Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản ở huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 35 - 36)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản

2.1. Cơ sở lí luận

2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản

sử dụng vốn ngân sách nhà nước

2.1.5.1. Năng lực, trình độ của cán bộ quản lý dự án

Chất lượng công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản phụ thuộc vào năng lực, phẩm chất đội ngũ cán bộ. Vì thế, trong tất cả các khâu của quá trình xây dựng cơ bản đều cần cán bộ có đủ năng lực và phẩm chất như:

- Đội ngũ cán bộ làm quy hoạch, kế hoạch, công tác lập, thẩm định dự án,quản lý dự án cần phải đáp ứng yêu cầu để theo kịp với những thay đổi của thực tiễn.

- Cán bộ thẩm định quyết toán phải có chuyên môn và kinh nghiệm thực tế để thực hiện quyết toán đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng.

2.1.5.2. Yếu tố liên quan đến chủ đầu tư

Chủ đầu tư nếu đáp ứng được yêu cầu về năng lực trình độ là điều kiện thuận lợi phát huy hiệu quả sử dụng vốn đầu tư; Chủ đầu tư cần phải bố trí đủ vốn để triển khai dự án đảm bảo chất lượng và đúng tiến độ, tránh kéo dài dàn trải gây thất thoát.

2.1.5.3. Yếu tố liên quan đến đơn vị tư vấn và nhà thầu

Năng lực của nhà thầu và đơn vị tư vấn (lập, quản lý, khảo sát xây dựng, thiết kế công trình, giám sát thi công xây dựng công trình) dự án phải có kinh nghiệm và chuyên môn giỏi, đủ mạnh để quản lý hoạt động của các đơn vị thực hiện công tác tư vấn đạt kết quả tốt nhất. Tổ chức thực hiện công tác tư vấn cần phải độc lập, chủ động theo đề xuất chuyên môn, không lệ thuộc quá nhiều vào ý chí của các cơ quan quản lý.

2.1.5.4. Sự phối kết hợp của chính quyền địa phương sở tại nơi phát sinh công trình

Sự ủng hộ của nhân dân tại khu vực phát sinh dự án khiến cho dự án được dễ dàng thực hiện và cũng chính người dân tham gia giám sát và kiểm tra tình

hình thực hiện, bởi thế chính quyền địa phương phải kết hợp với chủ đầu tư, đơn vị nhà thầu để quán triệt chủ trương đầu tư của dự án, để người dân được biết và thực hiện.

2.1.5.5. Cơ chế, chính sách về quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản

Cơ chế, chính sách nhà nước, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng đồng bộ thống nhất cao từ Trung ương đến địa phương sẽ là yếu tố quan trọng thúc đẩy nhanh hoạt động đầu tư xây dựng, tiết kiệm trong việc quản lý vốn ngân sách nhà nước, ngược lại nếu không có sự thống nhất về nội dung và quy định giữa các cấp, các ngành sẽ gây khó khăn trong việc triển khai thực hiện dự án đối với các đơn vị thực hiện và đối với cả cơ quan quản lý nhà nước. Do đó phải thường xuyên được rà soát để bổ sung hoàn thiện theo thay đổi của thực tế, đồng thời quy định rõ trách nhiệm cá nhân trong tất cả các khâu.

Cơ chế, chính sách phải phù hợp, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật phải đồng bộ, có khung chế tài xử lý nghiêm đối với nhà thầu vi phạm các quy định về chất lượng, tiến bộ và an toàn cũng như đối với các chủ thể tham gia thực hiện giai đoạn quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản.

Cơ chế, chính sách cần công khai, minh bạch trong quá trình xét chọn đơn vị trúng thầu tham gia thực hiện triển khai dự án. Công tác quyết toàn phải thống nhất trên toàn quốc gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản ở huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 35 - 36)