Căn cứ hoạch định chiến lƣợc của trƣờng Trung cấp nghề Nấu ăn và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạch định chiến lược phát triển trường trung cấp nghề nấu ăn và nghiệp vụ khách sạn hà nội đến năm 2025 (Trang 60 - 74)

1 2 Mục tiêu chung

4.2.1. Căn cứ hoạch định chiến lƣợc của trƣờng Trung cấp nghề Nấu ăn và

Nghiệp vụ khách sạn Hà Nội

4.2.1.1 Phân tích môi trường bên ngoài của trường Trung cấp nghề Nấu ăn và Nghiệp vụ khách sạn Hà Nội

a) Phân tích môi trường vĩ mô

 Môi trƣờng kinh tế

Trong những năm gần đây, kinh tế của Việt Nam luôn có tốc độ tăng trƣởng khá cao và ổn định, đƣợc thể hiện ở tốc độ tăng trƣởng GDP và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng phù hợp hơn đó là chuyển dần tỷ trọng từ khu vực kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp và dịch vụ, và đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nƣớc. Trong nhiều năm gần đây mặc dù kinh tế thế giới đang rơi vào khủng hoảng và trì trệ nhƣng nền kinh tế Việt Nam vẫn nằm trong số ít quốc gia có tốc độ phục hồi ấn tƣợng. Tốc độ tăng trƣởng GDP – một chỉ số tổng hợp phản ánh nhiều khía cạnh của nền kinh tế chắc chắn sẽ vƣợt mục tiêu đề ra từ đầu năm (mục tiêu là 6,2% và tăng trƣởng dự kiến đạt 6,68%) và sẽ cao hơn năm trƣớc. Nhƣ vậy, trong 3 năm liên tiếp (2013-2015), tốc độ tăng trƣởng năm sau cao hơn năm trƣớc ( năm 2013: 5,42%, năm 2014: 5,98% và năm 2015: 6,68%). Điều này phản ánh xu hƣớng phục hồi vững chắc của nền kinh tế sau những năm nền kinh tế gặp nhiều khó khăn trong hệ thống ngân hàng, khu vực doanh nghiệp, thị trƣờng bất động sản và hoạt động đầu tƣ.

CPI bình quân năm 2014 so với năm 2013 tăng 4,09%. Đây là mức tăng thấp nhất kể từ năm 2004.Tuy nhiên CPI năm 2015 có tốc độ tăng thấp nhất kể từ năm 2006 trở lại đây, bình quân mỗi tháng, CPI chỉ tăng 0,05%. Theo Tổng cục Thống kê, CPI năm 2015 có mức tăng khá thấp so với các năm trƣớc do một số

nguyên nhân nhƣ nguồn cung về lƣơng thực, thực phẩm trong nƣớc dồi dào, giá luôn ở mức thấp; giá nguyên, nhiên liệu trên thị trƣờng thế giới gần đây giảm mạnh cho nên giá xăng dầu trong nƣớc cũng đƣợc điều chỉnh giảm, kéo theo chỉ số giá nhóm Nhà ở và vật liệu xây dựng và nhóm Giao thông năm nay lần lƣợt giảm 1,62% và 11,92% so với năm trƣớc, trong đó riêng giá xăng dầu giảm 24,77% so với năm trƣớc, góp phần giảm CPI chung 0,9%. Ngoài ra, mức độ điều chỉnh giá của nhóm hàng do Nhà nƣớc quản lý nhƣ dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế thấp hơn so với năm trƣớc,... Trong hai năm gần đây, CPI tăng thấp, ngoài các nguyên nhân nêu trên, còn có yếu tố tâm lý, chi tiêu của ngƣời dân đƣợc tính toán kỹ lƣỡng hơn, cân nhắc hơn.

Bảng 4.8. Chỉ số giá và tốc độ tăng trƣởng kinh tế Việt Nam

Năm CPI (%) Tốc độ tăng GDP (%) 2013 6.04 5.42 2014 4.09 5.98 2015 0.63 6.68 6 tháng đầu năm 2016 - 5.52

Với xu hƣớng hội nhập hiện nay, bất kỳ quốc gia nào cũng sử dụng một phần GDP của mình để đầu tƣ cho lĩnh vực giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực cho quốc gia trong tƣơng lai, Việt Nam cũng không ngoại trừ, điều đó rất thuận lợi cho việc xây dựng chiến lƣợc phát triển của trƣờng Trung cấp nghề Nấu ăn và Nghiệp vụ khách sạn Hà Nội trong tƣơng lai

 Môi trƣờng công nghệ: Thời đại ngày nay khoa học kỹ thuật phát triển vƣợt bậc, con ngƣời đã đạt đƣợc những thành tựu vô cùng to lớn, phát triển khoa học công nghệ là chiến lƣợc sống còn của mỗi quốc gia, công nghệ là yếu tố quan trọng trong sự phát triển của mỗi ngành. Cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21 dƣới tác động của cách mạng khoa học công nghệ đặc biệt là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ năng lƣợng... kinh tế thế giới có những biến đổi sâu sắc và mạnh mẽ, nền kinh tế chuyển từ kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức, và do vậy khoa học công nghệ đã trở thành động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội.

Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ vừa là cơ hội vừa là thách thức cho sự phát triển của trƣờng, chính vì vậy việc đầu tƣ cho khoa học kỹ thuật và công nghệ cả về quy mô và chất lƣợng là tất yếu

 Môi trƣờng văn hóa - xã hội: Môi trƣờng này bao gồm các yếu tố nhƣ sở thích, vui chơi giải trí, phong cách sống, chuẩn mực đạo đức, tỷ lệ tăng dân số, cơ cấu dân số... những thay đổi về nhân khẩu, văn hóa xã hội có ảnh hƣởng quan trọng đến các quyết định về sản phẩm, dịch vụ và thị trƣờng ngƣời tiêu dùng.

Những năm gần đây đời sống nhân dân dần đƣợc cải thiện, theo Bộ kế hoạch và đầu tƣ “Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nƣớc (GDP) bình quân hàng năm trong thời kỳ 2011-2015 đạt 7,2%; GDP bình quân đầu ngƣời năm 2015 ƣớc khoảng 45,7 triệu VNĐ. Với mức thu nhập này, Việt Nam đã chuyển vị trí từ nhóm nƣớc nghèo nhất sang nhóm nƣớc có mức thu nhập trung bình thấp”. Tính đến năm 2015, Việt Nam đã đạt đƣợc một số Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ: đạt mục tiêu “giảm một nửa tỷ lệ nghèo” vào năm 2012, hoàn thành phổ cập trung học cơ sở vào năm 2010 theo chuẩn của Việt Nam. Đây là một cơ hội lớn cho sự phát triển của các cơ sở đào tạo.

Mặt khác dân tộc Việt Nam có truyền thống hiếu học từ ngàn đời, ngƣời Việt Nam lấy sự học làm điều căn bản để thể hiện đạo lý làm ngƣời, trong tam tự kinh có viết “Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất chi lý”, do vậy trong suốt thời gian dựng nƣớc và giữ nƣớc, trải qua nhiều thăng trầm trong lịch sử, giáo dục luôn là lĩnh vực đƣợc coi trọng và đề cao.

Một vấn đề nữa là dân số Việt Nam hiện đạt 90 triệu dân, đứng trong tốp đầu trên thế giới về dân số, với tốc độ tăng nhanh đây cũng là một thuận lợi nữa đối với sự phát triển của các cơ sở đào tạo nhƣ trƣờng trƣờng Trung cấp nghề Nấu ăn và Nghiệp vụ khách sạn Hà Nội

Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo hiện nay trƣớc xu hƣớng của vấn đề xã hội hóa giáo dục, với tỷ lệ tăng dân số cao, cơ cấu dân số trẻ của Việt Nam, nhu cầu đƣợc học tăng lên, mức sống của dân cƣ thay đổi ... là những thuận lợi lớn cho sự phát triển của trƣờng.

 Môi trƣờng tự nhiên: Phân tích môi trƣờng tự nhiên bao gồm việc xem xét đến các vấn đề tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trƣờng, khí hậu, thời tiết, nguồn năng lƣợng...

 Môi trƣờng chính phủ, luật pháp và chính trị: Tình hình ổn định về chính trị, luật pháp cũng nhƣ các chính sách của chính phủ là một yếu tố hết sức quan trọng tác động đến hoạt động giáo dục và đào tạo của trƣờng, trong những năm gần đây, mặc dù khu vực và trên thế giới có rất nhiều diễn biến hết sức phức tạp, nhƣng Việt Nam vẫn đƣợc các tổ chức quốc tế xếp hạng là quốc gia có môi trƣờng chính trị ổn định.

Trong bối cảnh hội nhập hiện nay và nhất là trong tƣơng lai, mức giá rẻ của nhân công không còn là lợi thế của các nƣớc đang phát triển. Muốn trở thành thế mạnh thực sự, nguồn nhân công dồi dào đó phải đƣợc đào tạo, phải đƣợc trang bị những kỹ năng lao động cần thiết để trở thành nguồn nhân lực sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu cho phát triển, làm hài lòng các nhà đầu tƣ quốc tế vốn rất khó tính trong việc lựa chọn con ngƣời.

Nhận thức đƣợc vấn đề này, Đảng và Nhà nƣớc ta đã khẳng định: Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, khoa học công nghệ là động lực, giáo dục và đào tạo là nhân tố cơ bản để tạo ra động lực (Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ƣơng khoá VIII).

