Chất lƣợng đội ngũ cán bộ gíao viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạch định chiến lược phát triển trường trung cấp nghề nấu ăn và nghiệp vụ khách sạn hà nội đến năm 2025 (Trang 54 - 60)

1 2 Mục tiêu chung

4.1.3 Chất lƣợng đội ngũ cán bộ gíao viên

Theo nguồn thông tin từ phòng Tổ chức hành chính trƣờng Trung cấp nghề Nấu ăn và Nghiệp vụ khách sạn Hà Nội , tổng số Cán bộ, Công nhân viên, giáo viên của trƣờng tính đến thời điểm tháng 06 năm 2016 là 58 ngƣời, trong đó tổng số giáo viên là 28 ngƣời. Nhà trƣờng đào tạo đa dạng nhiều chuyên ngành nhƣng chủ yếu vẫn là các chuyên ngành nấu ăn và nghiệp vụ khách sạn, đây là các chuyên ngành mang tính đặc thù của trƣờng, có quá trình hình thành và phát triển lâu dài làm nên thƣơng hiệu trƣờng Trung cấp nghề Nấu ăn và Nghiệp vụ khách sạn Hà Nội nhƣ: Chế biến món ăn, Dịch vụ nhà hàng, Pha chế đồ uống…. Để đánh giá đúng số lƣợng đội ngũ giáo viên của trƣờng, trƣớc hết xét sự biến động tình hình nhân lực giáo viên từ năm 2013-2015 (Xem bảng 4.5)

Bảng 4.3. Tình hình nhân sự của trƣờng Trung cấp nghề Nấu ăn và Nghiệp vụ khách sạn Hà Nội ĐVT: Người Năm Chỉ tiêu 2013 2014 2015 SL SL 14/13 (%) SL 15/14 (%) Tổng số cán bộ công nhân viên 49 54 0.1 58 0.07 Tổng số giảng viên 21 24 0.14 28 0.17 Nguồn: Phòng TC-HC

Bảng 4.3 cho thấy hàng năm, Nhà trƣờng có tuyển thêm lƣợng cán bộ, giáo viên nhƣng không nhiều, năm 2014 so với năm 2013 tăng 0.1%, năm 2015 so với năm 2014 tăng 0.07, nhìn vào bảng ta có thể thấy hàng năm lƣợng nhân sự tuyển vào hầu hết là giáo viên. Để thấy rõ đƣợc việc đảm bảo số lƣợng giáo viên cho nhu cầu đào tạo của nhà trƣờng, cần xem xét đến tỷ lệ học sinh sinh viên trên giảng viên qua các năm theo biểu dƣới đây: (Xem bảng 4.4)

Bảng 4.4. Số lƣợng HSSV bình quân trên một giáo viên

ĐVT: Người Chỉ tiêu Năm Định mức chuẩn 2013 2014 2015 Tổng số giáo viên 21 24 28 - Tổng số HSSV 1429 1308 1149 - Tỷ lệ HSSV/Giáo viên 68.05/1 54.50/1 41.04/1 25/1 Nguồn: Phòng TC-HC

Dự thảo Luật Giáo dục Đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 18/3/2011 quy định cụ thể số lƣợng sinh viên quy đổi trên một giáo viên. Trong đó, nhóm các ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng, văn hóa, du lịch, báo chí, thƣ viện, khoa học xã hội và nhân văn, pháp lý, hành chính, sƣ phạm ở bậc ĐH, CĐ, TC phải đảm bảo tỉ lệ 25 sinh viên/giáo viên. Qua biểu trên ta thấy: Số lƣợng HSSV trên 1 giáo viên của Nhà trƣờng 3 năm gần đây luôn ở mức cao, năm 2013 là 68.05 sinh viên / giáo viên. Từ năm 2014 trở lại đây, định mức này có xu hƣớng giảm dần song vẫn ở mức cao.

Với quy mô đào tạo hiện nay của nhà trƣờng gần hơn 1.100 HSSV thì phải cần tổng số hơn 70 cán bộ, công nhân viên, trong đó giáo viên cần đến 44 ngƣời. Nhƣ vậy, lực lƣợng giáo viên hiện tại chỉ mới đáp ứng đƣợc gần 64% so với định mức. Có thể nói nhà trƣờng đang thiếu một số lƣợng giáo viên lớn đủ để đáp ứng nhu cầu đào tạo.

Về chất lượng của đội ngũ giảng viên của trường Trung cấp nghề Nấu

ăn và Nghiệp vụ khách sạn Hà Nội

 Theo trình độ chuyên môn: Trình độ chuyên môn của giáo viên trƣờng Trung cấp nghề Nấu ăn và Nghiệp vụ khách sạn Hà Nội đƣợc thể hiện ở bảng 4.5.

