Quy mô hoạt động thanh toán quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 65 - 72)

4.1.2.1. Doanh số thanh toán quốc tế

Doanh số TTQT là một chỉ tiêu tổng hợp, phản ánh sự đánh giá trên nhiều tiêu chí theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu, cả về chất lƣợng sản phẩm TTQT và cả số lƣợng đạt đƣợc trong hoạt động TTQT của NH. Bởi vì, số lƣợng phản ánh chất lƣợng. Khối lƣợng giao dịch lớn thể hiện: chất lƣợng dịch vụ trong hoạt động TTQT của ngân hàng tốt, phản ánh phí dịch vụ phù hợp, phản ánh tính mở rộng trong TTQT.

Bảng 4.2. Doanh số thực hiện TTQT tại BIDV giai đoạn 2016–2018 STT Chỉ tiêu 2016 2017 2018 So sánh (%) Bình quân (%) 2017/2016 2018/2017 1 Doanh số TTQT (tỷ USD) 21,62 25,84 29,07 119,52 112,50 115,96 2 Tổng số giao dịch TTQT 223.136 245.45 267.709 110 109 119,98

Nguồn: Báo cáo thƣờng niên của BIDV (2016 – 2018)

Theo bảng 4.2, hoạt động kinh doanh toàn hệ thống cũng liên tục giữ nhịp tăng trƣởng an toàn, hiệu quả, doanh số thanh toán quốc tế, số món tăng trƣởng đều đặn qua các năm. Năm 2016 với số giao dịch toàn hệ thống là 223.136 món và doanh số 21,62 tỷ USD, thì đến hết năm 2018, doanh số đạt 29,07 tỷ USD tăng 34,4%, số giao dịch đạt 267.709 món tăng 20% so với năm 2016. Doanh số TTQT của BIDV liên tục tăng, tuy nhiên tốc độ tăng trƣởng đang giảm dần. Điều này một phần cho thấy những tác động do những khó khăn của nền kinh tế cũng nhƣ sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng trong lĩnh vực TTQT. Đồng thời cho thấy BIDV cần cố gắng hơn nữa để duy trì sự tăng trƣởng trong các năm tới.

Phân tích sự phát triển của doanh số TTQT tại BIDV, chúng tôi phân tích trên 2 hoạt động là thanh toán hàng xuất khẩu và thanh toán hàng nhập khẩu.

Hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu tại BIDV

Xuất phát từ tầm quan trọng của việc phát triển dịch vụ thanh toán hàng xuất khẩu, BIDV đã luôn quan tâm chú trọng phát triển mảng dịch vụ này. Chính vì vậy, từ chỗ chỉ có một ít các khách hàng giao dịch lẻ tẻ với các hình thức đơn giản trong những năm đầu thực hiện dịch vụ này, cho đến những năm gần đây số lƣợng khách hàng có quan hệ thanh toán xuất khẩu của BIDV đã không ngừng tăng và các nghiệp vụ cũng không ngừng đƣợc mở rộng cả về số lƣợng và chất lƣợng. Với sự tăng trƣởng của các nghiệp vụ, doanh số thanh toán hàng xuất khẩu của BIDV không ngừng đƣợc tăng lên qua các năm.

Bảng 4.3. Doanh số thanh toán hàng xuất khẩu tại BIDV giai đoạn 2016-2018 STT Chỉ tiêu 2016 2017 2018 So sánh (%) Bình quân (%) Số tiền(tỷ USD) Số giao dịch Số tiền(tỷ USD) Số giao dịch Số tiền(tỷ USD Số giao dịch 2017/ 2016 2018/ 2017 1 LC xuất khẩu 1,64 17.941 2,11 19.636 2,61 21.136 128,66 123,70 126,15 2 Nhờ thu 0,23 3.588 0,32 3.927 0,42 4.327 139,13 131 135,13 3 Chuyển tiền đến 7,01 68.178 8,88 74.616 10,93 80.237 126,68 123,09 124,88 Tổng số TTXK 8,88 89.707 11,31 98.179 13,96 105.700 - - - Nguồn: Báo cáo thƣờng niên qua của BIDV (2016 – 2018)

Doanh số thanh toán hàng xuất khẩu năm 2016 chỉ đạt 8,88 tỷ USD thì đến năm 2016 đã đạt tới 13,96 tỷ USD tăng gấp 1,6 lần so với năm 2016. So với tốc độ tăng của kim ngạch xuất khẩu cả nƣớc trong 03 năm này (kim ngạch xuất khẩu năm 2018 tăng 1,4 lần so với năm 2016) thì mức tăng trƣởng trong thanh toán hàng xuất khẩu của BIDVvẫn cao hơn.

Hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu tại BIDV

Nhƣ chúng ta đã biết, Việt Nam là một nƣớc nhập siêu trong nhiều năm qua, hoạt động TTQT cũng không nằm ngoài xu hƣớng đó, doanh số thanh toán hàng nhập khẩu tại BIDV trong những năm qua rất cao.

Bảng 4.4. Doanh số thanh toán hàng nhập khẩu tại BIDV giai đoạn 2016-2018

STT Chỉ tiêu 2016 2017 2018 So sánh (%) Bình quân (%) Số tiền(tỷ USD) Số giao dịch Số tiền(tỷ USD) Số giao dịch Số tiền(tỷ USD) Số giao dịch 2017/ 2016 2018/ 2017 1 LC nhập khẩu 2,4 22.683 3 20.618 3,2 24.301 125 106,67 114,47 2 Nhờ thu 0,32 6.671 0,5 7.364 0,4 8.100 156,25 80 111,8 3 Chuyển tiền đi 10,02 104.075 11,03 119.29 11,51 129,607 110,08 104,35 107,18 Tổng số TTNK 12,74 133.429 14,53 147.272 15,11 162.008 - - - Nguồn: Báo cáo thƣờng niên của BIDV (2016 – 2018 )

Bảng 4.4 cho thấy doanh số TTNK tăng cao qua các năm, năm 2016, doanh số TTNK đạt 12,74 tỷ USD và tăng lên 15,11 tỷ đồng vào năm 2018 (tƣơng ứng với tốc độ tăng trƣởng là 18,6%). Có thế thấy rằng, từ 2016 đến 2018, tổng kim ngạch nhập khẩu cả nƣớc tăng từ 174 tỷ USD lên 237 tỷ USD (tăng 36%), nhƣ vậy, bên cạnh yếu tố sự gia tăng của hoạt động nhập khẩu thì hoạt động TTNK của BIDV tăng lên là do sự cố gắng, nỗ lực từ chính bản thân ngân hàng với những chiến lƣợc hợp lý để chiếm lĩnh thị trƣờng, gia tăng doanh số.

Trong doanh số thanh toán hàng nhập khẩu tại BIDV, hoạt động chuyển tiền đi chiếm tỷ trong cao nhất. Trong quan hệ ngoại thƣơng, nhà xuất khẩu và nhập khẩu có thể thoả thuận điều kiện thanh toán bằng phƣơng thức này. Đặc biệt là đối với những đối tác đã có truyền thống kinh doanh lâu dài với nhau, có uy tín và tin tƣởng lẫn nhau, phƣơng thức chuyển tiền đi là một phƣơng thức thanh toán tiện lợi và ít chi phí.

4.1.2.2. Số lượng khách hàng tham gia hoạt động thanh toán quốc tế

Số lƣợng khách hàng là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất, phản ánh rõ nhất về chất lƣợng cũng nhƣ hiệu quả hoạt động của ngân hàng hay bất kỳ tổ chức nào. Khách hàng luôn luôn là mục tiêu để hƣớng đến của ngân hàng, và ngân hàng luôn nỗ lực mang đến những sản phẩm, dịch vụ đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Việc phát triển số lƣợng khách hàng có thể coi là một trong những thành công nhất của ngân hàng

Bảng 4.5. Số lƣợng khách hàng thanh toán quốc tế tại BIDV giai đoạn 2016-2018

STT Chỉ tiêu 2016 2017 2018 So sánh (%) Bình quân (%) 2017/2016 2018/2017 1 Số lƣợng khách hàng nhập khẩu 4.581 4.672 4.892 102 104,71 103,34 2 Số lƣợng khách hàng xuất khẩu 2.844 2.888 3.014 101,55 104,36 105,98 Tổng số khách hàng TTQT 7.425 7.56 7.906 - - -

Số lƣợng khách hàng thanh toán quốc tế ngày càng tăng nhanh qua các năm, năm 2016 là 7.425 khách hàng, năm 2018 tăng lên 7.906 khách hàng tăng 481 khách hàng tƣơng ứng với tốc độ tăng trƣởng là 1,82%. Số lƣợng khách hàng nhập khẩu năm 2016 là 4.581 khách hàng thì đến năm 2018 là 4.892 khách hàng tăng 311 khách hàng, số lƣợng khách hàng xuất khẩu năm 2016 là 2.844 khách hàng thì đến năm 2018 là 3.014 khách hàng tăng 170 khách hàng. Do Việt Nam là nƣớc nhập siêu trong nhiều năm qua, hoạt động TTQT cũng không nằm ngoài xu hƣớng đó, khách hàng thanh toán hàng nhập khẩu tại BIDV trong những năm qua rất cao, chiếm khoảng hơn 60% lƣợng khách hàng TTQT.

