Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản ở huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 44)

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lí

Huyện Yên Khánh nằm ở phía đông nam tỉnh Ninh Bình, phía bắc giáp thành phố Ninh Bình, phía tây và tây nam giáp huyện Yên Mô, phía nam giáp huyện Kim Sơn, phía đông và đông bắc có song Đáy bao bọc, là ranh giới tự nhiên với huyện Nghĩa Hưng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Trên bản đồ địa lý, Yên Khánh giống hình một con dê di chuyển theo hướng từ đông sang tây.

Địa hình của huyện Yên Khánh là đồng bằng tương đối bằng phẳng, không có núi non, mạng lưới sông ngòi phân bố tương đối đồng đều. Dòng sông Đáy chảy qua 11 xã phía đông bắc với chiều dài 37,3km. Dòng sông Vạc chảy qua 7 xã phía tây với chiều dài 14,6km, thuận lợi cho việc tưới tiêu phục vụ sản xuất và đời sống.

Yên Khánh là huyện đồng bằng được phù sa bồi đắp của sông Đáy nằm ở phía đông, nền kinh tế mạnh chủ yếu của huyện là nông nghiệp. Chính vì vậy đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết để phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa.

3.1.1.2. Địa hình

Địa hình tương đối bằng phẳng, mang tính chất đặc trưng của đồng bằng châu thổ Sông Hồng (Bản đồ 3.1).

3.1.1.3. Điều kiện thời tiết khí hậu

Yên Khánh là một tiểu vùng của đồng bằng Bắc Bộ nên khí hậu ở đây mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu điển hình của Việt Nam. Mùa hè nóng và mưa nhiều từ tháng 4 đến 10, mùa đông lạnh từ tháng 11 cho đến tháng 3 năm sau.

+ Nhiệt độ

Nhiệt độ trung bình hàng năm dao động từ 23,50C đến 24,50C, đặc biệt trong thời gian gần đây có những ngày mùa hè nhiệt độ cao nhất lên tới 400C, mùa đông nhiệt độ có thể những thời điểm xuống thấp đến 80C.

31

Bản đồ 3.1. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Khánh (2016)

+ Độ ẩm

Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là từ 83-85%. Đặc biệt có những tháng cuối đông độ ẩm có thể lên tới 91%, không khí trở nên ẩm ướt.

+ Ánh sáng và lượng mưa

Số giờ nắng trung bình cả năm là từ 1100-1600h. Về mùa đông số giờ nắng trong ngày tương đối thấp, mây mù bao phủ, trời âm ủ kéo dài nên các loại sâu bệnh phát triển.

Lượng mưa trung bình trong các năm là từ 1500 đến 1800mm nhưng lại phân bố không đồng đều qua các tháng trong năm, tập trung nhiều nhất từ tháng 5 đến tháng 9 chiếm 80-85% lượng mưa cả năm. Riêng tháng 7, 8 thường có bão và áp thấp nhiệt đới, có lượng mưa lớn chiếm 55-70% lượng mưa cả năm.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Yên Khánh

3.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai

Tiềm năng đất đai của huyện phong phú và đa dạng thể hiện ở bảng 3.1 Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 13.056,7 ha, năm 2015 diện tích đất nông nghiệp là 9.563 ha, chiếm khoảng 73,24% tổng diện tích đất tự nhiên, đất chuyên dùng là 2.334,5 ha chiếm 17,89%, đất khu dân cư 950,4 ha chiếm 7,28 %, đất chưa sử dụng 208,8 ha chiếm 1,6 % tổng diện tích đất tự nhiên.

Đất nông nghiệp của toàn huyện chủ yếu là đất trồng cây hàng năm 8.375,9 chiếm 64,15%, đất trồng cây lâu năm 458,5 ha chiếm 3,51%, đất thủy sản 681,4 ha chiếm 5,21% tổng diện tích đất tự nhiên. Qua 3 năm, huyện vẫn duy trì diện tích đất nông nghiệp tăng giảm không đáng kể cho ta thấy ngành nông nghiệp chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế chung của toàn huyện Yên Khánh.

Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất đai của huyện Yên Khánh trong 3 năm (2013 - 2015) Chỉ tiêu 2013 2014 2015 So sánh (%) DT (ha) Tỷ lệ (%) DT (ha) Tỷ lệ (%) DT (ha) Tỷ lệ (%) 2014/2013 2015/2014 BQ Tổng DT tự nhiên 13.056,7 100 13.056,7 100 13.056,7 100 100 100 100 I. Đất NN 9.513,5 72,86 9.569,1 73,29 9.563 73,24 100,58 99,94 100,26 1.1 Đất trồng cây hàng năm 8.383,7 64,21 8.381,9 64,20 8.375,9 64,15 99,98 99,93 99,95 - Đất trồng lúa 7.510,3 57,52 7.485,7 57,33 7.483,3 57,31 99,67 99,97 99,82 - Đất màu + cây CN 873,4 6,69 896,2 6,86 892,6 6,84 102,61 99,60 101,10 1.2. Đất vườn tạp 0 0 46,6 0,36 47,3 0,36 0 101,50 50,75

1.3. Đất trồng cây lâu năm 432,3 3,31 458,5 3,51 458,5 3,51 106,06 100,00 103,03

1.4. Đất thuỷ sản 697,5 5,34 682,1 5,22 681,4 5,22 97,79 99,90 98,84

II. Đất chuyên dùng 2.321,7 17,78 2.330,8 17,85 2.334,5 17,88 100,39 100,16 100,28

III. Đất khu dân cư 917,7 7,03 947,9 7,26 950,4 7,28 103,29 100,26 101,78

IV. Đất chưa sử dụng 303,8 2,33 206,8 1,58 208,8 1,60 68,07 100,97 84,52

Nguồn: Văn phòng Đăng ký QSD đất huyện Yên Khánh (2016)

3.1.2.2. Tình hình dân số lao động

a. Dân số

Tổng dân số toàn huyện Yên Khánh tính đến năm 2015 là 138.721 người. Mật độ phân bố trung bình là 997 người/km2. Nhìn chung trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2015, việc tăng dân số của huyện được kiểm soát khá tốt. Tỉ lệ tăng dân số trung bình trên địa bàn huyện có xu hướng giảm. Tốc độ tăng dân số trung bình giảm từ 0,7% năm 2013 xuống còn 0,38% năm 2015.

Bảng 3.2. Tình hình dân số của huyện Yên Khánh (2013-2015)

Chỉ tiêu ĐVT Năm So sánh (%) 2013 2014 2015 14/13 15/14 Bình quân Tổng dân số Người 137.229 138.196 138.721 100,70 100,38 100,54 Nam Người 67.379 68.241 68.251 101,28 100,01 100,65 Nữ Người 69.850 69.955 70.470 100,15 100,74 100,44 Thành thị Người 12.799 13.013 13.350 101,67 102,59 102,13 Nông thôn Người 124.430 125.183 125.371 100,61 100,15 100,38 Nguồn: Chi cục thống kê huyện Yên Khánh (2016)

b. Lao động

Lao động là yếu tố rất cần thiết của bất kỳ quá trình sản xuất nào, đặc biệt là trong khu vực nông thôn. Quy mô, cơ cấu góp phần quyết định đến sự thành công của sự nghiệp phát triển kinh tế ở nông thôn. Chính vì vậy, để xem xét tình hình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương chúng ta phải xem xét tình hình lao động ở nơi đó. Nhìn vào bảng ta thấy lao động trong nông nghiệp có xu thế giảm đi sau mỗi năm, còn nhóm lao động trong ngành công nghiệp, lao động thương mại dịch vụ, lao động trong ngành nghề khác đều tăng lên điều đó cho ta thấy cơ cấu kinh tế đang chuyển biến đúng hướng một cách tích cực, cần phát huy.

Bảng 3.3. Tình hình phân bố lao động trong các ngành của huyện qua một số năm (2013-2015)

Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Bình quân

2013-2015

Tổng số 85.307 82.570 86.076 84.651

1. Nông nghiệp và lâm nghiệp 52.533 44.447 43.385 46.788

2. Thuỷ sản 425 893 875 731

3. Công nghiệp 18.182 18.607 18.911 18.567

4. Xây dựng 3.849 6.177 8.447 6.158

5. Thương nghiệp 4.654 5.718 7.271 5.881

6. Khách sạn nhà hàng, du lịch 739 895 1.223 952

7. Vận tải kho bãi, thông tin liên lạc 1.359 1.232 1.355 1.315

8. Tài chính tín dụng 55 173 190 139

9. An ninh quốc phòng 615 630 635 627

10. Giáo dục, đào tạo 1.832 1.983 1.915 1.910

11. Y tế và cứu trợ xã hội 186 256 260 234

12. Hoạt động khác 878 1559 1609 1.349

Nguồn: Phòng thống kê huyện Yên Khánh (2016)

3.1.2.3. Cơ sở hạ tầng

Yên Khánh là huyện có nền kinh tế ổn định và đang trên đà phát triển. Cơ sở hạ tầng đang được xây dựng bổ sung và hoàn thiện, đáp ứng ngày càng tốt hơn cho sản xuất và đời sống nhân dân.

Cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế- xã hội nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng những năm qua đã được chú ý, quan tâm đầu tư phát triển. Đầu tư cho các lĩnh vực đều tăng qua các năm, tuy nhiên cơ cấu đầu tư vẫn còn chưa thực sự hợp lý. Với sự quan tâm đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng như trên thì thuỷ lợi, giao thông, điện về cơ bản đáp ứng khá tốt cho sản xuất nông nghiệp nói chung và phát triển kinh tế trang trại nói riêng.

Bảng 3.4. Cơ sở hạ tầng của huyện Yên Khánh qua một số năm

Chỉ tiêu ĐVT 2013 2014 2015 Bình

quân

1. Đường ô tô đến trung tâm xã

- Số xã, thị trấn đã có Xã 19 19 19 19

+ Đường nhựa Xã 19 19 19 19

+ Đường đá Xã 0 0 0 0

2. Công trình thủy lợi

- Cống Cái 52 52 64 56

- Trạm bơm điện cố định Cái 54 54 54 54

- Máy bơm vô ống, bơm tràn Cái 40 41 41 40,67

3. Máy phục vụ nông nghiệp

- Máy kéo công suất trên 12 CV Cái 547 554 566 555,67

- Máy kéo công suất dưới 12 CV Cái 238 247 250 245

- Máy bơm nước Cái 479 484 495 486

- Máy tuốt lúa có động cơ Cái 329 331 336 332

-Máy chế biến TAGS (nghiền, trộn) Cái 153 163 170 162

- Máy phun thuốc sâu có động cơ Cái 97 102 109 102,67

4. Công trình phúc lợi

- Mầm non Trường 18 18 18 18

- Tiểu học Trường 20 20 20 20

- Trung học cơ sở Trường 18 18 18 18

- Trung học phổ thông Trường 3 3 3 3

- Trạm y tế Trạm 19 19 19 19

- Bệnh viện Cơ sở 1 1 1 1

- Trung tâm văn hóa Cơ sở 1 1 1 1

- Thư viện, phòng đọc sách Cơ sở 2 2 2 2

5. Số xã đã có điện Xã 19 19 19 19

6. Số xã có đài phát thanh Xã 19 19 19 19

7. Số xã đã phủ sóng truyền hình Xã 19 19 19 19

8. Số máy điện thoại/100 người

dân Cái 85 87 89

87

9. Số điểm internet Điểm 36 45 57 46

Nguồn: Phòng thống kê huyện Yên Khánh (2016)

Huyện có tuyến QL10 chạy qua với chiều dài 12km, đây là tuyến đường nối Yên Khánh với Thành phố Ninh Bình và huyện Kim Sơn. Ngoài ra huyện còn có

nhiều tuyến đường quốc lộ khác chạy qua như: 481C, 481B, 480C, 480B… Các tuyến huyện lộ, liên xã, liên thôn, hệ thống đường giao thông trong khu dân cư cơ bản đã được bê tông hoá và lát gạch tạo điều kiện thuận lợi trong sinh hoạt cũng như giao lưu kinh tế với khu vực bên ngoài.

Huyện Yên Khánh có sông Đáy chảy qua 11 xã nằm ở phía Đông huyện có tổng chiều dài 37,3 km, sông Vạc chảy qua 7 xã phía Tây của huyện với chiều dài 14,6 km, đây là nguồn nước tưới dồi dào cho diện tích đất nông nghiệp của huyện. Trên địa bàn Yên Khánh, đã có 19/19 xã, thị trấn có điện lưới quốc gia, tỷ lệ số hộ dùng điện đạt 100%. Năm 2015, máy điện thoại đạt 89 máy/100 người dân và xây dựng 19 điểm bưu điện văn hoá ở các xã. Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đáp ứng nhu cầu giáo dục trên toàn huyện. Về y tế, ngoài bệnh viện của huyện còn có các trạm y tế của các nhà máy xí nghiệp đóng trên địa bàn và 100% xã có trạm y tế.

Mặc dù đã được quan tâm đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là để đáp ứng tốt những yêu cầu cho phát triển kinh tế - xã hội, nông nghiệp thì điều kiện cơ sở hạ tầng như hiện nay vẫn bộc lộ nhiều hạn chế (mức đầu tư còn thấp, chưa quan tâm đến việc nâng cấp các công trình thuỷ lợi để nâng cao tỷ lệ tưới tiêu cho cây trồng, chưa đẩy mạnh, tăng cường đầu tư cho hệ thống đường liên xã và giao thông nông thôn,…).

3.1.2.4. Kết quả phát triển các ngành kinh tế

Trong những năm qua, cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh và cả nước, huyện Yên Khánh đã có những bước phát triển đáng kể ở hầu hết các ngành, các lĩnh vực từ nông nghiệp, thủy sản đến công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ. Đây là bước tạo đà cho công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa của cả nước. Đồng thời, phát triển và chuyển dịch kinh tế trên địa bàn huyện cũng tạo cơ sở cho sự phát triển các lĩnh vực xã hội như giáo dục, y tế, văn hóa… cải thiện đáng kể đời sống người dân trên địa bàn huyện cả về vật chất và tinh thần.

