Đánh giá tác dụng ức chế vi khuẩn in vitro khi phối hợp Nano bạc và cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác dụng ức chế vi khuẩn in vitro và ứng dụng điều trị bệnh viêm tử cung bò của nano bạc và dịch chiết cây sài đất wedelia chinensis (osbeck) merr (Trang 66)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.6. Đánh giá tác dụng ức chế vi khuẩn in vitro khi phối hợp Nano bạc và cao

HỢP NANO BẠC VÀ CAO DỊCH CHIẾT

Các đặc tính kháng khuẩn của bạc bắt nguồn từ tính chất hóa học của các ion Ag+. Ion này có khả năng liên kết mạnh với peptidoglican, thành phần cấu tạo nên thành tế bào của vi khuẩn và ức chế khả năng vận chuyển oxy vào bên trong tế bào dẫn đến làm tê liệt vi khuẩn. Nếu các ion bạc được lấy ra khỏi tế bào ngay sau đó, khả năng hoạt động của vi khuẩn lại có thể được phục hồi. Trên đây chính là một trong những giả thuyết giải thích cơ chế diệt khuẩn của nano bạc.

Do lượng nano bạc sử dụng ít nên đôi khi xảy ra hiện tượng phục hồi của vi khuẩn. Việc nano bạc có kích thước nhỏ có khả năng liên kết với thành tế bào, một trong những cơ quan quan trọng của vi khuẩn trong việc ngăn cản các tác nhân bên ngoài xâm nhập để tiêu diệt vi khuẩn. Dựa trên tính năng này việc phối hợp nano bạc có chức năng phá thành bào của vi khuẩn với tác nhân bên ngoài ở đây là dịch chiết thực vật thì rất có thể nano bạc làm tăng khả năng diệt khuẩn của dịch chiết thực vật.

Dựa trên những lý do trên, thí nghiệm phối hợp nano bạc và cao khô dịch chiết dược liệu Sài đất được tiến hành. Cao khô dịch chiết ở đây chúng tôi dùng cao khô dịch chiết Sài đất sử dụng dung môi ethanol 70% để tiến hành thí nghiệm vì cao này có tác dụng ức chế vi khuẩn in vitro tốt nhất khi phap loãng. Nồng độ nano bạc được sử dụng là 25 ppm ở thể tích 20µl, ở nồng độ này theo thí nghiệm trên thì không có ảnh hưởng tức thời đến sự sinh trưởng và phát triển của các chủng vi khuẩn thí nghiệm. Nồng độ dịch chiết được sử dụng là ½ MIC, MIC, 2 MIC, 4 MIC,...(MIC là nồng độ nhỏ nhất của dịch chiết vẫn còn quan sát thấy vòng vô khuẩn ) ở thể tích 80µl.

Kết quả thí nghiệm cho thấy, khi có bổ sung nano bạc vào dịch chiết dược liệu Sài đất đều làm tăng khả năng ức chế vi khuẩn in vitro của cao dịch chiết.

Khi dịch chiết ở nồng độ cao, tác dụng của nano bạc làm tăng khả năng ức chế của dịch chiết chưa rõ ràng, nhưng khi dịch chiết ở nồng độ nhỏ hiệu quả tăng khả năng ức chế của dịch chiết rất rõ. Khi bổ sung nano bạc vào dịch chiết, không chỉ đường kính vòng vô khuẩn tăng lên mà vòng vô khuẩn rõ ràng và sắc nét hơn so với khi không bổ sung nano bạc.

Đặc biệt khi sử dụng riêng lẻ cao khô dịch chiết Sài đất, ở nồng độ 0,39 mg/ml (tương đương pha loãng 256 lần) đã không quan sát thấy vòng vô khuẩn đối với vi khuẩn Streptococcus spp. Trong khi đó cao dịch chiết bổ sung nano bạc ở nồng độ 0,20 vẫn còn quan sát thấy vòng vô khuẩn

Bảng 4.10. Khả năng ức chế vi khuẩn khi pha loãng cao khô dịch chiết dược liệu Sài đất (sử dụng dung môi ethanol 70%) phối hợp với nano bạc

Tên vi khuẩn

Có/Không bổ sung nano bạc

Hệ số pha loãng cao khô dịch chiết Sài đất (100mg/ml) 1/2 1/4 1/8 1/16 1/32 1/64 1/128 1/256 1/512 1/1024

Nồng độ cao khô dịch chiết lá cây Sài đất, mg/ml

50 25 12,50 6,25 3,13 1,56 0,78 0,39 0,20 0,10 Sta. Không + + + + + + + + + - Có + + + + + + + + + - Strep. Không + + + + + + + + - - Có + + + + + + + + + - A B A B Streptococcus spp. Staphylococcus spp.

