Cơ cấu lao động theo giới tính của công ty năm 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty TNHH sản xuất và thương mại thiết bị công nghiệp việt nhật (Trang 55)

Do đặc điểm lĩnh vực hoạt động kinh doanh của mình là sản xuất, gia công chế biến cơ khí và tham gia cung ứng các dịch vụ công trình nên đối với bộ phận sản xuất đòi hỏi người lao động có sức khỏe tốt, có tay nghề trong lĩnh vực cơ khí, đối với bộ phận dự án, công trình do công việc thường xuyên phải di chuyển đối với mảng dự án công trình nên đòi hỏi người lao động có sức khỏe tốt, dẻo dai, bền bỉ để có thể thực hiện được những công việc nặng nhọc, có hiều biết về kỹ thuật. Chính vì vậy hầu hết người lao động trong công ty hiện nay là nam giới, chiếm 81,68% số lượng lao động trong công ty. Trong khi đó nữ giới chiếm phần nhỏ 18,32%, chủ yếu tập trung ở nhiều ở khu vực văn phòng, những người này chủ yếu thực hiện các công việc hành chính, giấy tờ, không yêu cầu có một sức lực tốt, mà yêu cầu đặt ra là sự tỉ mỉ, thận trọng và cần cù chịu khó: như kế toán tài chính, nhân sự, kinh doanh, ...

3.1.6 Mục tiêu của Công ty trong thời gian tới

Mục tiêu của Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại thiết bị công nghiệp Việt Nhật là trở thành một doanh nghiệp vững mạnh trong lĩnh vực: cung cấp, lắp đặt các thiết bị công nghiệp phục vụ ngành xây dựng, thi công các công trình dân dụng và công nghiệp. Phấn đấu mở rộng thị trường xây dựng, ngành nghề sản xuất cũng như nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đội ngũ cán bộ, công nhân của công ty.

Để thực hiện mục tiêu trên, Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại thiết bị công nghiệp Việt Nhật cam kết chỉ cung cấp những sản phẩm đảm bảo chất lượng, đảm bảo tiến độ thi công, thoả mãn mọi yêu cầu của khách hàng. Để đảm bảo chất lượng cao cho sản phẩm công trình, công ty không ngừng đầu tư cải tiến công nghệ, năng lực thiết bị, tạo mọi điều kiện cho cán bộ công nhân của mình được thường xuyên đào tạo nâng cao trình độ để có đủ năng lực cần thiết thực hiện những công việc được giao. Công ty đã chủ động hợp tác liên doanh với nhiều công ty, tổ chức trong và ngoài nước để chuyển giao công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật của thế giới.

Bên cạnh đó, công ty vẫn tiếp tục duy trì hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 đề đáp ứng tốt nhất yêu cầu về chất lượng và nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng cho các sản phẩm của mình.

Trong những năm tới, Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại thiết bị công nghiệp Việt Nhật sẽ tăng cường thêm năng lực về mọi mặt để phù hợp với sự phát triển lớn mạnh trong nước và thế giới, để củng cố và tạo uy tín trên thương trường với mục tiêu là: “Năng suất - chất lượng - hiệu quả”.

3.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu

3.2.1.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Số liệu được thu thập, trích dẫn từ các nguồn:

- Các thông tin trên báo chí và phương tiện truyền thông khác.

- Sách, báo, tạp chí, các ấn bản khoa học, các đề tài thạc sĩ, tiến sĩ có liên quan đến động lực người lao động đã được công bố.

- Các báo cáo, tài liệu thông tin nội bộ của bộ phận kế toán tài chính, bộ phận nhân sự của Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại thiết bị công nghiệp Việt Nhật.

3.2.1.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Để tiến hành đánh giá thực trạng chính sách tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại thiết bị công nghiệp Việt Nhật, chúng tôi tiến hành khảo sát các đối tượng gồm:

- Ban lãnh đạo và người quản lý của công ty bao gồm: Ban giám đốc, trưởng các bộ phận.

- Người lao động tham gia làm việc tại công ty gồm nhân viên tại các phòng ban và công nhân sản xuất.

