Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thuế tài nguyên tại cục thuế tỉnh đắk lắk (Trang 42 - 46)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THUẾ TÀI NGUYÊN

1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ THU THUẾ TÀ

1.3.2. Yếu tố khách quan

* Trình độ và ý thức tuân thủ pháp luật của NNT

NNT là ngƣời trực tiếp đóng góp, tạo số thu NSNN thơng qua việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với hoạt động sản xuất kinh doanh. NNT là ngƣời bạn đồng hành của cơ quan thuế trong công tác quản lý thuế, cơ quan thuế không thể quản lý thuế tốt nếu nhƣ khơng có sự hợp tác của NNT.

Với cơ chế “tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm”, NNT có nhiều hơn sự chủ động trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế, nhƣng đi cùng với đó là việc phát sinh nhiều tình huống vi phạm pháp luật về thuế do NNT hoặc không am hiểu tƣờng tận về quy định pháp luật về thuế, hoặc do trình độ nghiệp vụ liên quan tới thuế hạn chế, hoặc do cố tình trốn thuế, gian lận thuế. Đòi hỏi cơ

quan thuế phải sát sao hơn trong công tác phổ biến, hƣớng dẫn các quy định pháp luật về thuế, kiểm tra và giám sát việc khai thuế, nộp thuế của NNT.

Thuế tài nguyên là loại thuế đặc thù do sản phẩm chịu thuế là tài nguyên, lấy từ thiên nhiên, và thuộc sở hữu của Nhà nƣớc. Và mơ hình chung, Nhà nƣớc là của dân, chính bởi lẽ đó mà đối tƣợng khai thác tài nguyên vẫn thƣờng tự cho mình quyền đƣợc khai thác và thu lợi nhuận từ tài nguyên đó trong khi lơ là nghĩa vụ thuế đối với Nhà nƣớc. Thuế tài nguyên vẫn đƣợc coi là sắc thuế mới và luôn đƣợc xem xét để bổ sung, sửa đổi cho phù hợp, chính vì vậy, bản thân NNT một mặt khơng cập nhật kịp thời và đầy đủ quy định, một mặt vẫn giữ thói quen lấy từ thiên nhiên khơng phải trả phí, nên gây rất nhiều khó khăn trong cơng tác quản lý. Số thu từ thuế tài nguyên không lớn, ngƣời nộp thuế tài nguyên không nhiều (so với các sắc thuế khác), nhƣng công tác quản lý thuế tài ngun ln địi hỏi sự đầu tƣ, quan tâm và giám sát quản lý chặt chẽ của cơ quan thuế. Rõ ràng là trình độ và ý thức của NNT trong việc tuân thủ quy định về thuế tài nguyên là rất quan trọng đối với công tác quản lý thuế tài nguyên.

* Sự thay đổi của hệ thống chính sách pháp luật thuế tài nguyên

Sự thay đổi về hệ thống chính sách thuế tài nguyên là tác động mang tính vĩ mơ và sự tác động này mang ý nghĩa đối với công tác quản lý thuế tài nguyên bởi thuế tài nguyên đƣợc quy định thực hiện trong chính sách pháp luật thuế tài nguyên.

Thời điểm bắt đầu có quy định về thuế tài nguyên là năm 1990 với Pháp lệnh về thuế tài nguyên, những quy định mang tính chất khởi đầu và bao quát, tất yếu trong quá trình thực hiện nảy sinh nhiều vƣớng mắc, bất cập và yêu cầu đƣợc sửa đổi. Năm 1998, Pháp lệnh thuế tài nguyên sửa đổi ra đời, có quy định chi tiết hơn, rõ ràng hơn về loại tài nguyên khoáng sản thuộc sở hữu của nhà nƣớc, về đối tƣợng chịu thuế, về căn cứ tính thuế,... Tuy nhiên, trong

q trình thực thi vẫn phát sinh những vấn đề vƣớng mắc, bất cập cần đƣợc bổ sung, sửa đổi, rất nhiều các Nghị định, Thông tƣ hƣớng dẫn thi hành sửa đổi bổ sung và cho đến khi Luật thuế tài nguyên ra đời năm 2009. Sự ra đời của Luật thuế tài ngun đánh dấu việc hệ thống hóa đối với chính sách pháp luật về thuế tài nguyên. Và sau khi Luật thuế tài nguyên đƣợc đƣa vào sử dụng, Bộ Tài chính cũng ra các văn bản hƣớng dẫn thi hành để hƣớng dẫn chi tiết.

Mỗi lần bổ sung, sửa đổi chính sách về thuế tài nguyên là một lần giúp công tác quản lý thuế đƣợc hồn thiện hơn. Có những thay đổi tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan thuế, nhƣng lại thắt chặt các quy định trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT; có những thay đổi giúp cho NNT thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ thuế tốt hơn. Nhƣng nhìn chung, sự thay đổi về hệ thống chính sách có tác động đến cách thức quản lý thuế của cơ quan thuế.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Từ khái niệm về thuế tài nguyên cùng với những nguyên nhân và đặc điểm ra đời của loại thuế này ta càng thấy rõ hơn vai trò của Thuế tài nguyên trong nền kinh tế xã hội cũng nhƣ trong cả hệ thống thuế nói chung là tạo lập nguồn tài chính cho NSNN, góp phần thực hiện cơng bằng xã hội, giúp phát hiện thu nhập bất hợp pháp và khắc phục những hạn chế ở một số loại thuế khác.

Với những nội dung cơ bản của Luật thuế tài nguyên đƣợc tóm tắt ngắn gọn đã cho ta một cách nhìn tổng quan về thuế tài nguyên mà hiện nay Việt Nam đang thực hiện. Qua đó tác giả đã hệ thống lại các nội dung của công tác quản lý thuế tài nguyên hiện nay bao gồm 4 nội dung là:

Một là cơng tác lập dự tốn thu thuế tài ngun

Hai là công tác tổ chức thực hiện quản lý thu thuế tài nguyên Ba là công tác chỉ đạo điều hành quản lý thu thuế tài nguyên

Bốn là công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý thu thuế tài nguyên Ngồi ra chƣơng 1 cũng phân tích một số nhân tố ảnh hƣởng đến từ cơ chế chính sách, từ cơ quan thuế và từ phía ngƣời nộp thuế đã làm ảnh hƣởng đến công tác quản lý thu thuế tài nguyên

Từ cơ sở lý thuyết nền tảng trên tác giả tiến hành đi sâu vào việc phân tích thực trạng cơng tác quản lý thu thuế tài nguyên tại Cục Thuế tỉnh Daklak trong thời gian qua.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU THUẾ TÀI NGUYÊN TẠI CỤC THUẾ TỈNH ĐẮK LẮK

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thuế tài nguyên tại cục thuế tỉnh đắk lắk (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)