Hình 4.8. So sánh khả năng ức chế vi khuẩn in vitro của cao dịch chiết có và

không bổ sung nano bạc

4.7. SỬ DỤNG CAO DỊCH CHIẾT SÀI DẤT KẾT HỢP VỚI NANO BẠC ĐỂ ĐIỀU TRỊ THỬ NGHIỆM BÒ BỊ VIÊM TỬ CUNG

Để kiểm chứng hiệu quả thực tế của dịch chiết Sài đất trong dung môi ethanol 70% chúng tôi tiến hành điều trị thử nghiệm trên bò bị viêm tử cung. Căn cứ hiệu suất chiết xuất của Sài đất trong dung môi ethanol 70% và dựa theo phương pháp nghiên cứu tác dụng dược lý của thuốc từ dược liệu (Viện Dược liệu, 2006), chúng tôi lựa chọn liều dùng điều trị thử nghiệm cho bò là 10 mg/kg thể trọng.

Chúng tôi lựa chọn phác đồ điều trị viêm tử cung thường được các bác sỹ thú y sử dụng làm đối chứng.

Chúng tôi tiến hành thử nghiệm theo 03 phác đồ như sau

* Phác đồ 1: Thụt rửa tử cung bằng dung dịch Rivanol 0,1% ngày 1 lần, sau khi thụt rửa kích thích cho dung dịch thụt rửa chảy hết ra ngoài, dùng Norfloxacin 5mg/kg thể trọng pha với 100ml nước cất bơm vào tử cung; kết hợp điều trị toàn thân bằng ADE, B.complex. Liệu trình điều trị không quá 5 ngày.

* Phác đồ 2: Thụt rửa tử cung bằng dung dịch Rivanol 0,1% ngày 1 lần, sau khi thụt rửa kích thích cho dung dịch thụt rửa chảy hết ra ngoài, dùng cao khô dịch chiết Sài đất 10 mg/kg thể trọng pha với 100ml nước cất bơm vào tử cung; kết hợp điều trị toàn thân bằng ADE, B.complex. Liệu trình điều trị không quá 5 ngày.

* Phác đồ 3: Thụt rửa tử cung bằng dung dịch Rivanol 0,1% ngày 1 lần, sau khi thụt rửa kích thích cho dung dịch thụt rửa chảy hết ra ngoài, dùng cao khô dịch chiết Sài đất 10 mg/kg thể trọng pha với 100ml nước cất và bổ sung nano bạc đến nồng độ 25 ppm bơm vào tử cung; kết hợp điều trị toàn thân bằng ADE, B.complex. Liệu trình điều trị không quá 5 ngày.

Thử nghiệm được thực hiện trên 36 bò cái mắc bệnh viêm nội mạc tử cung, kết quả được trình bày tại bảng 4.11 và biểu diễn trên hình 4.9.

Qua bảng 4.11 chúng tôi nhận thấy, trong tổng số 36 bò chỉ định điều trị có 34 bò khỏi bệnh. Điều trị 9 bò theo phác đồ II có 8 bò khỏi bệnh, đạt tỷ lệ thấp nhất là 88,89%; phác đồ III điều trị cho 12 bò thì có 11 con khỏi bệnh đạt 91,67%. Ở phác đồ 1 điều trị 15 bò thì cả 15 bò đều khỏi bệnh. Tuy nhiên, thời gian điều trị trung bình ở phác đồ I là ngắn nhất, chỉ có 3,93 ngày, trong đó phác đồ III là 4,18 ngày và phác đồ II có thời gian điều trị trung bình dài nhất là 4,38 ngày.