Phương thức thu thập thông tin là xây dựng phiếu điều tra với hệ thống bảng hỏi, phỏng vấn tham khảo ý kiến của lãnh đạo công ty, điều tra nhanh,... Dung lượng mẫu điều tra là 120 người, điều tra toàn bộ người lao động trực tiếp đang làm việc tại các bộ phận gia công sản phẩm, kinh doanh dịch vụ và nhân viên quản lý tại các bộ phận này, Ban Giám đốc công ty. Nội dung điều tra tập trung vào (1) tìm hiểu quan điểm của người lao động tại công ty về động lực làm việc của họ; (2) ý kiến đánh giá của người lao động về các công cụ tạo động lực làm việc đang được áp dụng tại công ty.

Phiếu điều tra được xây dựng để thu thập các thông tin cần thiết dành cho người lao động làm việc tại các bộ phận của công ty (chi tiết phiếu điều tra được trình bày ở phần phụ lục). Kết cấu của phiếu điều tra gồm 2 phần:

- Phần 1: Được thiết kế để thu thập thông tin cá nhân của người được hỏi như giới tính, độ tuổi, trình độ, thâm niên công tác,...

- Phần 2: Là một bảng hỏi bao gồm các tiêu chí mà tôi đưa ra về các vấn đề liên quan đến việc tạo động lực cho người lao động tại công ty.

Các tiêu chí trong bảng hỏi được đánh giá thông qua hệ thống thang điểm. Để đánh xác định mức độ ưu tiên các nhu cầu của người lao động, tôi sử dụng cách chấm điểm đánh giá tầm quan trọng của các nhu cầu đối với người lao động.

Ngoài ra, nghiên cứu còn sử dụng thang đo Lickert 5 cấp độ. Dựa trên việc cho điểm đánh giá của người lao động, tôi tiến hành tính toán thang đo khoảng để giúp việc phân tích số liệu hợp lý.

Giá trị khoảng cách = (Maximum – Mininmum) / 5 = (5-1) / 5 = 0,8 Với các mức ý nghĩa sau:

- Mức 1: 1,00 – 1,80: Rất không đồng ý/Rất không hài lòng/Rất không quan trọng

- Mức 2: 1,81 – 2,60: Không đồng ý/Không hài lòng/Không quan trọng - Mức 3: 2,61 – 3,40: Không ý kiến/Trung bình

- Mức 4: 3,41 – 4,20: Đồng ý/Hài lòng/Quan trọng

- Mức 5: 4,21 – 5,00: Rất đồng ý/Rất hài lòng/Rất quan trọng Tổng số phiếu thu về là 120 phiếu, 100% phiếu đạt tiêu chuẩn.

3.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu

- Phân tích số liệu sử dụng phương pháp thống kê mô tả: sử dụng các chỉ tiêu tuyệt đối, tương đối, bình quân để tính toán mô tả thực trạng tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty.

- Phân tích số liệu sử dụng phương pháp thông kê so sánh: Sử dụng số tuyệt đối, tương đối để so sánh các kết quả sử dụng công cụ tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty

3.2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu gồm:

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh số lượng và chất lượng người lao động: Số lượng lao động, phân loại lao động theo độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn.

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh các công cụ tạo động lực làm việc: Công cụ thù lao lao động (Tiền lương, phụ cấp lương, thưởng, phúc lợi), công cụ từ bản thân công việc (môi trường và điều kiện làm việc, sự tự chủ trong công việc, mối quan hệ với đồng nghiệp, công tác đánh giá thực hiên công việc, công tác đào tạo phát triển)

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động tạo động lực làmg việc: Lợi nhuận, năng suất lao động, thu nhập của người lao động,...

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƢƠNG MẠI THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP VIỆT NHẬT SẢN XUẤT VÀ THƢƠNG MẠI THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP VIỆT NHẬT 4.1.1 Đặc điểm lao động tại công ty

Có trên nửa số lao động của công ty là lao động phổ thông, hầu hết những lao động này làm việc tại bộ phận sản xuất và bộ phận dự án công trình. Các lao động có trình độ từ trung cấp trở lên hầu hết là lao động thuộc các ngành điện, cơ khí và xây dựng. Điều này cũng phản ánh chính xác lĩnh vực hoạt động của công ty chủ yếu về các dự án xây dựng, sửa chữa, di chuyển máy móc, trang thiết bị của các nhà máy đồng thời vừa sản xuất các linh kiện, chi tiết cơ khí máy móc công nghiệp.

