- Môi trường kinh tế, chính trị, xã hội trong nước và trên thế giới
Sự ổn định về mặt chính trị sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế nƣớc đó phát triển, kéo theo hoạt động thƣơng mại quốc tế phát triển theo. Cơ hội mở rộng các hoạt động TTQT tăng kéo theo các hoạt động thanh toán qua NH tăng, qua đó thúc đẩy hoạt động TTQT của các NH phát triển. Mặt khác, các chính sách điều hành kinh tế vĩ mô của Nhà nƣớc nhƣ chính sách tiền tệ, chính sách thuế, chính sách kinh tế đối ngoại…ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các công ty XNK. Mỗi một sự thay đổi trong điều hành chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nƣớc đều có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến môi trƣờng kinh doanh của ngân hàng, của doanh nghiệp, đến cơ hội kinh doanh của các nhà đầu tƣ.
Đó là khung pháp lý, đặc biệt là khung pháp lý về tự do hóa tài chính trong lĩnh vực ngân hàng nhằm tạo ra sân chơi bình đẳng, phù hợp với thông lệ quốc tế. Hội nhập quốc tế về ngân hàng đƣợc đo lƣờng bằng mức độ tự do hoá tài chính trong lĩnh vực ngân hàng. Hoàn thiện khung pháp lý để tạo ra sân chơi bình đẳng, an toàn cho hệ thống NHTM, bao gồm ngân hàng trong nƣớc, ngân hàng liên doanh, ngân hàng nƣớc ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Xóa bỏ các quy định mang nặng tính phân biệt đối xử đối với các định chế tài chính nƣớc ngoài.
Môi trƣờng pháp lý cũng là một trong những điều kiện cần đầu tiên để các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài quan tâm khi tham gia hoạt động kinh tế tại Việt Nam, là những biểu hiện thực tế của các cam kết và lộ trình hội nhập tài chính, ngân hàng của Việt Nam đối với quốc tế. Môi trƣờng pháp lý có tầm quan trọng nhất định, là yếu tố vĩ mô trong việc bảo đảm các hoạt động ngân hàng đƣợc hợp pháp, và trong điều kiện hội nhập là phù hợp với các quy định, thông lệ là nguyên tắc hoạt động ngân hàng quốc tế. Một môi trƣờng pháp lý yếu kém là đƣờng dẫn cho những thất bại đƣợc báo trƣớc và những rủi ro sụp đổ cả hệ thống tài chính của một quốc gia. Khủng hoảng Đông Nam Á, một lần nữa có thể đƣợc sử dụng nhƣ một minh chứng hùng hồn về những thất bại từ nguyên nhân của những hệ thống pháp lý yếu kém, không đủ sức chống chọi với những tác động tiêu cực của toàn cầu hóa kinh tế. Trong điều kiện hội nhập và tình hình môi trƣờng pháp lý lĩnh vực ngân hàng Việt Nam còn kém phát triển, những yêu cầu đặt ra cho hệ thống pháp lý là cần thiết và là cơ sở cho việc xây dựng những giải pháp và lộ trình hoàn thiện môi trƣờng pháp lý phù hợp với điều kiện Việt Nam và phù hợp với quá trình hội nhập.
Xây dựng hệ thống luật lệ, chính sách thống nhất phù hợp với thông lệ quốc tế. Hội nhập vào thị trƣờng tài chính ngân hàng thế giới buộc các thành viên phải tuân thủ các quy chế chung trên thị trƣờng, cũng nhƣ các quy chế của các định chế tài chính quốc tế đặt ra cho các thành viên. Điều đó đòi hỏi hệ thống luật lệ, chính sách liên quan đến hoạt động tiền tệ ngân hàng phải đƣợc sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thông lệ quốc tế, với việc chuyển hƣớng kinh doanh ngân hàng theo cơ chế kinh tế thị trƣờng hiện đại. Đây chính là một điều kiện để ngành ngân hàng có thể tiếp cận, tham gia vào các hoạt động đầu tƣ, cung cấp dịch vụ ngân hàng, phát triển các sản phẩm dịch vụ mới với phạm vi hoạt động không chỉ trong nƣớc mà còn cung ứng ra nƣớc ngoài. Hệ thống luật lệ chính sách thống nhất, phù hợp với thông lệ quốc tế cũng sẽ tạo điều kiện cho mỗi quốc
gia kiểm soát tốt hơn hoạt động của các NHNN trên thị trƣờng nội địa.
