Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạch định chiến lược phát triển trường trung cấp nghề nấu ăn và nghiệp vụ khách sạn hà nội đến năm 2025 (Trang 48)

1 2 Mục tiêu chung

3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.2.1 Phƣơng pháp thu thập tài liệu

Đối với số liệu thứ cấp

Nghiên cứu thực trạng trƣờng Trung cấp nghề Nấu ăn và Nghiệp vụ khách sạn Hà Nội , tác giả đã sử dụng một số dữ liệu thứ cấp để nghiên cứu phục vụ cho đề tài. Nguồn dữ liệu thứ cấp đƣợc thu thập thông qua:

 Website chính thức của các một số trƣờng

 Các số liệu chính thức từ Phòng tổ chức hành chính, Phòng đào tạo

 Báo cáo tổng kết một số năm học gần đây

 Đề án phát triển và quy hoạch trƣờng Trung cấp nghề Nấu ăn và Nghiệp vụ khách sạn Hà Nội năm 2025

Thông qua các tài liệu thứ cấp, tác giả đã tập hợp đƣợc một số thông tin cơ bản nhƣ:

 Quá trình hình thành và phát triển của trƣờng Trung cấp nghề Nấu ăn và Nghiệp vụ khách sạn Hà Nội

 Quy mô và các loại hình ngành nghề đang đƣợc đào tạo tại trƣờng

 Cơ cấu tổ chức bộ máy, nhân lực của trƣờng

 Thực trạng số lƣợng, chất lƣợng đội ngũ giảng viên

 Công tác nghiên cứu khoa học, cơ sở vật chất kỹ thuật công tác tài chính kế toán, hoạt động marketing

 Mục tiêu, phƣơng hƣớng phát triển và quy hoạch trƣờng cho thời gian tới

 Nhƣng để tìm hiểu sâu về các điểm mạnh, điểm yếu của trƣờng thì tác giả đã tiến hành nghiên cứu khảo sát, thu thập thêm thông tin sơ cấp thông qua bảng hỏi đƣợc thiết kế sẵn.

Phƣơng pháp này có ƣu điểm là dễ tìm kiếm và tìm kiếm nhanh, chi phí tiêu tốn cho việc thu thập dữ liệu thống kê rẻ hơn so với lƣợng tiền cần thiết để có đƣợc các dữ liệu sơ cấp, nó có tính sẵn sàng và hợp lý. Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu đề tài tác giả đã sử dụng một số thông tin tổng hợp từ các Tạp chí, Website.

Đối với số liệu sơ cấp

Luận văn này đã sử dụng phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi (Phiếu khảo sát). Phiếu khảo sát bao gồm một tập hợp các câu hỏi mà qua đó ngƣời đƣợc hỏi sẽ trả lời còn nhà nghiên cứu sẽ nhận đƣợc các thông tin cần thiết. Đây là một công cụ rất mềm dẻo vì muốn mở rộng hay thu hẹp nội dung tìm hiểu thì ta chỉ việc bổ sung hay cắt bớt các câu hỏi trong bảng câu hỏi đó.

− Đƣợc thu thập thông qua trao đổi trực tiếp và phỏng vấn các đối tƣợng có liên quan nhƣ lấy ý kiến chuyên gia. Chủ yếu là các lãnh đạo Nhà trƣờng, các cán bộ trực tiếp tham gia gia vào các hoạt động của Nhà trƣờng, cụ thể:

+ Trao đổi trực tiếp với các lãnh đạo Nhà trƣờng, các cán bộ phụ trách các phòng, khoa chuyên môn…

+ Phát phiếu điều tra trực tiếp 50 cán bộ công nhân viên về nội dung đánh giá môi trƣờng bên trong và môi trƣờng bên ngoài Nhà trƣờng

3.2.2. Phƣơng pháp xử lý số liệu

Số liệu các thông tin sau khi thu thập đƣợc phân loại, kiểm tra, lựa chọn, mã hóa và xử lý trực tiếp bằng phần mềm Winword, Excel theo yêu cầu của nghiên cứu về lĩnh vực hoạch định chiến lƣợc phát triển cho Nhà trƣờng.