Bảng 4.1. Trình độ chuyên môn của lao động tại công ty năm 2015

ĐVT: Người, năm

TT Trình độ chuyên môn của

cán bộ theo nghề

Số lƣợng (ngƣời)

Thâm niên công tác

1 – 5 (năm) 5 – 10(năm)

I ĐẠI HỌC 34

1 Kỹ sư điện 4 3 1

2 Kỹ sư cơ khí 6 3 3

3 Kỹ sư xây dựng 3 2 1

4 Cử nhân tài chính kế toán 9 6 3

5 Cử nhân quản trị doanh nghiệp 5 4 1 6 Cử nhân kinh tế ngoại thương 7 4 3

II CAO ĐẲNG 31

1 Cao đẳng hệ thống điện 8 6 2

2 Cao đẳng chuyên ngành cơ khí 13 9 4

3 Cao đẳng xây dựng 9 9 4 Cao đẳng kế toán 1 1 III TRUNG CẤP 30 1 Trung cấp điện 8 5 3 2 Trung cấp cơ khí 17 6 11 3 Trung cấp xây dựng 2 1 1 4 Trung cấp kế toán 3 2 1 IV Lao động phổ thông 107 1 Lao động phổ thông 107 98 9 Nguồn: Phòng hành chính nhân sự

Qua Bảng 4.1, có thể thấy được hầu hết lao động phổ thông nói riêng và lao động của công ty nói chung có thâm niên công tác ngắn. Đây là một vấn đề cần được công ty quan tâm bởi lẽ tỷ lệ người lao động có tuổi nghề thấp có mối liên hệ mật thiết với tình trạng rời bỏ công ty của người lao động.

4.1.2 Nhu cầu đối với công việc của ngƣời lao động tại công ty

Qua thời gian nghiên cứu tại công ty TNHH sản xuất và thương mại thiết bị công nghiệp Việt Nhật, chúng tôi nhận thấy công ty chưa tiến hành xác định nhu cầu của người lao động làm căn cứ để xây dựng các chính sách tạo lực làm việc cho người lao động. Trên thực tế việc đưa ra các chính sách tạo động lực của lãnh đạo công ty hiện nay vẫn dựa trên những kinh nghiệm cũng như quan điểm cá nhân của lãnh đạo công ty mà chưa thực sự chưa có sự đánh giá cũng như thăm dò ý kiến để xác định nhu cầu của người lao động tại công ty. Quan điểm của lãnh đạo công ty đối với công tác tạo động lực cho người lao động hiện nay rất chung chung đó là trả đầy đủ tiền lương, cung cấp chế độ đãi ngộ tốt và điều kiện làm việc tốt thì sẽ tạo động lực cho người lao động. Theo học thuyết nhu cầu của Maslow thì mỗi người tại mỗi thời điểm lại có những nhu cầu khác nhau và mức độ ưu tiên của những nhu cầu cũng khác nhau. Vì thế để xác định nhu cầu của người lao động hiện nay là gì, tôi đã xử dụng phương pháp điều tra bảng hỏi. Qua tiến hành khảo sát thu được kết quả như thể hiện ở Bảng 4.2.

Số liệu ở bảng 4.2 cho thấy nhu cầu "Thu nhập cao và thỏa đáng" là nhu cầu cần thiết và quan trọng nhất. Qua đó có thể nhận thấy rằng lương, thưởng, phụ cấp, phúc lợi vẫn là vấn đề được quan tâm nhất trong số những nhu cầu của người lao động làm việc trong công ty. Theo thang bậc nhu cầu của Maslow thì đây là nhu cầu bậc 1.

Tiếp đến nhu cầu “Công việc ổn định” được đánh giá là nhu cầu quan trọng thứ hai. Điều này cho thấy phần lớn người lao động vẫn mong muốn có một công việc ổn định để đảm bảo cuộc sống cho họ và gia đình.

Nhu cầu được đánh giá quan trọng thứ 3 là nhu cầu “Điều kiện làm việc tốt”. Điều này cho thấy người lao động tại công ty hiện nay rất chú trọng đến điều kiện làm việc của bản thân. Một công ty có những điều kiện làm việc thuận lợi như cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho công việc của người lao động đầy đủ, hiện đại. Khu vực làm việc rộng rãi, trong lành, ... sẽ tạo được tinh thần làm việc tốt cho người lao động từ đó giúp tạo động lực làm việc cho họ.

