Cơ sở hạ tầng của huyện Yên Khánh qua một số năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản ở huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 50 - 52)

Chỉ tiêu ĐVT 2013 2014 2015 Bình

quân

1. Đường ô tô đến trung tâm xã

- Số xã, thị trấn đã có Xã 19 19 19 19

+ Đường nhựa Xã 19 19 19 19

+ Đường đá Xã 0 0 0 0

2. Công trình thủy lợi

- Cống Cái 52 52 64 56

- Trạm bơm điện cố định Cái 54 54 54 54

- Máy bơm vô ống, bơm tràn Cái 40 41 41 40,67

3. Máy phục vụ nông nghiệp

- Máy kéo công suất trên 12 CV Cái 547 554 566 555,67

- Máy kéo công suất dưới 12 CV Cái 238 247 250 245

- Máy bơm nước Cái 479 484 495 486

- Máy tuốt lúa có động cơ Cái 329 331 336 332

-Máy chế biến TAGS (nghiền, trộn) Cái 153 163 170 162

- Máy phun thuốc sâu có động cơ Cái 97 102 109 102,67

4. Công trình phúc lợi

- Mầm non Trường 18 18 18 18

- Tiểu học Trường 20 20 20 20

- Trung học cơ sở Trường 18 18 18 18

- Trung học phổ thông Trường 3 3 3 3

- Trạm y tế Trạm 19 19 19 19

- Bệnh viện Cơ sở 1 1 1 1

- Trung tâm văn hóa Cơ sở 1 1 1 1

- Thư viện, phòng đọc sách Cơ sở 2 2 2 2

5. Số xã đã có điện Xã 19 19 19 19

6. Số xã có đài phát thanh Xã 19 19 19 19

7. Số xã đã phủ sóng truyền hình Xã 19 19 19 19

8. Số máy điện thoại/100 người

dân Cái 85 87 89

87

9. Số điểm internet Điểm 36 45 57 46

Nguồn: Phòng thống kê huyện Yên Khánh (2016)

Huyện có tuyến QL10 chạy qua với chiều dài 12km, đây là tuyến đường nối Yên Khánh với Thành phố Ninh Bình và huyện Kim Sơn. Ngoài ra huyện còn có

nhiều tuyến đường quốc lộ khác chạy qua như: 481C, 481B, 480C, 480B… Các tuyến huyện lộ, liên xã, liên thôn, hệ thống đường giao thông trong khu dân cư cơ bản đã được bê tông hoá và lát gạch tạo điều kiện thuận lợi trong sinh hoạt cũng như giao lưu kinh tế với khu vực bên ngoài.

Huyện Yên Khánh có sông Đáy chảy qua 11 xã nằm ở phía Đông huyện có tổng chiều dài 37,3 km, sông Vạc chảy qua 7 xã phía Tây của huyện với chiều dài 14,6 km, đây là nguồn nước tưới dồi dào cho diện tích đất nông nghiệp của huyện. Trên địa bàn Yên Khánh, đã có 19/19 xã, thị trấn có điện lưới quốc gia, tỷ lệ số hộ dùng điện đạt 100%. Năm 2015, máy điện thoại đạt 89 máy/100 người dân và xây dựng 19 điểm bưu điện văn hoá ở các xã. Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đáp ứng nhu cầu giáo dục trên toàn huyện. Về y tế, ngoài bệnh viện của huyện còn có các trạm y tế của các nhà máy xí nghiệp đóng trên địa bàn và 100% xã có trạm y tế.

Mặc dù đã được quan tâm đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là để đáp ứng tốt những yêu cầu cho phát triển kinh tế - xã hội, nông nghiệp thì điều kiện cơ sở hạ tầng như hiện nay vẫn bộc lộ nhiều hạn chế (mức đầu tư còn thấp, chưa quan tâm đến việc nâng cấp các công trình thuỷ lợi để nâng cao tỷ lệ tưới tiêu cho cây trồng, chưa đẩy mạnh, tăng cường đầu tư cho hệ thống đường liên xã và giao thông nông thôn,…).

3.1.2.4. Kết quả phát triển các ngành kinh tế

Trong những năm qua, cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh và cả nước, huyện Yên Khánh đã có những bước phát triển đáng kể ở hầu hết các ngành, các lĩnh vực từ nông nghiệp, thủy sản đến công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ. Đây là bước tạo đà cho công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa của cả nước. Đồng thời, phát triển và chuyển dịch kinh tế trên địa bàn huyện cũng tạo cơ sở cho sự phát triển các lĩnh vực xã hội như giáo dục, y tế, văn hóa… cải thiện đáng kể đời sống người dân trên địa bàn huyện cả về vật chất và tinh thần.

Cùng với xu hướng chung của cả nước, cơ cấu kinh tế của huyện cũng chuyển dịch theo chiều hướng tích cực đúng với chủ trương của Đảng và Nhà nước trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn là giảm tỷ trọng nhóm ngành nông nghiệp - thủy sản, tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và thương mại, du lịch, dịch vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản ở huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 50 - 52)