7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.3. NỘI DUNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.3.4. Phân tích khả năng tạo tiền và tình hình luân chuyển tiền
a/ Phân tích khả năng tạo tiền
Phân tích mức độ tạo tiền cung cấp thông tin cho ngƣời sử dụng đánh giá về sự thay đổi trong tài sản thuần, cơ cấu tài chính, khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản, khả năng thanh toán và khả năng của DN trong việc tạo ra các luồng tiền trong quá trình hoạt động.
Phân tích mức độ tạo tiền là phân tích dòng lƣu chuyển lƣợng tiền của DN thông qua các nghiệp vụ thu chi, thanh toán khi tiến hành hoạt động SXKD, hoạt động đầu tƣ, hoạt động tài chính trong một kỳ nhất định. Việc
phân tích xuất phát từ cân đối về thu chi tiền tệ thể hiện vòng lƣu chuyển tiền tệ của DN…
b/ Phân tích tình hình luân chuyển tiền b1/ Phân tích từng hoạt động trong BCLCTT
Xuất phát từ các hoạt động trong LCTT nhƣ: hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tƣ, hoạt động tài chính để xây dựng các tỷ trọng giữa từng dòng lƣu chuyển so với tổng lƣu chuyển của tất cả hoạt động. Để hiểu rõ về việc quản lý từng dòng tiền của từng hoạt động.
+ Phân tích thông qua hoạt động kinh doanh: Xem xét tỷ trọng giữa
dòng tiền từ hoạt động kinh doanh so với tổng lƣu chuyển tiền từ các hoạt động để biết đƣợc có bao nhiêu phần trăm dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trong tổng lƣu chuyển tiền từ các hoạt động.
Công thức: Tỷ trọng lƣu chuyển
tiền từ HDKD =
Lƣu chuyển tiền từ HĐKD
x 100% Tổng lƣu chuyển tiền từ các hoạt động
Tỷ trọng dòng tiền thu từ hoạt động kinh doanh = (Tổng số tiền thu vào của hoạt động kinh doanh / Tổng số tiền thu từ các hoạt động) x100%
Tỷ số này nói lên việc tạo tiền từ hoạt động kinh doanh so với tổng lƣợng tiền DN tạo ra trong kỳ.
Tỷ trọng dòng tiền chi từ hoạt động kinh doanh = (Tổng số tiền chi cho hoạt động kinh doanh / Tổng số tiền chi cho các hoạt động) x100%
Tỷ số này phản ánh việc sử dụng tiền trong kinh doanh so với tổng lƣợng tiền mà DN sử dụng.
Tƣơng tự:
+ Phân tích hoạt động đầu tư: Tỷ trọng lƣu chuyển tiền từ hoạt động đầu tƣ, tỷ trọng dòng tiền thu từ hoạt động đầu tƣ, tỷ trọng dòng tiền chi từ hoạt động đầu tƣ
+ Phân tích hoạt động tài chính: Tỷ trọng lƣu chuyển từ hoạt động tài
chính, tỷ trọng dòng tiền thu từ hoạt động tài chính, tỷ trọng dòng tiền chi từ hoạt động tài chính.
b2/ Phân tích dòng tiền:
- Mối liên hệ giữa dòng tiền và các hoạt động sản xuất kinh doanh:
+ Các tài khoản phải thu và lƣu chuyển tiền tệ:
Sự thay đổi của các TK phải thu có thể là yếu tố quyết định đến dòng lƣu chuyển tiền tệ từ hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Khi có một sự giảm trong khoản phải thu, lƣợng tiền thu từ khách hàng luôn lớn hơn doanh thu tích luỹ, do vậy, số giảm phải đƣợc tính vào dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi có một sự tăng của khoản phải thu, lƣợng tiền thu từ khách hàng luôn nhỏ hơn doanh thu tích luỹ, do vậy, số tăng phải ghi giảm trừ vào dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Hàng tồn kho và lƣu chuyển tiền tệ:
Sự thay đổi của hàng tồn kho cũng là một yếu tố chính ảnh hƣởng đến lƣu chuyển tiền tệ từ hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Chi phí này có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn lƣợng tiền trả. Do hầu hết hàng hoá mua theo phƣơng pháp mua chịu, để cân bằng chi phí mua hàng với số tiền trả cho nhà cung cấp đòi hỏi việc xem xét những thay đổi trong cả khoản mục hàng hoá và khoản mục phải trả. Cách đơn giản nhất để ghi nhận ảnh hƣởng của những thay đổi hàng tồn kho là khi mua hàng lƣợng hàng tồn kho tăng cuối cùng dẫn đến giảm lƣợng tiền và khi bán hàng dẫn đến giảm hàng tồn kho và tăng lƣợng tiền). Tƣơng tự, khi vay của nhà cung cấp dẫn đến tăng lƣợng tiền phải trả, tăng tiền và khi trả, giảm khoản phải trả, giảm tiền.
+ Chi phí trả trƣớc và dòng lƣu chuyển tiền tệ:
Khi có một sự giảm trong TK chi phí trả trƣớc hoặc TK tài sản sản xuất kinh doanh, số tiền chi phí trả trƣớc luôn nhỏ hơn chi phí trả đúng hạn, do đó,
khoản giảm phải đƣợc ghi thêm vào dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngƣợc lại, nó phải ghi trừ.