Bảng 4.11. Kết quả thử nghiệm điều trị bò mắc bệnh viêm tử cung

Phác đồ

Số bòthử nghiệm

Thời gian điều trị Tổng hợp 3 ngày 4 ngày 5 ngày

Tổng số con khỏi Tỷ lệ (%) Thời gian điều trị TB (ngày) Số con khỏi Tỷ lệ (%) Số con khỏi Tỷ lệ (%) Số con khỏi Tỷ lệ (%) I 15 4 26.67 8 53.33 3 20.00 15 100.00 3.93 II 9 0 0.00 5 55.56 3 33.33 8 88.89 4.38 III 12 1 8.33 7 58.33 3 25.00 11 91.67 4.18

Hình 4.9. Kết quả điều trị thử nghiệm trên bò mắc bệnh viêm tử cung

Ở phác đồ I, sau 3 ngày điều trị với kháng sinh và thuốc bổ trợ sức đã có 4/15 bò khỏi bệnh đạt 26,67%. Tỷ lệ điều trị khỏi cao nhất phác đồ này đạt được ở ngày thứ 4 với 8/15 bò khỏi bệnh, đạt 53,33%. Số bò khỏi bệnh ở ngày thứ 5 là 3/15 bò đạt tỷ lệ 20,00%. Số ngày điều trị trung bình ghi nhận được là 3,93 ngày.

Ở phác đồ II sử dụng cao khô dịch chiết Sài đất và thuốc bổ trợ sức, ở ngày điều trị thứ 3 không ghi nhận ca khỏi bệnh nào. Tỷ lệ điều trị khỏi cao nhất phác đồ này đạt được ở ngày thứ 4 với 5/9 bò khỏi bệnh, đạt 55,56%. Số bò khỏi bệnh ở ngày thứ 5 là 3 bò đạt tỷ lệ 33,33%. Số ngày điều trị trung bình ghi nhận được ở phác đồ này là 4,38 ngày. Tuy nhiên theo phác đồ điều trị này vẫn còn 1/9 bò không khỏi sau khi điều trị 5 ngày.

Phác đồ III điều trị sử dụng cao khô dịch chiết Sài đất có bổ sung nano bạc kết hợp thuốc bổ trợ sức ở ngày điều trị thứ 3 có 1/12 bò khỏi bệnh đạt 8,33%. Tỷ lệ điều trị khỏi cao nhất phác đồ này đạt được ở ngày thứ 4 với 7/12 bò khỏi bệnh, đạt 58,33%. Số bò khỏi bệnh ở ngày thứ 5 là 3/12 bò đạt tỷ lệ 25,00%. Số ngày điều trị trung bình ghi nhận được ở phác đồ này là 4,12 ngày. Tuy nhiên theo phác đồ điều trị này vẫn còn 1/12 bò không khỏi sau khi điều trị 5 ngày.

Theo chúng tôi sở dĩ có kết quả như vậy là do các hoạt chất có trong cao dịch chiết Sài đất gây tác dụng ức chế và tiêu diệt lên vi khuẩn chậm, từ từ hơn thuốc kháng sinh nên ở phác đồ I ghi nhận số ca khỏi bệnh sớm hơn khi điều trị ở phác đồ II và III. Khi so sánh kết quả điều trị ở phác đồ II và phác đồ III nhận thấy nano có tác dụng tăng cường khả năng diệt khuẩn của cao khô dịch chiết Sài đất, thời gian điều trị trung bình ngắn hơn.

Kết quả của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Thanh và Nguyễn Thanh Hải (2014a), khi khẳng định khả năng điều trị bệnh tiêu chảy lợn con theo mẹ khi sử dụng cao khô cây mò hoa trắng. Tác dụng của cao khô dịch chiết thường có tác dụng điều trị chậm hơn so với kháng sinh đối chứng Tương tự như vậy trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Thanh và Nguyễn Thanh Hải (2014b) khi sử dụng cao khô dịch chiết lá cây Huyền diệp điều trị bệnh viêm ruột tiêu chảy cho chó cũng có kết luận cao khô dịch chiết lá cây Huyền diệp có khả năng điều trị bệnh viêm ruột tiêu chảy chó, nhưng tác dụng của nó chậm hơn kháng sinh gentamycin.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN 5.1. KẾT LUẬN

Từ những thí nghiệm và kết quả nghiên cứu ở trên chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Tỷ lệ bò mắc bệnh viêm tử cung tại 03 xã thuộc huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc có sự chênh lệch cao dao động từ 18,26% đến 28,33%. Bò bị viêm tử cung sau đẻ, chiếm tỉ lệ bình quân 23,44%.

