Công tác kiểm tra, kiểm soát việc quản lý thu thuế tài nguyên

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thuế tài nguyên tại cục thuế tỉnh đắk lắk (Trang 38 - 40)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THUẾ TÀI NGUYÊN

1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ THU THUẾ TÀI NGUYÊN

1.2.4. Công tác kiểm tra, kiểm soát việc quản lý thu thuế tài nguyên

Đây là một nội dung quan trọng của công tác quản lý thu thuế tài nguyên. Thanh, kiểm tra thuế tài nguyên đƣợc thực hiện bởi bộ phận cán bộ thuế chuyên ngành. Đối tƣợng thanh, kiểm tra thuế là các tổ chức kinh tế và cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế tài nguyên cho Nhà nƣớc. Mục tiêu thanh, kiểm tra thuế tài nguyên là phát hiện và xử lý các trƣờng hợp sai phạm nhằm giảm bớt những tổn thất cho Nhà nƣớc và đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Đồng thời cũng qua quá trình thanh, kiểm tra, cơ quan thuế có thể phát hiện những thiếu sót, bất cập trong văn bản pháp luật thuế và quá trình tổ chức thực hiện, từ đó tìm ra những hƣớng giải quyết nhằm hồn thiện cơng tác quản lý thuế tài nguyên. Thanh, kiểm tra thuế tài nguyên đƣợc thực hiện dƣới các hình thức và phƣơng pháp khác nhau.

Thanh tra, kiểm tra thuế là một trong bốn chức năng cơ bản của quản lý thuế theo mơ hình chức năng. Bên cạnh việc tơn trọng kết quả tự tính, tự khai tự nộp thuế của ngƣời nộp thuế, cơ quan thuế thực hiện các biện pháp giám sát hiệu quả vừa đảm bảo khuyến khích sự tuân thủ tự nguyện, vừa đảm bảo phát hiện ngăn ngừa các trƣờng hợp vi phạm pháp luật thuế. Thanh tra, kiểm tra là một biện pháp hữu hiệu nhằm phát hiện ngăn ngừa vi phạm, giúp ngƣời nộp thuế nhận thấy ln có một hệ thống giám sát hiệu quả tồn tại và kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm của họ.

Việc thanh tra kiểm tra thuế phải tuân theo các nguyên tắc sau đây: + Bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, cơng khai, dân chủ, kịp thời. Các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý thanh tra phải bảo đảm tính chính xác, khách quan, trung thực; nghiêm cấm việc cố ý kết luận sai sự thật, quyết định, xử lý trái Pháp luật, bao che cho ngƣời có hành vi vi phạm Pháp luật.

+ Thanh tra thuế nhất thiết phải dựa trên tƣ tƣởng pháp trị, có nghĩa là mọi cuộc thanh tra thuế đều phải dựa trên cơ sở các văn bản pháp quy của Nhà nƣớc, lấy đó làm chuẩn mực cho việc đánh giá, suy xét các sự kiện, các vụ việc đƣợc thanh tra.

+ Thực hiện trên cơ sở phân tích thơng tin, dữ liệu liên quan đến ngƣời nộp thuế, đánh giá việc chấp hành pháp luật của ngƣời nộp thuế, xác minh và thu thập chứng cứ để xác định hành vi vi phạm pháp luật về thuế.

+ Không cản trở hoạt động bình thƣờng của ngƣời nộp thuế.

+ Tuân thủ quy định của Luật quản lý thuế và các quy định của pháp luật có liên quan.

Các hình thức thanh, kiểm tra xét theo thời gian tiến hành thanh tra:

+ Hình thức thanh, kiểm tra thƣờng xuyên đƣợc thực hiện mang tính định kỳ, không phụ thuộc vào việc có xảy ra vụ việc hay không trong các ĐTNT và các cơ quan quản lý thuế.

+ Thanh, kiểm tra đột xuất là hình thức thanh, kiểm tra mang tính bất thƣờng và đối tƣợng thanh tra không đƣợc biết trƣớc. Hình thức này đƣợc tiến hành khi có những vụ việc xảy ra từ phía đối tƣợng nộp thuế hoặc trong các cơ quan thuế để có biện pháp xử lý.

Các hình thức thanh, kiểm tra xét theo phạm vi và nội dung:

+ Thanh, kiểm tra toàn diện: Đƣợc tiến hành với tất cả các nội dung thanh, kiểm tra thuế, hoặc với tất cả đối tƣợng thanh, kiểm tra. Hình thức này thƣờng đƣợc áp dụng để phục vụ cho những nghiên cứu cải tiến lớn về hệ thống thuế.

+ Thanh, kiểm tra có trọng điểm: Đƣợc tiến hành chỉ với một số nội dung, một số đối tƣợng. Ngƣời ta thƣờng chọn ra các đối tƣợng điển hình và tổ chức thanh tra, kiểm tra từ đó rút ra các kết luận chung cho toàn hệ thống.

Trên thực tế, ngƣời ta cũng có thể kết hợp cả hai hình thức này trong trƣờng hợp cần thiết.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thuế tài nguyên tại cục thuế tỉnh đắk lắk (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)