3.2.3. Phƣơng pháp phân tích

3.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Phƣơng pháp thống kê mô tả đƣợc sử dụng trong nghiên cứu để mô tả quá trình hình thành và phát triển của trƣờng Trung cấp nghề Nấu ăn và Nghiệp vụ khách sạn Hà Nội , cơ cấu tổ chức, kết quả hoạt động qua các năm.

3.2.3.2. Phương pháp so sánh

Mục đích của phƣơng pháp này là để so sánh số tuyệt đối, so sánh số tƣơng đối, so sánh số bình quân về mặt số lƣợng giảng phải tƣơng ứng với quy mô đào tạo của trƣờng và tổng số lƣợng học sinh sinh viên, đảm bảo tỷ lệ giảng viên/số lƣợng sinh viên theo quy định nhằm đảm bảo chất lƣợng giáo dục

3.2.3.3. Phương pháp ma trận SWOT

Luận văn dùng phƣơng pháp ma trận SWOT để phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của Nhà trƣờng làm cơ sở cho việc phân tích thực trạng từ đó hoạch định chiến lƣợc phát triển, giúp Nhà trƣờng có thêm nhận biết tình trạng thực tế và tìm ra đâu là bộ phận, là yếu tố quan trọng có tính quyết định để mang lại hiệu quả trong quá trình phát triển nhà trƣờng.

Bảng 3.3. Ma trận SWOT

Môi trƣờng bên trong

Môi trƣờng bên ngoài

Cơ hội (Opportunities) Thách thức (Threats)

Điểm mạnh( Strengths) S1 S2 S3 Kết hợp S - O O1 O2 O3 Kết hợp S - T T1 T2 T3 Điểm yếu(Weaknesses) W1 W2 W3 Kết hợp W- O S1O1 S2O2 S3O3 Kết hợp W- T W1T1 W2T2 W3T3

3.2.3.4. Phương pháp ma trận QSPM để lựa chọn chiến lược

Ma trận QSPM cho ta thấy một cách khách quan các chiến lƣợc có thể thay thế, trƣớc tiên dựa vào yếu tố thành công chủ yếu bên trọng và bên ngoài đã xác định. Ma trận QSPM đòi hỏi sự phán đoán tốt bằng trực giác.

3.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.4.1. Chỉ tiêu phản ánh mục tiêu chiến lược

 Số lƣợng tuyển sinh

 Số lƣợng các chƣơng trình đào tạo

 Số lƣợng HS - SV tốt nghiệp

 Tổng số cán bộ, giáo viên và giáo viên quy đổi

 Tổng mức đầu tƣ trang thiết bị và xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất...

3.2.4.2. Chỉ tiêu phản ánh nguồn lực của nhà trường

 Tình hình tài chính, cơ sở vật chất trang thiết bị

 Tỷ lệ cán bộ, giáo viên đạt trình độ thạc sỹ, tiến sỹ

 Số lƣợng các đề tài nghiên cứu các cấp

3.2.4.3. Chỉ tiêu phản ánh kết quả đào tạo

 Quy mô và ngành nghề đào tạo, kết quả tuyển sinh

 Ngành nghề đào tạo

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TRƢỜNG TRUNG CẤP NGHỀ NẤU ĂN VÀ NGHIỆP VỤ KHÁCH SẠN HÀ NỘI

4.1.1 Ngành nghề đào tạo

Nhà trƣờng có chức năng là đào tạo nhân lực cho nghành Du lịch và dịch vụ khách sạn cho nên các chuyên ngành đào tạo trong nhà trƣờng cũng rất đặc thù: (Bảng 4.1)

Nhƣ vậy, qua sơ đồ trên ta thấy nhà trƣờng đào tạo tƣơng đối đa ngành, đa nghề, đa hệ, trong đó các chuyên ngành nhƣ nấu ăn và nghiệp vụ khách sạn là chủ đạo, do đó đòi hỏi một lực lƣợng giáo viên cũng khá đa dạng về chuyên môn, nghiệp vụ, trong đó chủ yếu là đội ngũ giảng viên giảng dạy nấu ăn và nghiệp vụ khách sạn. Dự kiến đến năm 2020, Nhà trƣờng sẽ mở thêm một số chuyên ngành đào tạo nhƣ: Nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu, Nghiệp vụ bán hàng siêu thị.