Bảng 4.2. Đánh giá của ngƣời lao động tại công ty về tầm quan trọng của các nhu cầu

Nhu cầu Mức độ quan trọng Điểm

TB Thứ hạng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Thu nhập cao và thỏa đáng 86 13 8 5 2 4 2 0 0 1,70 1 Công việc ổn định 8 80 5 12 3 6 3 3 0 2,73 2 Điều kiện làm việc

tốt 7 6 81 4 7 5 6 3 1 3,48 3

Được tự chủ trong

công việc 4 3 8 10 51 13 12 11 8 5,43 5 Mối quan hệ với

đồng nghiệp và cấp trên tốt

0 2 3 13 15 50 7 10 20 6,24 6 Cơ hội được thăng

tiến trong công việc

0 1 2 4 3 12 13 20 65 7,89 9 Được đào tạo,

nâng cao trình độ chuyên môn 4 3 6 8 12 11 52 13 11 6,28 7 Được ghi nhận thành tích trong công việc 3 1 5 11 16 12 14 53 5 6,53 8 Công việc phù hợp

với chuyên môn, năng lực sở trường

8 11 2 53 11 7 11 7 10 4,73 4

Nguồn: Thu thập, điều tra của tác giả Nhu cầu xếp vị trí thứ 4 là “Công việc phù hợp với chuyên môn, năng lực, sở trường”. Số lượng người lựa chọn trong 120 người được khảo sát là 53 người (chiếm 44,17%), tức là chiếm gần một nửa số người khảo sát. Tiếp đến xếp theo thứ tự tầm quan trọng giảm dần là nhu cầu “Được tự chủ trong công việc”, “Mối quan hệ với đồng nghiệp và cấp trên tốt”, “Được đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn”, “Được ghi nhận thành tích trong công việc” và cuối cùng mới là nhu cầu “Cơ hội thăng tiến trong công việc”.

Việc nhu cầu “Cơ hội thăng tiến trong công việc” được xếp ở vị trí quan trọng cuối cùng phản ánh đúng thực tế hiện nay của công ty khi mà số lượng người làm ở bộ phận dự án và xưởng gia công chiếm phần lớn số lượng lao động trong công ty, bên cạnh đó quy mô các phòng ban của công ty cũng nhỏ nên việc cơ hội thăng tiến trong công việc là không nhiều.

Bên cạnh đó việc nhu cầu “Được ghi nhận thành tích trong công việc” là nhu cầu có tầm quan trọng được xếp ở vị trí thứ 8 trong 9 nhu cầu khảo sát với tỷ lệ 53/120 người lựa chọn cho thấy nhiều người lao động trong công ty vẫn chưa quan tâm đến kết quả đạt được trong công việc của bản thân bởi lẽ khi một cá nhân cho rằng việc ghi nhận thành tích trong công việc là một nhu cầu quan trọng thì cá nhân đó đã cho thấy xu hướng làm việc chăm chỉ hơn những cá nhân không quan tâm đến nhu cầu này.

Một điểm cần lưu ý nữa trong bảng tổng hợp trên là ba nhu cầu được người lao động trong công ty đánh giá là quan trọng nhất lần lượt là “Thu nhập cao và ổn định”, “Công việc ổn định”, và “Điều kiện làm việc tốt” đều là những nhu cầu bậc một trong thang nhu cầu của Maslow. Cho thấy hiện nay những nhu cầu cơ bản của người lao động tại công ty vẫn chưa được thỏa mãn nhiều. Đây là điều mà lãnh đạo công ty cần quan tâm để đưa ra những thay đổi trong chính sách với người lao động trong thời gian tới.

Đi sâu hơn vào mức độ thỏa mãn theo giới tính người lao động, kết quả thu được như đã tổng hợp ở Bảng 4.3. Có thể thấy hiện nay khi xem xét nhu cầu theo giới tính thì thấy không có sự khác biệt nhiều trong nhu cầu của hai đối tượng này, trong đó “Thu nhập cao và thỏa đáng” và “Công việc ổn định” là hai nhu cầu quan trọng nhất với cả hai giới, nhưng đối với nam giới thì nhu cầu “Thu nhập cao và thỏa đáng” là nhu cầu quan trọng nhất còn đối với nữ giới thì “Công việc ổn định” mới là nhu cầu quan trọng nhất. Điều này hoàn toàn hợp lý vì nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty TNHH sản xuất và thương mại thiết bị công nghiệp việt nhật (Trang 55)