PHƢƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 59)

3.2.1. Phƣơng pháp thu thấp số liệu

a. Thu thập số liệu thứ cấp

Nguồn số liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ các nguồn sẵn có chủ yếu lấy ở các kết quả nghiên cứu, sách, báo, tạp chí, bài viết, luận văn … từ các nguồn của BIDV, các phòng ban chuyên môn của BIDV, các trang mạng, thƣ viện… nhằm phục vụ nghiên cứu của đề tài.

b.Thu thập số liệu sơ cấp

Phƣơng pháp thu thập số liệu sơ cấp thông qua các phiếu điều tra trắc nghiệm nhằm điều tra với một số lƣợng lớn ngƣời đƣợc điều tra với thời gian nhanh, ngắn gọn, số lƣợng thông tin thu thập đƣợc rộng, tiếp cận vấn đề đa chiều. Từ đó tìm ra các điểm tồn tại tạo cơ sở để tìm hiểu đồng thời phân tích các nguyên nhân cụ thể dẫn đến vấn đề phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam chƣa hiệu quả. Phƣơng pháp này đƣợc thực hiện vào tháng 1/2019.

Bƣớc 1: Lập phiếu điều tra

Trên cơ sở nghiên cứu tài liệu thứ cấp, tác giả sẽ thiết kế bảng hỏi điều tra dành cho khách hàng của BIDV. Bƣớc này tác giả thiết lập các câu hỏi liên quan tới vấn đề nghiên cứu. Cụ thể ở đây là những câu hỏi liên quan tới các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam.

Bảng câu hỏi điều tra khảo sát đƣợc thiết kế theo mẫu (Phụ lục).

Nội dung để xây dựng mẫu điều tra: Điều tra về khả năng tài chính của BIDV, điều tra về nguồn nhân lực tại BIDV, điều tra về nền tảng công nghệ thông tin tại BIDV, điều tra về hoạt động Maketing tại BIDV.

Bƣớc 2: Phát phiếu điều tra

Căn cứ vào lƣợng khách hàng hiện đang giao dịch với BIDV, tác giả xác định cỡ mẫu điều tra là 180 phiếu. Lựa chọn theo phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Kết quả của phiếu phát đi và thu về thể hiện nhƣ bảng sau:

Bảng 3.2. Kết quả phát phiếu khảo sát

Đơn vị tính: phiếu

Đối tƣợng điều tra Số phiếu phát ra Số phiếu loại Số phiếu hợp lệ

1. Cá nhân 2. Doanh nghiệp 40 140 10 20 30 120 Tổng 180 30 150

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (1/2019)

TTQT tại BIDV. Đồng thời, thông tin sơ cấp cũng đƣợc thu thập từ những cuộc phỏng vấn sâu cán bộ đang làm việc tại BIDV.

Tác giả phát phiếu điều tra tại quầy khi có giao dịch với khách hàng. Phát phiếu điều tra trực tiếp, có hƣớng dẫn cụ thể cách điền vào phiếu điều tra và thu phiếu.

Do đề tài tập trung nghiên cứu phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam, để đảm bảo tính chất khách quan của số liệu đièu tra, chúng tôi tiến hành phát phiếu khảo sát tại các Chi nhánh trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh bao gồm Chi nhánh Bắc Ninh, Chi nhánh Kinh Bắc và Chi nhánh Từ Sơn.

Bƣớc 3: Tổng hợp và xử lý dữ liệu

Sau khi đã thu nhận tất cả các phiếu điều tra, tác giả tiến hành xem xét và loại bỏ 30 phiếu không đạt yêu cầu, giữ lại các phiếu đƣợc điền đầy đủ. Sau đó, tác giả tiến hành tổng hợp, đánh giá các vấn đề đã đƣợc thể hiện trong phiếu điều tra. Qua quá trình phân tích các dữ liệu thu thập đƣợc từ đó tác giả có thể đƣa ra những kết luận về các vấn đề chính còn tồn tại để trả lời câu hỏi nghiên cứu và đề xuất đƣa ra các giải pháp khắc phục.

3.2.2. Phƣơng pháp xử lý số liệu

Các dữ liệu thu thập đƣợc kiểm tra, so sánh theo các yêu cầu: đầy đủ, chính xác và logic. Sau đó đƣợc nhập vào máy tính với phần mềm Exel. Sử dụng các ứng dụng của phần mềm này chúng tôi sắp xếp và phân tổ các dữ liệu theo các tiêu thức nghiên cứu nhƣ: Đối tƣợng, đánh giá của khách hàng về sản phẩm…Từ các kết quả trên chúng tôi xây dựng nên các bảng số liệu, đồ thị, sơ đồ…

3.2.3. Phƣơng pháp phân tích

- Phƣơng pháp thống kê mô tả: thống kê mô tả là nói đến việc mô tả dữ liệu thu thập đƣợc từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Phƣơng pháp mô tả dữ liệu dựa trên dữ liệu bằng đồ hoạ trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc so sánh; biểu hiện dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt ( doanh số, tỷ trọng...).