Trong tổng số giáo viên của trƣờng Trung cấp nghề Nấu ăn và Nghiệp vụ khách sạn Hà Nội năm 2016, 100% đều có trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học. Tỷ lệ giáo viên có trình độ sau đại học ngày càng tăng lên cả về con số tƣơng đối lẫn con số tuyệt đối. Nếu nhƣ năm 2013, số giáo viên có trình độ sau đại học chỉ là 14% và trình độ đại học là 71% thì năm 2014 tỷ lệ này là 17% và 75%. Đặc biệt năm 2013 vẫn còn 14.5% giáo viên có trình độ cao đẳng, sau đó giảm dần, cho tới năm 2015 thì số giáo viên này đã đƣợc học tập nâng cao trình độ lên Đại học, tuy vậy số giáo viên có trình độ này trƣớc đây chỉ đƣợc nhà trƣờng bố trí giảng dạy, hƣớng dẫn thực hành (đối với các học phần có cả thực hành và lý thuyết hoặc các học phần thực hành)

Bảng 4.5. Trình độ chuyên môn của đội ngũ giảng viên

ĐVT: Người Năm Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Số lƣợng (%) Số lƣợng (%) Số lƣợng (%) Tổng số giáo viên 21 24 28 Trong đó - Tiến sỹ 0 0 0 0 0 0 - Thạc sỹ 3 14.5 4 17 6 21.5 - Đại học 15 71 18 75 20 71 - Cao đẳng 3 14.5 2 8 2 7.5 - TCCN 0 0 0 0 0 0 - Trình độ khác 0 0 0 0 0 0 Nguồn: Phòng TC-HC

Bảng 4.5 cho thấy một yếu điểm về trình độ chuyên môn của các giảng viên trong trƣờng đó là, hiện nay nhà trƣờng chƣa có có một giảng viên nào đạt trình độ tiến sỹ. Nhƣ vậy phần nào cũng hạn chế chất lƣợng đào tạo và thƣơng hiệu của nhà trƣờng. Lộ trình cho đến năm 2020 nhà trƣờng sẽ phấn đấu lên đào tạo bậc Cao đẳng, do đó đây là một hạn chế, một thử thách cần vƣợt qua, nếu không nó sẽ là một rào cản cho sự phát triển của nhà trƣờng.

 Ƣu điểm:

 Đội ngũ giảng viên trẻ, nhiệt tình, tâm huyết với nghề.

 Đƣợc đào tạo đúng chuyên ngành

 Chịu đƣợc áp lực công việc

 Hạn chế

 Số lƣợng thiếu so với yêu cầu đào tạo.

 Trình độ đào tạo còn hạn chế, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của sự phát triển Nhà trƣờng

 Giáo viên còn thiếu kinh nghiệm thực tế tại các khách sạn lớn.

4.1.4 Hoạt động nghiên cứu phát triển

Hoạt động nghiên cứu phát triển hay Nghiên cứu khoa học tại các cơ sở đào tạo là việc không thể thiếu đƣợc đối với các cơ sở giáo dục đại học. Với nhận thức đó nhà trƣờng đã tổ chức nhiều hội thảo cấp khoa, cấp trƣờng trao đổi về chƣơng trình đào tạo, đề cƣơng học phần, đề cƣơng bài giảng, thiết kế bài giảng điện tử…. đã thu hút sự quan tâm của đông đảo các thầy cô giáo. Số sáng kiến cải tiến trong giảng dạy và phục vụ giảng dạy học tập thƣờng năm sau cao hơn năm trƣớc. Cụ thể trong năm học 2013 – 2014 toàn trƣờng đã có 8 đề tài NCKH, năm học 2014 – 2015 đã có 9 đề tài NCKH và trong năm học 2015 – 2016 đã có 10 đề tài nghiên cứu khoa học đã đƣợc nghiệm thu và đƣa vào sử dụng (có phụ lục số 03 kèm theo). Trong 3 năm qua đã có trên 20 đề tài NCKH đƣợc hội đồng Khoa học công nghệ ra quyết định công nhận với chất lƣợng từ khá trở lên và đƣa vào áp dụng.

Tuy nhiên, hoạt động nghiên cứu khoa học tại trƣờng nhìn chung còn nhiều hạn chế, chƣa có đề tài cấp Bộ và cấp Nhà nƣớc, trong công tác nghiệm thu còn hạn chế, mang tính hình thức do vậy chất lƣợng chƣa cao.

 Đội ngũ cán bộ CNV tích cực tham gia xây dựng các đề tài khoa học

 Số lƣợng các đề tài nghiên cứu khoa học ngày càng tăng

 Hạn chế

 Chất lƣợng của các đề tài nghiên cứu khoa học chƣa cao.

 Công tác nghiệm thu còn mang tính hình thức

4.1.5 Cơ sở vật chất

Trong hoạt động đào tạo, cơ sở vật chất kỹ thuật không kém phần quan trọng làm nên chất lƣợng cũng nhƣ tăng cƣờng khả năng cạnh tranh của trƣờng. Nhận thức điều đó của ban lãnh đạo nhà trƣờng cộng với sự quan tâm của Sở Lao động Thƣơng binh và Xã Hội Thành phố Hà Hội và các ban ngành ở địa phƣơng. Qua hơn 40 năm xây dựng và trƣởng thành, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật về cơ bản tƣơng đối đầy đủ và hiện đại nhằm phục vụ cho hoạt động đào tạo cũng nhƣ nghiên cứu khoa học.