4.1.2.3. Thị phần hoạt động thanh toán quốc tế

Bảng 4.6. Thị phần thanh toán xuất nhập khẩu của các NHTM

Đơn vị: %

Ngân hàng Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

BIDV 11,05 12,36 12,59

VIETCOMBANK 17 15,73 15,5

VIETINBANK 14,15 14 13,28

AGRIBANK 4,9 5,26 5,64

CÁC NHTMCP KHÁC 52,9 52,65 52,99

Nguồn: Báo cáo thƣờng niên của các NHTM Việt Nam (2016 – 2018)

Bảng 4.6 cho thấy, năm 2016, Vietcombank đạt 51,9 tỷ USD thanh toán XNK, chiếm 17% thị phần thanh toán XNK cả nƣớc. Tiếp theo là Vietinbank với doanh số thanh toán XNK đạt hơn 37,9 tỷ USD, chiếm hơn 14,15% thị phần thanh toán XNK cả nƣớc. Doanh số thanh toán XNK của BIDV đạt 11,05 tỷ USD chiếm 11,05% thị phần thanh tóan XNK cả nƣớc. Ngoài các NHTM Nhà nƣớc, nhiều NHTMCP khác nhƣ: Eximbank; Sacombank; DongA Bank; VIB… và các ngân hàng nƣớc ngoài nhƣ HSBC, Standard Chatered, ANZ… cũng đẩy mạnh các dịch vụ liên quan đến thanh toán XNK và tài trợ thƣơng mại, với hàng loạt các gói sản phẩm, dịch vụ khác nhau nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của DN XNK.

Trong những năm tới đây, các NHTM Việt Nam nói chung sẽ gặp phải khó khăn rất lớn trong việc duy trì thị phần thanh toán XNK của mình trƣớc các ngân hàng nƣớc ngoài. Với năng lực tài chính lớn mạnh, uy tín toàn cầu, chất lƣợng dịch vụ cao, cạnh tranh từ khối ngân hàng này sẽ ngày càng là thách thức lớn với các ngân hàng thƣơng mại trong nƣớc. Hơn nữa, với dịch vụ TTQT yếu tố an toàn luôn đặt lên hàng đầu thì việc ngày càng có nhiều doanh nghiệp Việt Nam tìm đến với các ngân hàng nƣớc ngoài là điều hoàn toàn dễ hiểu. Nhƣ vậy có thể thấy, để duy trì và gia tăng thị phần trong mảng dịch vụ này, BIDV ngoài việc cạnh tranh với các NHTM trong nƣớc sẽ còn phải cạnh tranh với các đối thủ đến từ bên ngoài. Theo đó, đòi hỏi BIDV sẽ phải dành những khoản đầu tƣ về nguồn lực nhất định cho hệ thống hạ tầng công nghệ, phát triển quan hệ đối tác, phát triển các sản phẩm, nghiệp vụ liên quan cũng nhƣ nâng cao khả năng quản lý, điều hành, quản trị rủi ro trong mảng dịch vụ này.

Thị phần của BIDV trong hoạt động thanh toán xuất khẩu

Bảng 4.7. Thị phần thanh toán xuất khẩu của các NHTM

Đơn vị: % Ngân hàng 2016 2017 2018 BIDV 9,44 10,24 11,18 VIETCOMBANK 15,02 13,9 13,4 VIETINBANK 12,82 12,8 12,16 AGRIBANK 3,83 4,96 5,23 CÁC NHTMCP KHÁC 58,89 58,1 58,3

Nguồn: Báo cáo thƣờng niên của các NHTM Việt Nam (2016 – 2018)

Theo bảng 4.7, thị phần thanh toán hàng xuất khẩu của BIDV từ 9,44% năm 2016, đến năm 2018 là 11,18%, có nghĩa trong vòng 3 năm thị phần TTQT đã tăng hơn 1,2 lần. Thị phần thanh toán hàng xuất khẩu của BIDV từ năm 2016 đến năm 2018 đều đứng thứ 3 sau Vietcombank và Vietinbank nhƣng khoản cách với 2 ngân hàng dẫn đầu về thị phần TTQT đã đƣợc giảm xuống. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2016-2018, thị phần thanh toán hàng xuất khẩu của BIDV vẫn đứng thứ 3 trong cả nƣớc nhƣng mức tăng đã chững lại,

nguyên nhân do sự tác động của nhiều nhân tố, trong đó có những nhân tố mang tính chủ quan của ngân hàng cũng nhƣ các nhân tố khách quan của nền kinh tế. Một trong những nhân tố đó là sự sụt giảm thị phần nói chung của các NHTM Nhà nƣớc trong bối cảnh hội nhập kinh tế, cùng với sự khó khăn của nền kinh tế trong và ngoài nƣớc.