2. Tổng số vi khuẩn hiếu khí có trong dịch viêm tử cung tăng lên gấp 120,34 lần so với trong dịch tử cung của bò sữa không bị viêm (7,77±2,71)x108 so (6,46±2,95)x106CFU/ml.

3. Vi khuẩn Staphylococcus và Streptococcus xuất hiện ở 100% mẫu dịch viêm tử cung bò. Trong dịch tử cung của bò không bị viêm, tỷ lệ mẫu phát hiện thấy Staphylococcus và Streptococcus lần lượtlà 22,22% và 11,11%.

4. Hiệu suất tách chiết dược liệu Sài đất sử dụng 5 dung môi khác nhau giao động lớn biến đổi từ 4,2 % (dung môi nước) đến 17,2% (dung môi ethanol 70%).

5.Tách chiết dược liệu Sài đất sử dụng dung môi ethanol 70% chúng tôi thu được cao dịch chiết có chứa các nhóm hoạt chất sau Alkaloid, Flavonoid, Phytosterol, Polyphenol, đường khử, Saponin, Tanin, chất béo và chất nhầy.

6. Trong các dung môi sử dụng thì cao dịch chiết thu từ dung môi ethanol 70% có hoạt tính ức chế vi khuẩn tốt nhất trên cả hai chủng vi khuẩn phân lập từ dịch viêm tử cung. Nồng độ ức chế tối thiểu của dịch chiết dược liệu Sài đất sử dụng dung môi ethanol 70% đối với vi khuẩn Streptococcus spp. là 0,39 mg/ml, với vi khuẩn Staphylococcus spp. là 0,20 mg/ml.

7. Nano bạc có khả năng ức chế in vitro đối với cả 02 chủng vi khuẩn nghiên cứu. Nồng độ nano bạc nhỏ nhất vẫn còn quan sát thấy sự sai so với đối chứng về khả năng ức chế vi khuẩn in vitro là 50 ppm.

8. Bổ sung nano bạc vào cao dịch chiết dược liệu Sài đất ở các nồng độ khác nhau đều làm tăng khả năng ức chế vi khuẩn in vitro của cao dịch chiết.

9. Có thể sử dụng cao dịch chiết Sài đất kết hợp với nano bạc trong điều trị bệnh viêm tử cung trên bò cho tỷ lệ khỏi bệnh đạt 91,67% và thời gian điều trị trung bình là 4,18 ngày. Tuy nhiên kết quả này vẫn thấp hơn so với dùng thuốc kháng sinh.

5.2. KIẾN NGHỊ

1. Đánh giá hoạt tính ức chế vi khuẩn in vitro của cao dược liệu Sài đất tách chiết bằng nhiều phương pháp khác nhau để lựa chọn ra phương pháp tách chiết đem lại hiệu suất và chất lượng cao nhất.

2. Các nghiên cứu sau cần tiến hành phân tích sâu hơn thành phần hóa học trong các dịch chiết và đánh giá vai trò hoạt tính kháng khuẩn của từng thành phần hóa học.

3. Tiến hành điều trị bệnh viêm tử cung bò sử dụng dịch chiết Sài đất và nano bạc ở quy mô thử nghiệm, từ đó đưa ra khuyến cáo góp phần điều chế chế phẩm và ứng dụng trong phòng và trị bệnh viêm tử cung trên bò.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt:

1. Báo Người lao động (2014). Thịt heo tồn dư kháng sinh vượt ngưỡng.

2. Bùi Thị Tho (1996). Nghiên cứu tác dụng của một số thuốc hóa học trị liệu và phytocid đối với E.coli phân lập từ bệnh lợn con phân trắng, Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

3. Bùi Thị Tho (2001). "Sự kháng thuốc của E. coli đối với các phytoncid của tỏi, hẹ và mật động vật so với một số kháng sinh." Tạp chí Dược liệu, 6 (5). tr. 147-152. 4. Bùi Thị Tho (2003). Thuốc kháng sinh và nguyên tắc sử dụng trong chăn nuôi,

NXB Hà Nội.