Cùng với xu hướng chung của cả nước, cơ cấu kinh tế của huyện cũng chuyển dịch theo chiều hướng tích cực đúng với chủ trương của Đảng và Nhà nước trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn là giảm tỷ trọng nhóm ngành nông nghiệp - thủy sản, tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và thương mại, du lịch, dịch vụ.

Bảng 3.5. Giá trị sản xuất và cơ cấu các ngành kinh tế năm 2013 - 2015

Nhóm ngành

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

GTSX (tỷ đồng) Cơ cấu (%) GTSX (tỷ đồng) Cơ cấu (%) GTSX (tỷ đồng) Cơ cấu (%) 1. Nông nghiệp – thủy sản 1.462,23 33,33 1.516,23 31,61 1.570,23 30,16 2. Công nghiệp - xây dựng 1.921,10 43,80 2.153,10 44,89 2.385,10 45,81 3. Dịch vụ 1.003,2 22,87 1.127,19 23,50 1.251,19 24,03 Tổng 4.386,5 100 4.796,52 100 5.206,52 100

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Yên Khánh, (2013-2015)

a. Nông nghiệp - thuỷ sản

* Về lĩnh vực trồng trọt

Là huyện nằm ở vùng đồng bằng nên hướng đi của huyện là phát triển các mô hình trang trại toàn diện, như trang trại tổng hợp (thâm canh lúa chất lượng cao, cây thực phẩm, trang trại lúa – cá). Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt từ 21.000 – 22.000 ha, trong đó, diện tích cây lúa vẫn giữ vai trò chủ đạo với diện tích gieo trồng lớn nhất 15.730 ha, năng suất bình quân đạt 125tạ/ha.

Cây công nghiệp ngắn ngày trên địa bàn huyện có diện tích khoảng 5.100ha, tăng gấp đôi so với năm 2005.

Công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi được quan tâm chỉ đạo. Tại các chân đất cao, người dân có xu hướng chuyển sang trồng các loại rau, màu; chân đất trũng chuyển sang nuôi trồng thủy sản. Số vụ trong năm tăng. Đất ruộng 1 vụ giảm. Trên địa bàn huyện, đã xây dựng nhiều mô hình chuyển đổi đạt hiệu quả kinh tế cao

* Về lĩnh vực nuôi trồng thủy sản

Hiện nay, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản là 579 ha. Năm 2015, sản lượng thủy sản đạt 3.114,5 tấn, tăng 250 tấn so với năm 2013. Trong nuôi trồng thủy sản đã áp dụng công nghệ mới, đưa giống cá lai, tôm càng xanh phát triển trang trại lúa - cá, trang trại VAC có hiệu quả.

b. Công nghiệp - xây dựng

Những năm gần đây, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển khá. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 15 cơ sở công nghiệp chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất thức ăn gia súc, chế biến bảo quản thực phẩm, chế biến gỗ, nội thất, khai thác vật liệu xây dựng...

Là huyện thuần nông nên các nghề truyền thống như: dệt chiếu, thêu ren, đan thúng, rổ, rá, sản xuất gạch đất nung, chế biến bún, bánh… được người dân duy trì ở hầu hết các xã, thị trấn trong huyện, thu hút đông đảo lao động làm nghề, điển hình là làng nghề đan cói xuất khẩu ở thôn Bình Hòa (xã Khánh Hồng), nghề se cói ở xóm 10 (xã Khánh Nhạc), xóm 8 (Khánh Mậu), chế biến lương thực thực phẩm ở xã Khánh Ninh và mây, tre đan ở xã Khánh Vân. Đây thực sự là động lực thúc đẩy và tạo sức bật cho các làng nghề truyền thống phát triển, góp phần quan trọng vào việc nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của huyện, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương.

c. Thương mại - dịch vụ

Những năm gần đây, việc phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã kéo theo sự phát triển của các hoạt động thương mại, dịch vụ. Địa bàn huyện xuất hiện nhiều thành phần kinh doanh, chủng loại hàng hóa đa dạng, thị trường sôi động, hình thành hệ thống mạng lưới, kênh lưu thông phân phối hàng hóa theo cơ chế thị trường.

Các chợ đã được đầu tư nâng cấp, mở rộng nhưng chủ yếu phục vụ buôn bán nhỏ lẻ và trao đổi hàng hóa nông sản, chưa đáp ứng được phát triển thương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản ở huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)