Tiếp đó, Nghị quyết Đại hội Đảng IX đã khẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con ngƣời, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trƣởng kinh tế nhanh và bền vững”.

Quán triệt và triển khai các chủ trƣơng lớn của Đảng về giáo dục, trong lĩnh vực giáo dục đại học Chính Phủ có Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 về “ Đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Viêt Nam giai đoạn 2006 - 2020” đã xác định: Phát triển các chƣơng trình giáo dục đại học theo định hƣớng nghiên cứu và định hƣớng nghề nghiệp, ứng dụng; Bảo đảm sự liên thông giữa các chƣơng trình trong toàn bộ hệ thống; ... Ƣu tiên mở rộng quy mô các chƣơng trình định hƣớng nghề nghiệp, ứng dụng.

Đại hội Đảng lần thứ XI tiếp tục khẳng định : Một trong 3 đột phá chiến lƣợc phát triển đất nƣớc thời kỳ 2011-2020 là khâu đột phá về nguồn lực con ngƣời “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lƣợng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ”

Đây là những cơ hội lớn cho trƣờng trong sự nghiệp phát triển.

 Môi trƣờng toàn cầu: Trong xu hƣớng toàn cầu hóa hiện nay, quá trình hội nhập ngày càng rộng và sâu đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, khi các rào cản về địa lý và thể chế dần dần đƣợc dỡ bỏ, sự hợp tác quốc tế ngày càng phát triển điền đó mang lại cả thuận lợi cũng nhƣ khó khăn đối với giáo dục Việt Nam nói chung cũng nhƣ trƣờng Trung cấp nghề Nấu Ăn và Nghiệp vụ khách sạn Hà Nội nói riêng, nếu có tầm nhìn cũng nhƣ có đƣợc chiến lƣợc đúng đắn sẽ là cơ hội rất lớn đối với trƣờng, ngƣợc lại sẽ là thảm họa trong tƣơng lai gần.

b) Phân tích môi trường ngành

 Phân tích đối thủ cạnh tranh hiện tại

Bảng 4.9. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong cùng ngành đào tạo

STT Tên trƣờng Địa chỉ

1 Trƣờng Cao đẳng du lịch Hà Nội 236, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội

2 Trƣờng Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Hà Nội

Số 9 Trần Vỹ, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội

3 Trƣờng Cao đẳng Công nghệ và

Thƣơng mại Hà Nội Mai dịch, Cầu Giấy, Hà Nội 4 Trƣờng Trung cấp nghề Du lịch Hà

Nội

708 Dốc Minh Khai, Quận Hai Bà Trƣng, Hà Nội

5 Trƣờng Trung cấp nghề Dân lập kỹ thuật tổng hợp Hà Nội

Tân Mỹ, xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội

6 Trƣờng Trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật VINAMOTOR

Số 35B Nguyễn Huy Tƣởng, phƣờng Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

7 Trƣờng Trung cấp nghề Tƣ thục Dạy nghề Du lịch Hà Nội

Số 24 ngõ 85 Lĩnh Nam, Hoàng Mai, thành phố Hà Nội

Đt: 04.37630269 Fax: 04.39876900

8 Trƣờng Trung cấp nghề Tổng hợp Hà Nội

Số 21 phố Bùi Bằng Đoàn, quận Hà Đông, thành phố Hà Nôi

Fax: 03.3826766

9 Trƣờng Trung cấp nghề Kỹ thuật và nghiệp vụ Du lịch Quang Minh

Thị trấn Chi Đông, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội

Đt: 04.3860293 Fax: 04.38134779

Nguồn: Trang web phát triển nguồn nhân lực du lịch

Hiện nay cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, nhu cầu muốn đƣợc đi học tăng lên thì cùng với nó là sự xuất hiện tại Việt Nam rất nhiều trƣờng đại học, cao đẳng, trung cấp, Theo số liệu của Vụ Đại học, tình đến thời điểm hiện nay cả nƣớc có 23 trƣờng Đại học, 207 trƣờng Cao đẳng và 142 trƣờng Trung cấp chuyên nghiệp cự thể gồm 2 Đại học Quốc gia, 8 Đại học vùng, 22 trƣờng Đại học, Học viện quân sự, 6 trƣờng Đại học và học viện công an, 81 Đại học dân sự, 22 học viện, 20 Đại học địa phƣơng, 56 trƣờng Đại học dân lập và tƣ thực, 4 trƣờng dự bị Đại học, 207 trƣờng Cao đẳng và 142 trƣờng Trung cấp. Trong đó các trƣờng ngoài công lập có tốc độ tăng chóng mặt. Đây thực sự là nguy cơ cho trƣờng Trung cấp nghề Nấu Ăn và Nghiệp vụ khách sạn Hà Nội.