5. Bùi Thị Tho (2004). "Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian và điều kiện bảo quản đến tác dụng dược lý của dịch chiết củ Bách Bộ." Báo KHKT Thú y, 11 (1). tr. 52-55. 6. Bùi Thị Tho và Nguyễn Thành Trung (2010). Khảo sát tác dụng của lá cây xuân

hoa (Pseuderanthemum palatiferum) trong điều trị bệnh tiêu chảy ở lợn con, Chi hội Thú y – Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

7. Bùi Thị Tho và Nguyễn Thị Thanh Hà (2009a). Giáo trình dược liệu thú y, NXB Nông nghiệp.

8. Bùi Thị Tho và Nguyễn Thị Thanh Hà (2009b). "Sử dụng Bồ công anh (LACTUCA INDICA L.) chống tồn dư kháng sinh ENROFLOXACIN trong điều trị tiêu chảy ở gà." Tạp chí Khoa học và Phát triển, 7 (1). tr. 41-47.

9. Cù Hữu Phú, Nguyễn Ngọc Nhiên và Bùi Bình Minh, (1999). "Kết quả phân lập vi khuẩn E. coli và Salmonella ở lợn mắc bệnh tiêu chảy, xác định một số đặc tính sinh vật hóa học của chủng vi khuẩn phân lập được và biện pháp phòng trị." Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y. (1). tr. 47-51.

10. Đặng Đình Tín (1985). Giáo trình sản khoa và bệnh sản khoa thú y, Nxb ĐHNNI- Hà Nội.

11. Đinh Văn Cải và Vương Ngọc Long (2003). "Điều tra hiện trạng sử dụng tinh và bò đực giống sữa tại phía Nam."

12. Đỗ Huy Bích (2006). Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB Khoa học kỹ thuật.

13. Đỗ Ngọc Thúy (2002). "Tính kháng kháng sinh của vi khuẩn E.coli phân lập từ lợn con tiêu chảy ở một số tỉnh phía Bắc Việt Nam." Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, (9). tr. 21-27.

14. Đỗ Tất Lợi (1991). Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb Y Học.

15. Hoàng Thị Tuyết Nhung (2012). Nghiên cứu chiết xuất và tinh chế conessin, kaempferol, nuciferin từ dược liệu làm chất chuẩn đối chiếu trong kiểm nghiệm thuố, trường Đại học Dược Hà Nội.

16. Khúc Huy Hoàng (2015). Nghiên cứu sử dụng dịch triết cây huyền diệp điều trị thử nghiệm bệnh viêm vú bò tại khu vực Gia Lâm – Hà Nội, Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

17. Lê Thị Ngọc Diệp (1999). Tác dụng dược lý và một số ứng dụng của dược liệu actiso trong chăn nuôi thú y, NXB Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

18. Lê Trần Tiến (2006). Nghiên cứu sự biến đổi một số chỉ tiêu lâm sàng, phi lâm sàng, vi khuẩn học và thử nghiệm điều trị bệnh viêm tử cung, Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội.

19. Nguyễn Bá Phước (2014). Nghiên cứu tác dụng diệt khuẩn in vitro của dịch chiết lá cây Huyền diệp (Polyalthia longifolia var.pendula Hort.) trên vi khuẩn E. coli, Salmonella spp. phân lập từ phân chó tiêu chảy và thử nghiệm điều trị, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

20. Nguyễn Hồng Loan (2010). "Sử dụng chất chiết từ cây hoàng kỳ (Astragalus membranaceus) để phòng bệnh mủ gan do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác dụng ức chế vi khuẩn in vitro và ứng dụng điều trị bệnh viêm tử cung bò của nano bạc và dịch chiết cây sài đất wedelia chinensis (osbeck) merr (Trang 66)