Trƣớc bối cảnh khó khăn đó, BIDV đã đƣa ra đƣợc nhiều chính sách để phát triển hơn nữa hoạt động thanh toán xuất khẩu của mình nhƣ chính sách tín dụng tài trợ xuất khẩu, cho vay ƣu đãi đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu, mở rộng mạng lƣới ngân hàng đại lý. Với những sự cố gắng đó, doanh số thanh toán hàng xuất khẩu những năm gần đây đều đƣợc giữ vững và ngày càng rút ngắn hơn so với 02 ngân hàng đang dẫn đầu là Vietcombank và Vietinbank.

Thị phần của BIDV trong hoạt động thanh toán xuất khẩu

Bảng 4.8. Thị phần thanh toán nhập khẩu của các NHTM

Đơn vị: % Ngân hàng 2016 2017 2018 BIDV 12,37 12,15 12,45 VIETCOMBANK 18,98 17,56 17,6 VIETINBANK 15,47 15,25 13,27 AGRIBANK 5,96 5,43 6,05 CÁC NHTMCP KHÁC 47,22 49,61 50,63

Nguồn: Báo cáo thƣờng niên của các NHTM Việt Nam (2016 – 2018)

Bảng 4.8 cho thấy, Vietcombank vẫn là ngân hàng đứng đầu về thị phần thanh toán hàng nhập khẩu trong các NHTM trong cả nƣớc.Vietcombank luôn đƣợc đánh giá là một trong những ngân hàng chủ chốt trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại Việt Nam.Với tuổi đời 50 năm hoạt động trong lĩnh vực đối ngoại không phải là nhiều so với các ngân hàng trên thế giới, song so với các NHTM Việt Nam, Vietcombank là một trong những ngân hàng lâu đời nhất về lĩnh vực thanh toán hàng nhập khẩu.Chính vì vậy, doanh số thanh toán hàng nhập khẩu của Vietcombank luôn chiếm thị phần đứng đầu trong cả nƣớc. Diễn biến về

sự phát triển thị phần thanh toán hàng nhập khẩu của BIDV tăng dần ổn định qua các năm. Thị phần mở rộng từ 12,37% năm 2016 lên đến 12,45% năm 2018, đứng thứ 3 trong cả nƣớc và ngày càng đƣợc mở rộng.

Nhìn chung, tình hình phát triển hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu là khá khả quan và cũng phù hợp với một nền kinh tế đang phát triển nhƣ nƣớc ta hiện nay, nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu. Nếu xét trong tƣơng quan với hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu, thì hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu của BIDV cao hơn, và có tốc độ phát triển nhanh hơn. Có đƣợc điều này, là do BIDV đã xây dựng đƣợc uy tín đối với khách hàng trong nƣớc, ngân hàng đã có sự quan tâm, ƣu đãi nhiều hơn đến hoạt động thanh toán quốc tế, sử dụng nhiều tài sản hơn vào hoạt động này và cũng đƣa ra nhiều hình thức thanh toán nhằm giảm bớt khó khăn cho khách hàng.

4.1.2.4. Sự gia tăng số lượng các ngân hàng đại lý

Trong những năm qua, BIDV đã không ngừng nỗ lực mở rộng mạng lƣới ngân hàng đại lý của mình trên toàn thế giới, đảm bảo các hoạt động TTQT luôn đƣợc thông suốt. Tính đến cuối năm 2018, BIDV đã có quan hệ đại lý với trên 1000 ngân hàng ở hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ, có thể đi thẳng tới gần 2000 địa chỉ SWIFT của các ngân hàng đại lý, chi nhánh ngân hàng. Cùng với việc thiết lập đại lý với các ngân hàng nƣớc ngoài, trong những năm qua BIDV còn liên tục mở rộng và duy trì các tài khoản tiền gửi thanh toán tại các ngân hàng nƣớc ngoài bằng các loại ngoại tệ khác nhau nhằm phục vụ nhƣ cầu thanh toán XNK đa dạng và ngày càng phát triển. Cho đến nay, BIDV đã mở và duy trì hơn 50 tài khoản thanh toán USD, EUR tại các NH hàng đầu ở Mỹ nhƣ ngân hàng Bank of New York, JP Morgan Chase, Citi Bank… và tại các ngân hàng lớn ở Châu Âu nhƣ BHF Bank Dresdner Bank, Bayerisch Hypo und Veirnsbank… Ngoài ra, BIDV còn mở và duy trì các tài khoản thanh toán bằng các ngoại tệ mạnh khác nhƣ JPY, GBP, AUD.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 65 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)