Diện tích bố trí các công trình theo công năng đƣợc cụ thể trong bảng dƣới đây:

Bảng 4.6. Diện tích bố trí cho các công trình theo công năng

TT Diễn giải Số lƣợng (m2)

Toàn trƣờng 23.251

1 Diện tích đất xây nhà làm việc 1.432 2 Diện tích đất xây dựng các phòng học lý thuyết 2.291 3 Diện tích đất xây dựng xƣởng thực hành, phòng thí nghiệm 5.602 4 Diện tích đất xây thƣ viện 611 5 Diện tích đất xây ký túc xá 1.173 6 Diện tích đất xây hội trƣờng 1.412 7 Diện tích đất xây nhà thể chất và sân bãi thể thao 1.200 8 Diện tích đƣờng đi, sân vƣờn, cây xanh 1.078 9 Diện tích khác 8.452

Bảng 4.7. Số lƣợng và diện tích sử dụng các phòng học lý thuyết, phòng thí nghiệm, xƣởng phục vụ đào tạo

Hạng mục Đơn vị tính Số phòng học, TN, xƣởng TH Diện tích sử dụng (m2) A. Phòng học lý thuyết Phòng 26 2.291 Phòng < 50 chỗ ngồi '' 12 600 Phòng 50  100 chỗ ngồi '' 10 800 Phòng 100  150 chỗ ngồi '' 4 891 B. Phòng thí nghiệm Phòng 2 229 - Thí nghiệm hóa thực phẩm '' 2 229 C. Xƣởng/phòng thực hành 5.602 - Thực hành nấu ăn Phòng 10 1.881 - Thực hành pha chế đồ uống '' 3 480 - Thực hành bàn '' 8 1.276 - Thực hành buồng '' 9 982 - Thực hành lễ tân '' 4 405 - Thực hành hƣớng dẫn du lịch '' 5 578

D. Hội trƣờng kiêm giảng đƣờng 500 chỗ ngồi

HT 1 1.412

Đ. Thƣ viện Phòng 9 611

Nguồn phòng quản trị

Diện tích phòng làm việc

Hiện nhà trƣờng có 1.432m2 dùng cho phòng làm việc của khối cán bộ công nhân viên và giáo viên.

Trang thiết bị phục vụ đào tạo

- Các xƣởng thực hành đƣợc trang bị đầy đủ, đồng bộ, hợp quy chuẩn gồm các thiết bị chế biến, xử lý vệ sinh thực phẩm, các thiết bị kiểm tra VSATTP.v.v.

- Các phòng buồng thuộc hệ thống khách sạn đƣợc trang bị nội thất, các tiện nghi phục vụ khách hàng đạt tiêu chuẩn của một cơ sở thực hành.

- Các phòng học lý thuyết đều đƣợc trang bị phƣơng tiện thiết bị dạy học hiện đại, đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập có chất lƣợng cao. 60% phòng học đƣợc trang bị máy chiếu OVERHEAD, PROJECTOR, một số phòng học lớn đƣợc trang bị màn hình LCD.

- Các phòng thí nghiệm đƣợc trang bị các thiết bị tiên tiến hiện đại, đáp ứng yêu cầu thực tập và thí nghiệm cho các bậc học và các ngành đào tạo.

- Hệ thống mạng nội bộ toàn trƣờng kết nối Internet để phục vụ công tác quản lý điều hành, giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

Tổng giá trị tài sản thiết bị dụng cụ 19 tỷ đồng và tổng tài sản (trừ đất) hiện trƣờng đang quản lý là 12 tỷ đồng.

 Ƣu điểm:

 Cơ sở vật chất kỹ thuật đầy đủ, tƣơng đối hiện đại

 Tổng mức đầu tƣ hằng năm tăng cao đặc biệt mấy năm gần đây

 60% phòng học đƣợc trang bị máy chiếu.

 Hệ thống phòng thí nghiệm và xƣởng thực hành đƣợc trang bị đầy đủ máy móc thiết bị phục vụ giảng dạy

 Hạn chế

 Hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật còn thấp.

 Công tác đầu tƣ còn tràn lan không có trọng tâm.

 Công tác quản lý còn yếu kém, dẫn đến các tài sản và trang thiết bị nhanh chóng bị xuống cấp cũng nhƣ hỏng hóc.

 Ký túc xá chƣa đáp úng đƣợc nhu cầu của học sinh sinh viên trong trƣờng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạch định chiến lược phát triển trường trung cấp nghề nấu ăn và nghiệp vụ khách sạn hà nội đến năm 2025 (Trang 54 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)