Bảng 4.1. Ngành nghề đào tạo của trƣờng Trung cấp nghề Nấu ăn và Nghiệp vụ khách sạn Hà Nội

TT Tên chuyên ngành đào tạo Thời gian đào tạo

Thời gian học thực hành Hệ Trung cấp

* Đào tạo từ học sinh tốt nghiệp THPT

1 Kỹ thuật chế biến món ăn 24 tháng 12 tháng 2 Dịch vụ nhà hàng 24 tháng 12 tháng 3 Nghiệp vụ Bàn – Bar " " 4 Nghiệp vụ lễ tân " " 5 Nghiệp vụ lƣu trú “ 10 tháng 6 Hƣớng dẫn du lịch “ 10 tháng 7 Kỹ thuật chế biến bánh Âu - Á “ 10 tháng 8 Nghiệp vụ bán hàng “ “ 9 Nghiệp vụ khách sạn " 10 tháng

* Đào tạo từ học sinh tốt nghiệp THCS

1 Kỹ thuật chế biến món ăn 36 tháng 15 tháng 2 Dịch vụ nhà hàng " " 3 Nghiệp vụ Bàn – Bar " " 4 Nghiệp vụ lễ tân " " 5 Nghiệp vụ lƣu trú " " 6 Hƣớng dẫn du lịch " " 7 Kỹ thuật chế biến bánh Âu - Á " " 8 Nghiệp vụ bán hàng " " 9 Nghiệp vụ khách sạn " "

Hệ sơ cấp

1 Kỹ thuật chế biến món ăn 9 tháng 4 tháng 2 Dịch vụ nhà hàng " " 3 Nghiệp vụ Bàn – Bar " " 4 Nghiệp vụ lễ tân " " 5 Nghiệp vụ lƣu trú " " 6 Hƣớng dẫn du lịch " " 7 Kỹ thuật chế biến bánh Âu - Á " " 8 Nghiệp vụ bán hàng " "

Đào tạo liên thông từ TC – CĐ

1 Quản trị kinh doanh khách sạn 18 tháng 5 tháng 2 Kế toán – Tài chính " " 3 Quản trị kinh doanh du lịch " " 4 Kỹ thuật chế biến món ăn " " 5 Hƣớng dẫn du lịch " "

4.1.2 Quy mô đào tạo

Trong vài năm trở lại đây, tỷ trọng đào tạo hệ Trung cấp chuyên nghiệp và Trung cấp nghề có xu hƣớng giảm đi (Xem bảng 4.2)

Bảng 4.2 cho thấy: Quy mô đào tạo của trƣờng năm 2015 có giảm sút so với các năm trƣớc đó. Điều này cũng là tất yếu do vài năm trở lại đây, xã hội hóa giáo dục ngày càng lan rộng, nhiều trƣờng Đại học, Cao đẳng, Trung cấp đƣợc mở ra hoặc nâng cấp, nhiều trƣờng Đại học, Cao đẳng, Trung cấp phải đối mặt với vấn đề tuyển sinh hết sức khó khăn. Năm 2010 đã tăng thêm 927 HSSV so với năm 2007 gấp 1,65 lần, và tăng 83 HSSV so với năm 2009, gấp 1,03 lần.

Bảng 4.2. Qui mô đào tạo của trƣờng Trung cấp nghề Nấu ăn và Nghiệp vụ khách sạn Hà Nội

Số TT

Năm

Loại hình đào tạo

Số học sinh, sinh viên

bình quân trong năm So sánh (%) 2013 2014 2015 2014/2013 2015/2014 1 Đào tạo bậc TC 945 860 773 91 90 2 Đào tạo SC 139 100 86 72 86 3 Đào tạo ngắn hạn 304 278 250 91 90 4 Liên thông CĐ 50 70 70 140 100 Cộng 1438 1308 1179 91 90

