Thực trạng quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản ở huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 60)

SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN YÊN KHÁNH 4.1.1. Quản lý lập và thẩm định dự án

Quy trình lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư được thực hiện nghiêm túc, đúng theo quy định tại theo Luật Đầu tư công số 49/2014/QH11 ngày 18/6/2014; Luật Xây dựng số 50/2014/QH11 ngày 18/6/2014; Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chỉnh phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng. Từ việc xác định chủ trương đầu tư của các dự án cần lập, lựa chọn chủ đầu tư, đơn vị tư vấn, các cơ quan, cộng đồng liên quan tham gia trong quá trình lập, thẩm định, phê duyệt đảm bảo theo quy định; đồng thời chủ động điều chỉnh, bổ sung kịp thời phù hợp với biến động thực tế, đảm bảo hiệu quả cao hơn về mặt kinh tế, xã hội, hiệu quả đầu tư công trình.

Chủ đầu tư có trách nhiệm lập (hoặc thuê tổ chức tư vấn) báo cáo đầu tư (báo cáo nghiên cứu tiền khả thi); dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi) hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư để trình người quyết định đầu tư thẩm định, phê duyệt. Hiện tại phần lớn các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện đều do UBND huyện Yên Khánh làm chủ đầu tư, đối với các dự án, công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách của các xã, thị trấn trên đia bàn thì do UBND các xã, thị trấn đó làm chủ đầu tư. Do đó, việc lập và quản lý các dự án trên đang gặp phải nhiều khó khăn về nhân lực và vật lực, cho nên UBND huyện và UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện khi tiến hành lập dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước đều phải thuê các đơn vị tư tư vấn có chức năng (trừ một số các công trình lập báo cáo kinh tế kỹ thuật có quy mô nhỏ, đơn giản). Việc lựa chọn được các đơn vị tư vấn chất lượng tốt, đảm bảo về tiến độ thực hiện có ý nghĩa quan trọng đến tính khả thi và hiệu quả của dự án.

Kết quả thẩm định dự án đầu tư XDCB sử dụng nguồn vốn NSNN giai đoạn 2013-2015 được phê duyệt của huyện Yên Khánh được trình bày tại bảng 4.1

Năm 2013 có 43 dự án chủ đầu tư trình thẩm định phê duyệt, đến năm 2014 giảm còn 37 dự án và năm 2015 là 38 dự án, tỷ lệ dự án được phê duyệt/tổng dự án trình thẩm định cũng có xu hướng giảm dần, năm 2013 có đến 48,84% dự án được duyệt, đến năm 2014 giảm còn 45,95% và năm 2015 là 39,47%. Số dự án

trình thẩm định và tỷ lệ được phê duyệt đều có xu hương giảm dần là do công tác lập đề án đầu tư XDCB và công tác thẩm định ngày càng được “siết chặt” và đòi hỏi sát với thực tế hơn, không dễ dàng và nặng về hình thức như trước đây.

Bảng 4.1. Kết quả thẩm định dự án đầu tư XDCB sử dụng nguồn vốn NSNN giai đoạn 2013-2015 Đơn vị tính: Dự án TT Nội dung 2013 2014 2015 Tốc độ tăng trưởng (%) 14/13 15/14 BQ 1 Tổng số dự án chủ đầu tư trình thẩm định phê duyệt 43 37 38 -13,95 -2,7 -8,33 2 Tổng số dự án được phê duyệt 21 17 15 -19,05 -11,76 -15,41 3 Tỷ lệ 48,84 45,95 39,47

Nguồn: Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Yên Khánh, (2013-2015)

Cụ thể đi vào từng lĩnh vực và từng ngành, qua bảng 4.2 thấy được lĩnh vực thủy lợi, giao thông vẫn chiếm đa số số dự án được phê duyệt trong giai đoạn 2013-2015 cụ thể là số dự án thủy lợi trong 3 năm được phê duyệt là 22 dự án, giao thông là 19 dự án và y tế - giáo dục là 12 dự án. Tỷ lệ PD/KH cũng không đồng đều như năm 2015 đối với lĩnh vực y tế - giáo dục chỉ chiếm 30%, cao nhất là linh vực giao thông chiếm 61,54% vào năm 2013.