- Đối thủ cạnh tranh trong Vùng

Trên địa bàn TP Hà Nội có tổng cộng 84 trƣờng Đại học, Học viện, 27 trƣờng Cao đẳng và 38 trƣờng Trung cấp chuyên nghiệp và nhiều trƣờng đào tạo nghề do đó vấn đề cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn điền đó đƣợc thể hiện trong kết quả tuyển sinh hàng năm của trƣờng trong những năm gần đây có dấu hiệu giảm xuống, công tác tuyển sinh khó khăn hơn, trƣờng đầu tƣ nhiều hơn vào công tác này nhƣng kết quả vẫn không khả quan.

Việc tuyển sinh hệ Trung cấp vào nhà trƣờng giảm từ năm học 2012 - 2013 và năm học 2013 - 2014 đã dẫn đến việc tổ chức đào tạo và bố trí các lớp học của nhà trƣờng gặp nhiều khó khăn. Năm học 2014 - 2015 lƣợng HSSV hệ Trung cấp của trƣờng mới chỉ có 402 SV. Hệ sơ cấp, bồi dƣỡng ngắn hạn cũng bắt đầu giảm nguyên nhân quy mô tuyển sinh của trƣờng giảm là do có những quy định mới về tuyển sinh không còn phù hợp với hệ thống các trƣờng Trung cấp chuyên nghiệp trong đó có trƣờng Trung cấp nghề Nấu Ăn và Nghiệp vụ khách sạn Hà Nội, bên cạnh đó còn nhiều đối thủ cạnh tranh trên cùng một thị trƣờng nên ngƣời học có

nhiều cơ hội để lựa chọn. Vì vậy, quy mô tuyển sinh các năm sau của trƣờng ở một đoạn thị trƣờng trên có xu hƣớng còn giảm nhiều, có lẽ tình trạng này còn kéo dài sang năm học 2015-2016.

ĐVT: sinh viên

Biểu đồ 4.1. Kết quả tuyển sinh của trƣờng Trung cấp nghề Nấu Ăn và Nghiệp vụ khách sạn Hà Nội qua các năm (2013 - 2015)

 Phân tích cạnh tranh tiềm ẩn: Ngày nay với cơ chế mở, lĩnh vực kinh doanh đƣợc mở rộng, đặc biệt là sự mở của của Nhà nƣớc trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, sự hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới, các trƣờng Đại học, Cao đẳng, Trung cấp đƣợc thành lập dễ hơn và nhiều hơn, các hình thức đào tạo ngày càng phát triển, hình thức liên kết đào tạo, đào tạo liên thông, đào tạo chính quy tập trung liên tục, đào tạo từ xa... đây vừa là cơ hội cũng là nguy cơ lớn đối với trƣờng Trung cấp nghề Nấu ăn và Nghiệp vụ khách sạn Hà Nội, nếu không có chiến lƣợc đúng đắn thì trong tƣơng lai rất khó có thể cạnh tranh đƣợc.

 Phân tích sức ép của nhà cung ứng: Sự phát triển của kinh tế xã hội tạo điều kiện sự gia tăng nhiều hơn, nhanh hơn các các cơ sở đào tạo, chính điều này làm gia tăng sức ép từ phía nhà cung ứng, nhà cung ứng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo là ngƣời học, gia đình ngƣời học, ngƣời học có

nhiều lựa chọn hơn, họ đòi hòi và yêu cầu chất lƣợng cao hơn, chi phí thấp đi, họ đòi hỏi đƣợc sử dụng nhiều dịch vụ hơn... tất cả những điều đó đều mang lại nguy cơ cho trƣờng Trung cấp nghề Nấu ăn và Nghiệp vụ khách sạn Hà Nội nói riêng và các trƣờng Trung cấp, Cao đẳng và Đại học nói chung tại Việt Nam. Nếu không có đƣợc quyết định sáng suốt cũng nhƣ hoạch định đƣợc chiến lƣợc tối ƣu thì sẽ là thảm họa trong tƣơng lai.

 Phân tích áp lực của khách hàng: Sản phẩm của lĩnh vực đào tạo lại là nguồn nhân lực cho các ngành khác, lĩnh vực khác thậm chí cho chính lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ ngày càng nhanh, máy móc thiết bị công nghệ ngày càng tiên tiến hiện đại ... thì các doanh nghiệp lại yêu cầu đỏi hỏi nguồn nhân lực có chất lƣợng tốt hơn.

Theo số liệu khảo sát của dự án giáo dục Đại học thì trong khoảng hơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạch định chiến lược phát triển trường trung cấp nghề nấu ăn và nghiệp vụ khách sạn hà nội đến năm 2025 (Trang 60 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)