Nguồn: Phòng Đào tạo

4.1.3 Chất lƣợng đội ngũ cán bộ gíao viên

Theo nguồn thông tin từ phòng Tổ chức hành chính trƣờng Trung cấp nghề Nấu ăn và Nghiệp vụ khách sạn Hà Nội , tổng số Cán bộ, Công nhân viên, giáo viên của trƣờng tính đến thời điểm tháng 06 năm 2016 là 58 ngƣời, trong đó tổng số giáo viên là 28 ngƣời. Nhà trƣờng đào tạo đa dạng nhiều chuyên ngành nhƣng chủ yếu vẫn là các chuyên ngành nấu ăn và nghiệp vụ khách sạn, đây là các chuyên ngành mang tính đặc thù của trƣờng, có quá trình hình thành và phát triển lâu dài làm nên thƣơng hiệu trƣờng Trung cấp nghề Nấu ăn và Nghiệp vụ khách sạn Hà Nội nhƣ: Chế biến món ăn, Dịch vụ nhà hàng, Pha chế đồ uống…. Để đánh giá đúng số lƣợng đội ngũ giáo viên của trƣờng, trƣớc hết xét sự biến động tình hình nhân lực giáo viên từ năm 2013-2015 (Xem bảng 4.5)

Bảng 4.3. Tình hình nhân sự của trƣờng Trung cấp nghề Nấu ăn và Nghiệp vụ khách sạn Hà Nội ĐVT: Người Năm Chỉ tiêu 2013 2014 2015 SL SL 14/13 (%) SL 15/14 (%) Tổng số cán bộ công nhân viên 49 54 0.1 58 0.07 Tổng số giảng viên 21 24 0.14 28 0.17 Nguồn: Phòng TC-HC

Bảng 4.3 cho thấy hàng năm, Nhà trƣờng có tuyển thêm lƣợng cán bộ, giáo viên nhƣng không nhiều, năm 2014 so với năm 2013 tăng 0.1%, năm 2015 so với năm 2014 tăng 0.07, nhìn vào bảng ta có thể thấy hàng năm lƣợng nhân sự tuyển vào hầu hết là giáo viên. Để thấy rõ đƣợc việc đảm bảo số lƣợng giáo viên cho nhu cầu đào tạo của nhà trƣờng, cần xem xét đến tỷ lệ học sinh sinh viên trên giảng viên qua các năm theo biểu dƣới đây: (Xem bảng 4.4)

Bảng 4.4. Số lƣợng HSSV bình quân trên một giáo viên

ĐVT: Người Chỉ tiêu Năm Định mức chuẩn 2013 2014 2015 Tổng số giáo viên 21 24 28 - Tổng số HSSV 1429 1308 1149 - Tỷ lệ HSSV/Giáo viên 68.05/1 54.50/1 41.04/1 25/1 Nguồn: Phòng TC-HC

Dự thảo Luật Giáo dục Đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 18/3/2011 quy định cụ thể số lƣợng sinh viên quy đổi trên một giáo viên. Trong đó, nhóm các ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng, văn hóa, du lịch, báo chí, thƣ viện, khoa học xã hội và nhân văn, pháp lý, hành chính, sƣ phạm ở bậc ĐH, CĐ, TC phải đảm bảo tỉ lệ 25 sinh viên/giáo viên. Qua biểu trên ta thấy: Số lƣợng HSSV trên 1 giáo viên của Nhà trƣờng 3 năm gần đây luôn ở mức cao, năm 2013 là 68.05 sinh viên / giáo viên. Từ năm 2014 trở lại đây, định mức này có xu hƣớng giảm dần song vẫn ở mức cao.

Với quy mô đào tạo hiện nay của nhà trƣờng gần hơn 1.100 HSSV thì phải cần tổng số hơn 70 cán bộ, công nhân viên, trong đó giáo viên cần đến 44 ngƣời. Nhƣ vậy, lực lƣợng giáo viên hiện tại chỉ mới đáp ứng đƣợc gần 64% so với định mức. Có thể nói nhà trƣờng đang thiếu một số lƣợng giáo viên lớn đủ để đáp ứng nhu cầu đào tạo.