- Phƣơng pháp so sánh: Thông qua số bình quân, tần suất. Phƣơng pháp thống kê so sánh gồm cả so sánh số tuyệt đối và so sánh số tƣơng đối để đánh giá động thái phát triển của hiện tƣợng, sự vật theo thời gian từ năm 2016 đến năm

2018 và không gian tại toàn hệ thống BIDV. Sau khi thu thập số liệu ta tiến hành so sánh theo thời gian, so sánh ý kiến đánh giá của khách hàng về hoạt động TTQT của BIDV với các NHTMCP khác, từ đó đánh giá thực trạng hoạt động TTQT của BIDV.

- Luận văn sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để biết ý kiến khách hàng khi điều tra cụ thể là: Rất hài lòng; khá hài lòng; hài lòng; không hài lòng; rất không hài lòng tƣơng ứng mức điểm đƣợc cho từ 5 đến 1.

3.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

- Chỉ tiêu phản ánh về sự đa dạng hóa phương thức TTQT: tỷ trọng các phƣơng thức thanh toán quốc tế

- Chỉ tiêu phản ánh về tăng quy mô hoạt động TTQT

+ Tăng doanh số TTQT

+ Tăng số lƣợng khách hàng TTQT + Tăng thị phần TTQT

+ Tăng số lƣợng các ngân hàng đại lý - Chỉ tiêu phản ánh chất lượng TTQT

+ Sự đánh giá của khách hàng + Thời gian thanh toán

+ Hạn chế mức độ rủi ro

- Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của hoạt động TTQT

+ Tăng doanh thu phí dịch vụ

+ Tăng lợi nhuận từ hoạt động TTQT

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Kể từ khi thành lập, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay, hoạt động thanh toán quốc tế luôn luôn đƣợc coi là một trong những hoạt động quan trọng của BIDV. Lợi nhuận do hoạt động này mang lại thông thƣờng chiếm khoảng 25- 35% tổng lợi nhuận mà ngân hàng đã đạt đƣợc và có chiều hƣởng tăng trong những năm gần đây.

Việt Nam đã bƣớc vào “sân chơi chung” của thế giới, trở thành thành viên chính thức của tổ chức Thƣơng mại Thế Giới WTO vào năm 2007, quan hệ thƣơng mại giữa Việt Nam và các nƣớc thành viên sẽ không ngừng đƣợc mở rộng. Điều này mở ra một cơ hội vô cùng to lớn cho hoạt động thanh toán quốc tế. Chính vì vậy, thanh toán quốc tế đƣợc đánh giá sẽ phát triển mạnh trong những năm tới và hứa hẹn sẽ đem lại doanh thu lớn cho toàn hệ thống ngân hàng nói chung và cho Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam nói riêng.

Triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 1856/NQ-BIDV về việc “đẩy mạnh phát triển hoạt động dịch vụ đến năm 2025”, BIDV luôn chú trọng đổi mới, nâng cấp các sản phẩm, dịch vụ để phục vụ tốt hơn cho khách hàng; trong đó đáng chú ý, BIDV đã chính thức vận hành SWIFT GPI (Global Payments Innovation)- Sáng kiến đổi mới thanh toán toàn cầu của Tổ chức SWIFT, trở thành ngân hàng duy nhất tại Việt Nam triển khai cả 3 vai trò đại lý GPI. Tháng 04/2008, BIDV chính thức xử lý tập trung hoạt động TTQT&TTTM tại Trung tâm tác nghiệp tài trợ thƣơng mại (TFC) bao gồm các giao dịch thƣ tín dụng, nhờ thu, bảo lãnh nƣớc ngoài, chuyển tiền, v.v cho khách hàng của BIDV. TFC hoạt động theo mô hình xử lý tập trung về TTQT và tài trợ thƣơng mại, đánh dấu mốc phát triển quan trọng trong hoạt động thanh toán XNK và tài trợ thƣơng mại của BIDV. Đồng thời đây cũng là mô hình đầu tiên tại Việt Nam cho tới thời điểm hiện nay, mang lại cho BIDV nhiều lợi thế cạnh tranh so với các ngân hàng khác. Theo đó: tách rời công việc của Front Office (tại chi nhánh) với công việc của Back Office (tại SGD) nhằm tăng cƣờng chuyên môn hóa và kiểm soát chéo lẫn nhau. Chi nhánh tập trung vào tiếp cận với khách hàng, thẩm định, ra quyết định TTTM và cấp hạn mức tín dụng trong khi TFC tập trung vào xử lý kỹ thuật nghiệp vụ. Hoạt động TTQT đặc biệt là thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu là một trong những

thế mạnh của BIDV, với mạng lƣới các chi nhánh rộng khắp trong cả nƣớc cũng nhƣ nƣớc ngoài cùng với nhiều đại lý đƣợc mở ở các ngân hàng trên thế giới, hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu của BIDV ngày càng không ngừng mở rộng và phát triển.

