quả, chống lãng phí, thất thoát và các tiêu cực khác trong xây dựng [67]
Do vậy, để kiểm toán tính kinh tế, tính hiệu lực và tính hiệu quả của dự án đầu tƣ ngoài việc tiếp tục kiểm toán theo những nội dung, phƣơng pháp đã có trong Quy trình kiểm toán dự án đầu tƣ, cần tiến hành kiểm toán theo các phƣơng pháp sau:
- Phân tích đối chiếu: KTV sử dụng các dữ liệu của những dự án đầu tƣ có quy mô tƣơng tự để tiến hành so sánh trên các tiêu chí về tổng mức đầu tƣ, giá trị quyết toán, tiến độ thi công, chất lƣợng sản phẩm sản xuất, công suất sử dụng, đóng góp cho NSNN, giải quyết việc làm,... việc so sánh có thể tiến hành giữa các công trình dự án ở cùng hoặc khác thời điểm thi công, giữa dự án thực hiện tốt và không tốt,...
- Phân tích trước - sau: Áp dụng phƣơng pháp này, KTV tiến hành so sánh tình trạng trƣớc khi có dự án và sau khi có dự án trên các mặt kinh tế xã hội nhƣ vấn đế về môi trƣờng, lao động,....
- Phân tích trên cơ sở hoàn thành mục tiêu: Trên cơ sở kết quả thực hiện dự án, KTV so sánh, đối chiếu với mục tiêu định trƣớc của dự án nhƣ về số lƣợng sản phẩm sản xuất trên một đơn vị thời gian, tiến độ thực hiện dự án, tiến độ giải ngân, sản lƣợng sản phẩm sản xuất, đóng góp cho NSNN, giá trị quyết toán so với tổng mức đầu tƣ đƣợc duyệt,...
- Phân tích chi phí hiệu quả: KTV xem xét đến mối quan hệ giữa chi phí và kết quả của một dự án đƣợc thể hiện bằng các chi phí trên một đơn vị kết quả đạt đƣợc.
- Thảo luận: KTV tiến hành trao đổi, thảo luận với đơn vị đƣợc kiểm toán hoặc với chuyên gia bên ngoài về các nhận xét, đánh giá trên cơ sở bằng