Trong điều kiện hội nhập hệ thống pháp lý đòi hỏi phải vững mạnh và đủ khả năng thúc đẩy, tạo điều kiện cho các ngân hàng phát triển. Hệ thống pháp lý phải đáp ứng yêu cầu của việc bảo đảm cho hoạt động ngân hàng trong điều kiện, hoàn cảnh mới đƣợc hợp pháp, phải luôn đƣợc cải tiến và hoàn thiện theo sự phát triển hoạt động ngân hàng theo hƣớng quốc tế hóa, cần thiết phải đi trƣớc để thúc đẩy các hoạt động ngân hàng đƣợc quốc tế hóa.
Việc xây dựng các quy định pháp lý phù hợp với các thông lệ và các cam kết quốc tế là tất yếu trong tiến trình toàn cầu hóa mọi mặt của nền kinh tế thế giới nhằm tạo ra một môi trƣờng, sân chơi quốc tế thống nhất, tiêu chuẩn hóa và rõ ràng. Hệ thống pháp lý phải minh bạch và phù hợp với các thông lệ, thể chế, quy định quốc tế và các cam kết hội nhập.Hệ thống pháp lý cũng phải bảo đảm sự bình đẳng và mang tính mở cửa vì quyền lợi của tất cả các nƣớc tham gia hoạt động kinh tế quốc tế với nhau.
Đối với TTQT ở đây liên quan đến các đạo luật và tập quán quốc tế, những hạn chế và kẽ hở của chúng cũng nhƣ các mâu thuẫn giữa luật quốc gia và luật pháp, tập quán quốc tế. Khi áp dụng các quy tắc, tập quán trong TTQT nhƣ URC 522, UCP 600... cần chú ý tính chất tuỳ ý của chúng; nghĩa là nếu muốn áp dụng thì phải dẫn chiếu cụ thể. Các quy tắc, tập quán trên nếu có mâu thuẫn với luật quốc gia thì phải áp dụng theo luật quốc gia đó. Do đó, khi tham gia vào hoạt động ngoại thƣơng không chỉ KH mà các NH cần tìm hiểu luật pháp của đối tác nhằm tránh tổn thất, rủi ro. Đây cũng là điều giải thích tại sao các NHTM Việt Nam phải thiết lập quan hệ đại lý với các NH trên hầu khắp thế giới. Các NH đại lý sẽ hiểu rõ hơn về luật pháp tại nƣớc họ hoạt động và sẽ giúp NHTM Việt Nam tránh đƣợc những rủi ro không đáng có.
- Rủi ro trong thanh toán quốc tế
Rủi ro trong thanh toán quốc tế là những rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện thanh toán quốc tế, phát sinh từ quan hệ giữa các bên tham gia thanh toán quốc tế nhƣ: nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu, các ngân hàng, các tổ chức, cá nhân trung gian…hoặc do những nhân tố khách quan gây nên nhƣ thiên tai, chiến tranh, chính trị…
Để đánh giá đƣợc rủi ro và đƣa ra các giải pháp hữu hiệu nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro, chúng ta có thể phân loại rủi ro thành 2 nhóm chính:
+ Rủi ro thƣơng mại: đối với ngƣời xuất khẩu là khả năng chi trả của ngƣời nhập khẩu; đối với ngƣời nhập khẩu là sự vi phạm các điều khoản hợp đồng thƣơng mại của ngƣời xuất khẩu (thời hạn gửi hàng, số lƣợng, chất lƣợng hàng hóa, giá cả, điều kiện vận chuyển, điều kiện và thời gian thanh toán, nguồn gốc hàng hóa, bảo hiểm…)
+ Rủi ro thanh toán: đây là những bất ngờ gây tổn thất cho các bên tham gia thanh toán, đặc biệt là đối với các ngân hàng khi cung ứng dịch vụ thanh toán quốc tế. Rủi ro này bao gồm rủi ro tín dụng, rủi ro đạo đức, rủi ro quốc gia, rủi ro ngoại hối, rủi ro về tác nghiệp.
- Khách hàng
Đối với hoạt động thanh toán quốc tế, khách hàng của NHTM là những doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, khách hàng có quan hệ đối tác với thƣơng nhân nƣớc ngoài. Các khách hàng này cần có kiến thức về nghiệp vụ ngoại thƣơng, khả năng ngoại ngữ cũng nhƣ luật pháp nƣớc ngoài, luật pháp quốc tế. Khi NHTM thu hút đƣợc các khách hàng có năng lực tài chính, kinh doanh tốt, sẽ tạo điều kiện để các giao dịch diễn ra thuận lợi, hạn chế những rủi ro trong TTQT cho cả ngân hàng và khách hàng, góp phần nâng cao chất lƣợng TTQT của ngân hàng.