Bảng 4.2. Kết quả thẩm định dự án đầu tư XDCB sử dụng nguồn vốn NSNN theo lĩnh vực giai đoạn 2013 - 2015

Lĩnh vực 2013 2014 2015 KH (dự án) PD (dự án) PD/KH (%) KH (dự án) PD (dự án) PD/KH (%) KH (dự án) PD (dự án) PD/KH (%) Sự nghiệp thủy lợi 20 9 45,00 17 7 41,18 16 6 37,50 Sự nghiệp giao thông 13 8 61,54 10 5 50,00 12 6 50,00 Y tế - Giáo dục 10 4 40,00 10 5 50,00 10 3 30,00 Tổng 43 21 37 17 38 15

Theo quy định của nhà nước, chủ đầu tư xác định nhiệm vụ và tổ chức tuyển chọn tư vấn độc lập có đủ tư cách pháp nhân và đủ năng lực đáp ứng yêu cầu theo quy định của pháp luật để lập dự án đầu tư. Dự án đầu tư nói chung phải qua 2 bước: Bước 1, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi; Bước 2, lập báo cáo khả thi. Các báo cáo này phải đảm bảo đầy đủ các nội dung theo quy định, phải dựa trên các căn cứ pháp lý, các tiêu chuẩn kỹ thuật, công nghệ, tình hình thực tế,… để dự án đầu tư được thiết lập có chất lượng, thuận tiện cho việc thẩm định để triển khai thực hiện.

Trong quá trình thẩm định dự án đầu tư đã tuân thủ theo quy hoạch phát triển kinh tế, quy hoạch vùng, ngành, áp dụng đúng chế độ chính sách của Nhà nước hiện hành, đúng thời gian quy định và giảm các thủ tục phiền hà thực hiện theo chế độ một cửa.

Các dự án đã thẩm định cơ bản đã được bố trí kế hoạch thực hiện đầu tư; một số dự án đầu tư đã hoàn thành và đưa vào sử dụng đạt hiệu quả cao như các dự án nâng cấp hạ tầng y tế nông thôn và các dự án về tăng cường cơ sở vật chất trường lớp học cho các xã vùng núi, ven biển, các xã đặc biệt khó khăn.

Tuy nhiên, công tác thẩm định còn bộ lộ những yếu điểm sau:

- Chủ đầu tư là chủ thể trực tiếp sử dụng công trình nhưng không phải là chủ thực sự của đồng vốn nên ý thức tiết kiệm chưa được đề cao. Thiết kế cơ sở dự án là do chủ đầu tư lập nên có tư tưởng thiết kế quy mô dự án lớn hơn mức cần thiết. Công tác thẩm định quy mô dự án hầu hết bị vô hiệu hoá.

Độ chính xác của công tác thẩm định chưa cao do chất lượng hồ sơ dự án cũng như thiết kế kỹ thuật chưa đề cập hết các nội dung của một dự án như qui định (Ví dụ: số liệu khảo sát, nghiên cứu hiện trạng và dự báo không chính xác).

- Thời gian thẩm định của một số dự án kéo dài so với quy định do việc phối hợp giữa các cơ quan có liên quan thiếu chặt chẽ.

Mỗi một nội dung thẩm định do một cơ quan chịu trách nhiệm, thời gian thẩm định dự án nhanh hay chậm không chỉ so một cơ quan mà phụ thuộc vào thời gian giải quyết các vấn đề cụ thể của các cơ quan có liên quan.

Công tác lập và thẩm định dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán được nhà thầu xây dựng đánh giá khá cao (Bảng 4.3). Kết quả khảo sát cho thấy, có từ 82,61% đến 91,3% ý kiến của nhà thầu đánh giá công tác lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế và dự toán đúng quy định; 78,26% ý kiến đánh giá chất lượng thẩm

định thiết kế kỹ thuật được đảm bảo; 82,61% ý kiến đánh giá chất lượng thẩm định dự toán được đảm bảo; tuy nhiên công tác phê duyệt dự án đúng theo quy định và nhanh chóng nhận được đánh giá khá thấp, chỉ đạt 52,17%. Như vậy, để tăng cường hiệu quả quản lý dự án xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách nhà nước ở Yên Khánh, cần thiết phải đẩy mạnh công tác phê duyệt dự án đúng theo quy định và nhanh chóng hơn.

