5. Bố cục đề tài
2.3.2. Thực trạng phƣơng pháp kiểm toán dự án đầu tƣ xây dựng công
công trình
Thông thƣờng, các phƣơng pháp, kỹ thuật kiểm toán đƣợc áp dụng trong kiểm toán dự án đầu tƣ của KTNN là: Tổng hợp, phân tích, tính toán, đối chiếu, so sánh, kiểm tra chi tiết, kiểm tra hiện trƣờng. Phƣơng pháp kiểm toán cụ thể đƣợc xác định nhƣ sau:
- Đối với khối lƣợng xây lắp hoàn thành:
+ Căn cứ vào các hồ sơ tài liệu pháp lý của dự án, số liệu báo cáo đề nghị nghiệm thu, quyết toán A-B để đánh giá việc chấp hành và áp dụng định mức, đơn giá áp dụng, các thoả thuận cam kết của hợp đồng và các phụ lục hợp đồng kèm theo trong quá trình nghiệm thu thanh quyết toán;
+ Căn cứ vào hồ sơ tài liệu, bản vẽ thiết kế kỹ thuật, hồ sơ thi công, bản vẽ hoàn công các công việc hoàn thành kết hợp với kiểm tra đối chiếu thực địa hiện trƣờng thi công để tính toán khối lƣợng thực tế thi công, so sánh với khối lƣợng nghiệm thu, quyết toán, khi kiểm tra khối lƣợng xây lắp hoàn thành, các KTV chủ yếu thực hiện theo trình tự các bƣớc công việc hoặc chọn các khối lƣợng lớn để bóc tách mà chƣa phân loại theo tính chất công việc;
- Đối với giá trị thiết bị: Căn cứ các quy định về trình tự, thủ tục mua sắm, nhập khẩu; căn cứ vào các thoả thuận về điều kiện thanh toán của hợp đồng và phụ lục hợp đồng, hồ sơ chào thầu ban đầu của nhà thầu đƣợc lựa chọn; căn cứ vào bảng tổng hợp khối lƣợng thiết bị nhập khẩu, mua sắm và chế tạo trong nƣớc của nhà thầu để kiểm tra đối chiếu với thực tế đã lắp đặt tại hiện trƣờng, xác định khối lƣợng, chủng loại, thông số kỹ thuật, xuất xứ của vật tƣ thiết bị trong hồ sơ nghiệm thu, quyết toán;
- Kiểm toán các chi phí khảo sát, thiết kế, lập dự toán, thẩm định thiết kế-dự toán, lập hồ sơ mời thầu, chi phí Ban quản lý căn cứ vào tỷ lệ, định mức theo quy định tại thời điểm, quy mô giá trị xây lắp, thiết bị trong tổng dự toán đƣợc duyệt để tính toán, so sánh với báo cáo đề nghị quyết toán;
- Kiểm toán chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng: Căn cứ vào các định mức, quy định từng thời điểm phát sinh chi phí, chọn mẫu một số hộ nhận đền bù với giá trị lớn để phỏng vấn và đối chiếu;
- Kiểm toán việc chấp hành chế độ tài chính kế toán và các chính sách pháp luật có liên quan: Căn cứ vào quy định của Nhà nƣớc để kiểm tra, đánh giá việc chấp hành của chủ đầu tƣ và ban QLDA.
Các phƣơng pháp, kỹ thuật kiểm toán đƣợc áp dụng trong kiểm toán dự án đầu tƣ của KTNN Khu vực XII là: Tổng hợp, phân tích, tính toán, đối chiếu, so sánh, kiểm tra chi tiết, kiểm tra hiện trƣờng, phỏng vấn, quan sát trực tiếp, xem hồ sơ kiểm toán...
Chẳng hạn nhƣ phƣơng pháp đối chiếu tài liệu đƣợc sử dụng phổ biến: KTV thƣờng đối chiếu một chỉ tiêu nào đó của kỳ này với chỉ tiêu đó nhƣng ở kỳ trƣớc (đối chiếu ngang) để đánh giá, nghiên cứu mức độ biến động hoặc so sánh giữa các bộ phận tổng thể (đối chiếu dọc) để xem xét cơ cấu, phân bố từng quần thể. Đối chiếu giữa số dự toán, định mức, kế hoạch với số thực tế để đánh giá mức độ phấn đấu thực hiện các mục tiêu trong cùng một thời kỳ nhƣng trên các chứng từ khác nhau (ví dụ nhƣ đối chiếu trị số của các chỉ tiêu trên bảng cân đối hay trên các báo cáo với trị số của chính các chỉ tiêu đó nhƣng trên sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp..., hay các chỉ tiêu chứng từ kế toán với chỉ tiêu đó trên các sổ kế toán chi tiết...). Đối chiếu các con số của cùng một chứng từ nhƣng đƣợc bảo quản, lƣu trữ ở các địa điểm khác nhau. Đối chiếu trị số của các chỉ tiêu với trị số của các yếu tố cấu thành chỉ
tiêu đó. Đối chiếu trị số của các chỉ tiêu của đơn vị đƣợc kiểm toán với trị số của các chỉ tiêu tƣơng ứng bình quân trong ngành.
