Phân tích khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần đầu tư phát triển nhà đà nẵng (Trang 42 - 45)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.5.Phân tích khả năng thanh toán

1.3. NỘI DUNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1.3.5.Phân tích khả năng thanh toán

a/ Hệ số khả năng thanh toán hiện hành

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn đƣợc bù đắp bằng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn, vì vậy đây là chỉ tiêu phản ánh tổng quát nhất khả năng cân đối giữa tài sản ngắn hạn với nợ ngắn hạn của DN.

- Chỉ tiêu này càng cao thể hiện khả năng các khoản nợ ngắn hạn đƣợc thanh toán càng cao.

- Hệ số < 1: tài sản ngắn hạn không đủ bù đắp cho nợ ngắn hạn

- Hệ số =1: tài sản ngắn hạn vừa đủ bù đắp các khoản nợ ngắn hạn DN có khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Tuy nhiên trong thực tế, nếu chỉ tiêu này

ở mức 1 thì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của DN cũng vẫn rất mong manh.

Nhà phân tích cần so sánh độ lớn của chỉ tiêu này giữa các kì và với các DN khác cùng ngành hoặc trung bình ngành để đánh giá khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của DN.

b/ Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Khả năng thanh toán nhanh là khả năng DN dùng tiền hoặc tài sản có thể chuyển đổi thành tiền để trả nợ ngay khi đến hạn và quá hạn. Tiền ở đây có thể là tiền gửi, tiền mặt, tiền đang chuyển; tài sản là các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn. Nợ đến hạn và quá hạn phải trả là nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, nợ khác đã đến hạn trả kể cả những khoản trong thời hạn cam kết DN còn đƣợc nợ. Khả năng thanh toán nhanh của DN đƣợc tính theo công thức:

Tỷ số thanh toán nhanh =

Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền +

Các khoản phải thu +

Các khoản đầu tƣ ngắn hạn Nợ ngắn hạn

Tỷ số thanh toán nhanh cho biết liệu DN có đủ các tài sản ngắn hạn để trả cho các khoản nợ ngắn hạn mà không cần phải bán hàng tồn kho hay không. Tỷ số này phản ánh chính xác hơn tỷ số thanh toán hiện hành. Một DN có tỷ số thanh toán nhanh nhỏ hơn 1 sẽ khó có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đƣợc kịp thời nên ta cần lƣu ý điều này.

Nếu tỷ số này nhỏ hơn hẳn so với tỷ số thanh toán hiện hành thì điều đó có nghĩa là tài sản ngắn hạn của DN phụ thuộc quá nhiều vào hàng tồn kho.

c/ Hệ số khả năng thanh toán tức thời:

Chỉ tiêu khả năng thanh toán tức thời (Htt) chỉ xem xét các khoản có thể sử dụng để thanh toán nhanh nhất đó là tiền.

Khả năng thanh toán tức thời cho biết, với số tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền, DN có đảm bảo thanh toán kịp thời các khoản nợ ngắn hạn hay không.

Tỷ số thanh toán tức thời =

Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền Nợ ngắn hạn

Nói chung hệ số này thƣờng xuyên biến động từ 0,5 đến 1. Tuy nhiên, giống nhƣ trƣờng hợp của khả năng thanh toán hiện hành (khả năng thanh toán ngắn hạn) và khả năng thanh toán nhanh, để kết luận giá trị của hệ số thanh toán tức thời là tốt hay xấu ở một DN cụ thể còn cần xem xét đến bản chất kinh doanh và điều kiện kinh doanh của DN. Nhƣng nếu hệ số này quá nhỏ thì nhất định DN sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ.

So với các chỉ số thanh khoản ngắn hạn khác nhƣ chỉ số thanh toán hiện thời (current ratio), hay chỉ số thanh toán nhanh (quick ratio), chỉ số thanh toán tức thời đòi hỏi khắt khe hơn về tính thanh khoản.

Có rất ít DN có số tiền mặt và các khoản tƣơng đƣơng tiền đủ để đáp ứng toàn bộ các khoản nợ ngắn hạn, do đó chỉ số thanh toán tức thời rất ít khi lớn hơn hay bằng 1. Điều này cũng không quá nghiêm trọng. Một DN giữ tiền mặt và các khoản tƣơng đƣơng tiền ở mức cao để bảo đảm chi trả các khoản nợ ngắn hạn là một việc làm không thực tế vì nhƣ vậy cũng đồng nghĩa với việc DN không biết sử dụng loại tài sản có tính thanh khoản cao này một cách có hiệu quả. DN hoàn toàn có thể sử dụng số tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền này để tạo ra doanh thu cao hơn ví dụ cho vay ngắn hạn).

Mặc dù chỉ số này phản ánh đƣợc mức thanh khoản cao nhất của tài sản, nhƣng tính khả dụng của nó lại tƣơng đối hạn chế. Ngƣời ta rất ít khi sử dụng chỉ số thanh toán tiền mặt trong các báo cáo tài chính và các nhà phân tích cũng ít khi dùng chỉ số này trong phân tích cơ bản.

Tuy nhiên các hệ số trên chỉ đƣợc xem xét trong trạng thái tĩnh nên chƣa đủ để đánh gía khả năng thanh toán của DN. Do vậy, cần sử dụng các chỉ tiêu mang tính chất quản trị để đánh giá khả năng trả nợ của DN, đó là khả năng hoán chuyển thành tiền của các tài sản ngắn hạn không phải là tiền.

1.4. ĐẶC ĐIỂM PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần đầu tư phát triển nhà đà nẵng (Trang 42 - 45)