Bảng 4.3. Đánh giá của Nhà thầu xây dựng đối với Công tác lập và thẩm định dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán

Nội dung Ý kiến (n=23) Tỷ lệ (%)

1. Công tác lập dự án XDCB được thực hiện đúng theo quy

định 21 91,30

2. Công tác thẩm định dự án đúng theo quy định 20 86,96

3. Việc phê duyệt thiết kế và dự toán trong công tác

XDCB được thực hiện đúng theo quy định 19 82,61

4. Chất lượng thẩm định thiết kế kỹ thuật được đảm bảo 18 78,26

5. Chất lượng thẩm định dự toán được đảm bảo 19 82,61

6. Phê duyệt dự án đúng theo quy định và nhanh chóng 12 52,17 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016)

4.1.2. Quản lý lập kế hoạch thực hiện dự án

Nội dung các bước công việc của mỗi giai đoạn của dự án không giống nhau, tuỳ thuộc vào lĩnh vực đầu tư (sản xuất kinh doanh hay kết cấu hạ tầng, sản xuất công nghiệp hay nông nghiệp…), căn cứ vào tính chất tái sản xuất (đầu tư chiều rộng hay chiều sâu), đầu tư dài hạn hay ngắn hạn… Nhìn chung, lập kế hoạch thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách Nhà nước tại Yên Khánh dựa vào 3 giai đoạn (xem sơ đồ 4.1), để lên kế hoạch chi tiết về thời gian và chi phí để thực hiện đúng tiến độ và dễ dàng cho quản lý dự án:

a. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư bao gồm các công việc sau:

- Lập dự án: Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi/nghiên cứu khả thi/Báo cáo kinh tế kỹ thuật

+ Xác định sự cần thiết phải đầu tư;

+ Xác định nhu cầu thị trường, tiêu thụ sản phẩm (ở trong, ngoài nước, nếu có);

+ Nguồn vốn cung cấp vật tư, vật liệu xây dựng, máy móc, trang thiết bị cần thiết cho dự án, lựa chọn các giải pháp thực hiện;

+ Đánh giá tác động của môi trường, giải pháp phòng chống cháy nổ, an ninh, quốc phòng;

+ Hình thức đầu tư, nguồn vốn đầu tư, xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, các chỉ tiêu tài chính, hiệu quả kinh tế- xã hội của dự án.

b. Giai đoạn thực hiện dự án bao gồm các công việc sau - Xin giao đất, thuê đất;

- Xin cấp giấy phép xây dựng, khai thác tài nguyên; - Xin cấp phép đầu tư;

- Chuẩn bị mặt bằng xây dựng;

- Lựa chọn nhà thầu tư vấn lập dự án, thực hiện các công việc của dự án: Khảo sát, đánh giá hiện trạng công trình (nếu có), khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thẩm tra thiết kế, lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, lập định mức, đơn giá xây dựng, giám sát thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị, kiểm định chất lượng công trình, kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp chất lượng công trình, quản lý dự án v.v...;

- Lựa chọn nhà thầu (mua sắm máy móc, thiết bị, thi công xây dựng...); - Ký hợp đồng với các nhà thầu để thực hiện dự án;

- Thực hiện các công việc khác trong giai đoạn đầu tư: quản lý hợp đồng, quản lý chi phí đầu tư...

Sơ đồ 4.1. Quy trình quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản

Nguồn: Quốc hội (2014)

c. Giai đoạn kết thúc dự án đầu tư bao gồm các công việc sau

- Nghiệm thu bàn giao đưa vào vận hành, khai thác sử dụng;

- Thanh toán vốn đầu tư cho các công việc đã thực hiện từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư đến kết thúc đầu tư;

- Lập Báo cáo quyết toán giá trị hoàn thành;

- Đánh giá, xác định tài sản bàn giao đưa vào khai thác sử dụng.

Qua bảng 4.4 ta thấy công tác lập kế hoạch thực hiện dự án tương đối sơ

THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ CHUẨN

BỊ ĐẦU TƯ

Lập dự án đầu tư

Nghiên cứu tiền khả thi

Nghiên cứu khả thi

KẾT THÚC ĐẦU TƯ Nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng Vận hành, khai thác Đánh giá sau dự án Thiết kế Xây dựng

sài, chưa cụ thể từng giai đoạn để tiến độ công việc và chất lượng công trình được đảm bảo theo đúng thiết kế. Do đó vần còn một số công trình vẫn phải gia hạn thêm do một số khâu trong bước lập kế hoạch hoàn thành không đúng thời gian dự kiến đề ra.