+ Mối liên hệ giữa dòng tiền và các tài sản hiện tại khác và các tài sản khác:
Các tài sản hiện tại khác luôn gồm những khoản hoạt động nhƣ lãi suất phải thu. Những tài sản khác không phải tài sản hiện tại) có thể hoặc không thể gồm những khoản hoạt động nhƣ những khoản phải thu dài hạn của khách hàng.
Tƣơng tự với các khoản phải thu, khi các tài khoản này phản ánh một sự tăng ròng, số tiền thu đƣợc luôn nhỏ hơn doanh thu tích luỹ, khoản giảm đƣợc ghi trừ vào dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngƣợc lại, khoản thiếu hụt phải ghi thêm.
Với những tài sản gồm những tài sản không hoạt động nhƣ trang thiết bị thanh lí, sự thay đổi của nó không đƣợc coi thuộc khoản dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh mà nó ảnh hƣởng đến dòng tiền từ hoạt động đầu tƣ.
+ Mối quan hệ giữa dòng tiền và các tài khoản phải trả:
Nhƣ đã nói trong phần trƣớc, hầu hết hàng hoá đều đƣợc mua chịu. Do đó, khi việc mua hàng đƣợc ghi nhận, khoản phải trả tăng và khi trả tiền, khoản phải trả giảm. Khoản phải trả bằng lƣợng tiền công ty vay từ nhà cung cấp qua việc mua hàng.
Khi có sự tăng trong tài khoản phải trả, số tiền trả cho nhà cung cấp luôn nhỏ hơn giá trị số hàng mua trên tài khoản; do đó khoản tăng phải đƣợc cộng vào dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh, và ngƣợc lại.
+ Mối liên hệ giữa chi phí tích luỹ và dòng tiền:
Đối với một số chi phí đƣợc trả sau khi chúng đƣợc ghi nhận nhƣ chi phí tiền lƣơng tích luỹ), khi chi phí đƣợc ghi nhận, cân bằng trong chi phí
trách nhiệm pháp lý tích luỹ tăng, khi thanh toán, các chi phí này giảm.
Khi có sự tăng ròng trong khoản chi phí phải trả trong kì, số tiền trả cho chi phí luôn nhỏ hơn chi phí đƣợc ghi nhận; do đó, khoản tăng phải đƣợc ghi thêm vào dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngƣợc lại, khoản giảm đƣợc ghi trừ.
- Dòng tiền từ hoạt động đầu tƣ:
Phần này liên quan đến các tài khoản mua và thanh lí các công cụ sản xuất của DN, các khoản đầu tƣ vào chứng khoán của các DN khác và các khoản cho khách hàng vay. Các tài khoản trên BCĐKT bao gồm các khoản đầu tƣ ngắn hạn và dài hạn và quyền sở hữu, đất đai nhà xƣởng, thiết bị. Các mối quan hệ giữa các tài khoản trên BCĐKT và ảnh hƣởng lên dòng tiền thƣờng gặp là:
+ Quyền sở hữu đất đai, trang thiết bị : Mua dòng tiền ra) và Bán (dòng tiền vào).
+ Các khoản đầu tƣ ngắn hạn và dài hạn: Mua dòng tiền ra) và Bán dòng tiền vào).
Phần dòng tiền từ các hoạt động đầu tƣ cho thấy thông tin quan trọng về chiến lƣợc của DN. Với nhiều DN, tỉ lệ tài sản hữu hình có thể cho thấy đó là các khoản đầu tƣ ít rủi ro. Khi một DN trong ngành công nghiệp xây dựng công suất quá mức cần thiết để đáp ứng nhu cầu khách hàng thì chi phí để duy trì và tài trợ cho dự án đó có thể đẩy DN đến phá sản.
Tỷ lệ nguồn vốn thu: dòng tiền từ hoạt động SXKD/ tiền chi cho dự án và trang thiết bị
Dòng tiền từ hoạt động tài chính:
- Phát sinh từ phát hành khoản nợ ngắn và dài hạn: nhận tiền từ việc đi vay ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác hoặc phát hành trái phiếu ra thị trƣờng. Nếu các khoản nợ đƣợc phát hành để nhận các tài sản khác không
phải là tiền thì không thuộc phần dòng tiền từ hoạt động tài chính của BCLCTT.
- Việc chỉ trả gốc các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn: các dòng tiền ra liên quan đến các khoản nợ gồm khoản tiền trả gốc thƣờng kì cũng nhƣ việc trả nợ trƣớc thời hạn. Phần tiền trả nợ gốc đƣợc coi là thuộc dòng tiền từ hoạt động tài chính, phần tiền trả lãi là dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh. - Mua cổ phiếu hoặc bán cổ phiếu: dòng tiền ra bao gồm khoản trả bằng tiền để mua lại cổ phiếu của DN từ cổ đông.
- Tiền trả cổ tức: là khoản tiền trả cổ tức cho các cổ đông trong năm. Việc phát triển lâu dài của DN thƣờng đƣợc tài trợ từ ba nguồn chính: tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh của chính DN, từ phát hành cổ phiếu và từ vay mƣợn dài hạn. Các nguồn lực tài chính đƣợc sử dụng là một nhân tố quan trọng ảnh hƣởng đến độ rủi ro và khả năng trả nợ của DN. BCLCTT cho thấy nhà quản trị đã lựa chọn phƣơng pháp nào để tài trợ sự phát triển của DN. Các thông tin trên có thể giúp đánh giá cấu trúc vốn và tiềm năng phát triển của DN.