Về chất lượng của đội ngũ giảng viên của trường Trung cấp nghề Nấu

ăn và Nghiệp vụ khách sạn Hà Nội

 Theo trình độ chuyên môn: Trình độ chuyên môn của giáo viên trƣờng Trung cấp nghề Nấu ăn và Nghiệp vụ khách sạn Hà Nội đƣợc thể hiện ở bảng 4.5.

Trong tổng số giáo viên của trƣờng Trung cấp nghề Nấu ăn và Nghiệp vụ khách sạn Hà Nội năm 2016, 100% đều có trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học. Tỷ lệ giáo viên có trình độ sau đại học ngày càng tăng lên cả về con số tƣơng đối lẫn con số tuyệt đối. Nếu nhƣ năm 2013, số giáo viên có trình độ sau đại học chỉ là 14% và trình độ đại học là 71% thì năm 2014 tỷ lệ này là 17% và 75%. Đặc biệt năm 2013 vẫn còn 14.5% giáo viên có trình độ cao đẳng, sau đó giảm dần, cho tới năm 2015 thì số giáo viên này đã đƣợc học tập nâng cao trình độ lên Đại học, tuy vậy số giáo viên có trình độ này trƣớc đây chỉ đƣợc nhà trƣờng bố trí giảng dạy, hƣớng dẫn thực hành (đối với các học phần có cả thực hành và lý thuyết hoặc các học phần thực hành)

Bảng 4.5. Trình độ chuyên môn của đội ngũ giảng viên

ĐVT: Người Năm Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Số lƣợng (%) Số lƣợng (%) Số lƣợng (%) Tổng số giáo viên 21 24 28 Trong đó - Tiến sỹ 0 0 0 0 0 0 - Thạc sỹ 3 14.5 4 17 6 21.5 - Đại học 15 71 18 75 20 71 - Cao đẳng 3 14.5 2 8 2 7.5 - TCCN 0 0 0 0 0 0 - Trình độ khác 0 0 0 0 0 0 Nguồn: Phòng TC-HC

Bảng 4.5 cho thấy một yếu điểm về trình độ chuyên môn của các giảng viên trong trƣờng đó là, hiện nay nhà trƣờng chƣa có có một giảng viên nào đạt trình độ tiến sỹ. Nhƣ vậy phần nào cũng hạn chế chất lƣợng đào tạo và thƣơng hiệu của nhà trƣờng. Lộ trình cho đến năm 2020 nhà trƣờng sẽ phấn đấu lên đào tạo bậc Cao đẳng, do đó đây là một hạn chế, một thử thách cần vƣợt qua, nếu không nó sẽ là một rào cản cho sự phát triển của nhà trƣờng.

 Ƣu điểm:

 Đội ngũ giảng viên trẻ, nhiệt tình, tâm huyết với nghề.

 Đƣợc đào tạo đúng chuyên ngành

 Chịu đƣợc áp lực công việc

 Hạn chế

 Số lƣợng thiếu so với yêu cầu đào tạo.

 Trình độ đào tạo còn hạn chế, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của sự phát triển Nhà trƣờng

 Giáo viên còn thiếu kinh nghiệm thực tế tại các khách sạn lớn.

4.1.4 Hoạt động nghiên cứu phát triển

Hoạt động nghiên cứu phát triển hay Nghiên cứu khoa học tại các cơ sở đào tạo là việc không thể thiếu đƣợc đối với các cơ sở giáo dục đại học. Với nhận thức đó nhà trƣờng đã tổ chức nhiều hội thảo cấp khoa, cấp trƣờng trao đổi về chƣơng trình đào tạo, đề cƣơng học phần, đề cƣơng bài giảng, thiết kế bài giảng điện tử…. đã thu hút sự quan tâm của đông đảo các thầy cô giáo. Số sáng kiến cải tiến trong giảng dạy và phục vụ giảng dạy học tập thƣờng năm sau cao hơn năm trƣớc. Cụ thể trong năm học 2013 – 2014 toàn trƣờng đã có 8 đề tài NCKH, năm học 2014 – 2015 đã có 9 đề tài NCKH và trong năm học 2015 – 2016 đã có 10 đề tài nghiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạch định chiến lược phát triển trường trung cấp nghề nấu ăn và nghiệp vụ khách sạn hà nội đến năm 2025 (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)