Bảng 4.4a. Kế hoạch thực hiện công trình Xây dựng đường giao thông liên xã từ ngà ba Khánh Cường đến xã Khánh Trung

TT Nội dung Thời gian dự

kiến

Chủ trì

tham mưu Phối hợp

I Tuyến đường trục chính

1 Phê duyệt hồ sơ thiết kế BVTC- DT Trước ngày 25/4/2013 Phòng KT - HT Ban QLDA 2 Phát hành HSMT, HSYC các gói thầu Trước ngày 30/5/2013 Ban QLDA Phòng KT - HT

3 Hoàn thiện việc đánh giá HSDT, HSĐX và ký kết hợp đồng các gói thầu thuộc dự án

Trước ngày 15/6/2013

Ban QLDA Phòng KT - HT

4 Đôn đốc tiến độ thi công tuyến đường trục chính Từ 18/6/2013- 31/12/2015 Ban QLDA Phòng KT - HT II Công tác GPMB 1

Hoàn thành 70% công tác bồi thường, GPMB đoạn đi qua địa phận xã Khánh Cường

Dự kiến trước ngày 16/6/2013

Ban QLDA Phòng TC-KH

2 Hoàn thành 50% công tác bồi thường, GPMB đoạn qua địa phận Khánh Trung

DK trước ngày 16/6/2013

Ban QLDA Phòng TC-KH

3 Hoàn thành công tác bồi thường, GPMB dự án

DK trước ngày 30/12/2013

Ban QLDA Phòng TC-KH

III Nghiệm thu đưa vào sử dụng Trước ngày 31/12/2015

Bảng 4.4b. Kế hoạch thực hiện công trình đường cứu hộ, cứu nạn liên xã kết hợp giao thông vùng cánh đồng mẫu lớn xã Khánh Hội, huyện Yên Khánh

TT Nội dung Thời gian dự

kiến

Chủ trì

tham mưu Phối hợp

I Tuyến đường trục chính

1 Phê duyệt hồ sơ thiết kế BVTC-DT Trước ngày 10/2/2013 Phòng KT - HT Ban QLDA 2 Phát hành HSMT, HSYC các gói thầu Trước ngày 30/4/2013 Ban QLDA Phòng KT - HT

3 Hoàn thiện việc đánh giá HSDT, HSĐX và ký kết hợp đồng các gói thầu thuộc dự án Trước ngày 10/5/2013 Ban QLDA Phòng KT - HT

4 Đôn đốc tiến độ thi công tuyến đường trục chính Từ 15/5/2013- 07/3/2014 Ban QLDA Phòng KT - HT II Công tác GPMB 1

Hoàn thành 70% công tác bồi thường, GPMB đoạn đi qua địa phận xã Khánh Cường

Dự kiến trước ngày 12/5/2013

Ban QLDA Phòng TC-KH

2 Hoàn thành 50% công tác bồi thường, GPMB đoạn qua địa phận Khánh Trung

DK trước ngày 12/5/2013

Ban QLDA Phòng TC-KH

3 Hoàn thành công tác bồi thường, GPMB dự án

DK trước ngày 25/11/2013

Ban QLDA Phòng TC-KH

III Nghiệm thu đưa vào sử dụng Trước ngày 07/3/2014

Nguồn: Ban quản lý dự án các CTXD huyện, (2013-2014)

Nhìn vào bảng 4.5 thấy được các công trình trong giai đoạn 2013-2015 được thực hiện đúng thời gian đề ra trong kế hoạch, tuy nhiên còn có 2 công trình phải gia hạn thêm thời gian thực hiện thêm 12 tháng do một số bước thực hiện không được theo kế hoạch đã đề ra dẫn đến tổng thể công trình bị chậm tiến độ, không hoàn thành đúng với thời gian của công trình.

Công tác lập kế hoạch thực hiện dự án tại huyện Yên Khánh của nhiều dự án vẫn còn đang sơ sài, còn mang tính hình thức, khiến cho các dự án chậm.

Bảng 4.5. Thực trạng tổ chức thực hiện một số dự án đầu tư XDCB ở huyện Yên Khánh năm 2013-2015

Số

TT Tên công trình/ gói thầu xây lắp

Thời gian thực hiện dự án Hình thức hợp đồng

Thời gian thực hiện hợp đồng

Tên nhà thầu xây dựng Khởi công Hoàn

thành

Thời gian gia

hạn

1

Xây dựng đường liên xã Khánh Mậu, Khánh Thành hạng mục bổ sung 06 tuyến nhánh kè mái ta luy chống sạt lở tuyến chính

2012-2015 Theo

đơn giá 25/12/2012 31/12/2015

Doanh nghiệp tư nhân xây dựng Thành Phương 2

Xây dựng đường trục giao thông từ xóm 6 đến chợ Chính Tâm, xã Khánh Thuỷ, huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản ở huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)