Phƣơng pháp kiểm toán nhƣ trên chỉ phù hợp với kiểm toán tài chính. Trong khi đó, kiểm toán dự án đầu tƣ xây dựng công trình còn đòi hỏi phải đánh giá tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả của dự án đầu tƣ xây dựng công trình. Đối với kiểm toán tính kinh tế của DA ĐT xây dựng công trình, nội dung công việc cần thực hiện gồm:
Kiểm toán đánh giá tính năng lực, trình độ, tƣ cách pháp nhân của cơ quan lập dự án: Đơn vị lập dự án có đầy đủ tƣ cách pháp nhân, giấy phép có phù hợp với quy mô, loại công trình hay không, đã từng lập dự án tƣơng tự chƣa, có kinh nghiệm gì đối với loại dự án đầu tƣ này. Việc đầu tƣ dự án có phù hợp với quy hoạch tổng thể đã đƣợc phê duyệt chung cho ngành, địa phƣơng hay không? Mối liên hệ với các dự án khác đã, đang đƣợc đầu tƣ xung quanh; ngành, địa phƣơng có chiến lƣợc phát triển nhƣ thê nào đối với sản phẩm làm ra, sản phẩm thay thế, sản phẩm bổ sung. Cụ thể đánh giá:
+ Lựa chọn công nghệ có phù hợp với mục tiêu trong thời gian ngắn hạn, trung hạn và dài hạn hay không? mức độ của công nghệ đƣợc lựa chọn? (các dự án đầu tƣ mở rộng, phát triển sản xuất).
+ Bố trí các hạng mục thuộc dây chuyền công nghệ có phù hợp với các tiêu chuẩn chung (của quốc tế, quốc gia) hay không? Mức độ hợp lý trong quản lý sử dụng?
+ Mục tiêu đầu tƣ có cụ thể, rõ ràng hay không, sản phẩm sản xuất ra phục vụ đối tƣợng nào, lợi ích ra sao?
+ Tổng mức đầu tƣ có phù hợp với các dự án tƣơng tự có cùng quy mô, công suất và công nghệ đang đƣợc thực hiện (ở các quốc gia khác hoặc vùng lãnh thổ) hay không? Các chi phí đầu tƣ thuộc tổng mức đầu tƣ đƣợc lập có phù hợp theo các quy định hiện hành hay không?
Đối với kiểm toán tính hiệu quả:
Tập trung đánh giá suất đầu tƣ bằng tiền tính cho 01 đơn vị công suất thiết kế có phù hợp với mặt bằng chung hay không (so sánh với các dự án khác của khu vực, vùng lãnh thổ và quốc tế có cùng quy mô và mặt bằng công nghệ. Ví dụ: Suất đầu tƣ cho 01 MW điện; suất đầu tƣ cho 1 tấn sản phẩm xi măng, thép, phôi thép, phân bón...). Giá thành dự kiến và thực tế cho 1 đơn vị sản phẩm. Các yếu tố cấu thành lên giá thành sản phẩm (chi phí sản xuất, chi phí vận chuyển,…). Đánh giá hiệu quả về xã hội khi dự án đi vào hoạt động. Dự án thu hút bao nhiêu nhân công, tạo công ăn việc làm nhƣ thế nào cho địa phƣơng, ngƣời dân đƣợc hƣởng gì từ dự án.
Đối với kiểm toán tính hiệu lực của dự án đầu tƣ xây dựng công trình, nội dung công việc bao gồm:
Đánh giá xác định Dự án có vƣợt tổng mức hay không, lý do điều chỉnh tổng mức có phù hợp không? Điều chỉnh do phát sinh khối lƣợng hay đơn giá, có thuộc phạm vi đƣợc phép điều chỉnh không? Dự án hoàn thành có đạt đƣợc mục tiêu theo quyết định phê duyệt dự án? Tuân thủ các quy định của hệ thống văn bản pháp lý đƣợc các cơ quan Nhà nƣớc ban hành về thủ tục, quy trình quản lý dự án đầu tƣ? Các văn bản cá biệt cho dự án có đƣợc ban hành bởi cấp có thẩm quyền không, có trái luật không? Ngoài ra, trong quá trình xây dựng tiêu chí kiểm toán tính kinh tế, tính hiệu quả, hiệu lực cho các cuộc kiểm toán dự án đầu tƣ cụ thể, kiểm toán viên phải khảo sát kỹ các thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ của Ban quản lý dự án và chủ đầu tƣ, đồng thời cần có sự trao đổi thống nhất giữa các bên về nội dung các tiêu chí đánh giá.
Với những yêu cầu trên, phƣơng pháp kiểm toán đang đƣợc áp dụng tại Kiểm toán Nhà nƣớc Khu vực XII là chƣa thật sự phù hợp. Điều này đã làm hạn chế kết quả kiểm toán đạt đƣợc, cũng nhƣ kéo dài thời gian kiểm toán.
2.4. ĐÁNH GIÁ VỀ QUI TRÌNH VÀ PHƢƠNG PHÁP KIỂM TOÁN