4.1.1. Đa dạng hóa các phƣơng thức thanh toán quốc tế

Một yếu tố góp phần mở rộng quy mô TTQT là do BIDV đã thực hiện tƣơng đối đầy đủ các dịch vụ TTQT truyền thống nhƣ mở, thanh toán LC trả ngay, trả chậm, thông báo, chiết khấu, thanh toán LC nhập khẩu, thanh toán nhờ thu XNK, nhờ thu séc. Ngoài ra, BIDV còn cung cấp các sản phẩm khác nhƣ mở thƣ tín dụng dự phòng, phối hợp phát hành tiền bảo lãnh ứng trƣớc cho ngân hàng nƣớc ngoài.

Các sản phẩm của thanh toán XNK cũng ngày càng đa dạng từ chuyển tiền cho tới nhờ thu, thƣ tín dụng đến bảo lãnh, tái bảo lãnh và một số sản phẩm khác. Trong số đó có 03 phƣơng thức TTQT thông dụng là nhờ thu, L/C và chuyển tiền.

Bảng 4.1. Các phƣơng thức TTQT tại BIDV giai đoạn 2016– 2018

STT Chỉ tiêu 2016 (tỷ USD) 2017 (tỷ USD) 2018 (tỷ USD) So sánh (%) Bình quân (%) 2017/2016 2018/2017 1 L/C 4,04 5,11 5,81 126,49 113,70 119,92 2 Nhờ thu 0,55 0,82 0,82 149,10 100 122,10 3 Chuyển tiền 17,03 19,91 22,44 116,91 112,71 117,79 TỔNG CỘNG 21,62 25,84 29,07 - - -

Nguồn: Báo cáo thƣờng niên của BIDV (2016 – 2018 )

Bảng 4.1 cho thấy, chuyển tiền vẫn là phƣơng thức chiếm chủ yếu với tỷ trọng luôn lớn hơn 77%. Doanh số của phƣơng thức này tăng lên một cách đều đặn. Từ năm 2016 doanh số chuyển tiền lần lƣợt là 17,03 tỷ USD chiếm 78,77% thì đến năm 2018 con số này đã lên tới 22,44 tỷ USD với tỷ trọng 77,19%. Doanh số tăng song tỷ trọng lại có phần suy giảm. Năm 2016, tỷ trọng của phƣơng thức chuyển tiền là 78,77% đến năm 2017 là 77,05% và đến năm 2018 là 77,19%. Song đây cũng là tỷ trọng khá cao so với các phƣơng thức khác.

Doanh số của phƣơng thức tín dụng chứng từ (L/C) tăng dần qua từng năm. Cụ thể năm 2016 doanh số LC là 4,04 tỷ USD chiếm 18,69%, thì đến năm 2018 doanh số LC tăng lên 5,81 tỷ USD chiếm 19,99%. Doanh số và tỷ trọng có tăng nhƣng với tốc độ thấp. Điều này xuất phát từ việc mặc dù đƣợc đánh giá là phƣơng thức an toàn nhất, dung hòa đƣợc lợi ích cho cả nhà XK và NK tuy nhiên LC cũng là phƣơng thức phức tạp nhất trong số 3 phƣơng thức chủ yếu đang đƣợc sử dụng hiện nay, không phải khi nào các bên tham gia cũng có trình độ đúng nhƣ yêu cầu. Mặt khác, sự khủng hoảng kinh tế thế giới đã gây ra những ảnh hƣởng rất lớn đến hệ thống ngân hàng trên toàn cầu. Một loạt các ngân hàng lớn trên thế giới sụp đổ, bị mua lại, hay bị giảm hệ số tín nhiệm. Ngân hàng Trung ƣơng các nƣớc duy trì chính sách lãi suất thấp vì vậy các NHTM Việt Nam đã rút tiền hoặc cắt giảm tiền gửi ở ngân hàng nƣớc ngoài. Điều này làm cho hệ thống ngân hàng đại lý bị sụt giảm, gây khó khăn cho hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ. Mặc dù tốc độ tăng có chậm lại nhƣng trong điều kiện kinh tế khó khăn, đây có thể coi là thành tích và đồng thời khẳng định đƣợc uy tín của BIDV trong lĩnh vực phát hành L/C. Cũng giống nhƣ phƣơng thức /LC, nhìn chung doanh số cũng nhƣ tỷ trọng của phƣơng thức nhờ thu qua các năm tại BIDV có biến đổi theo hƣớng tích cực nhƣng không đáng kể. Xét trong tổng doanh số thanh toán TTQT thì việc thanh toán bằng phƣơng thức nhờ thu chiếm tỷ trọng vào khoảng 3%. Nguyên nhân của con số này là do nhờ thu vẫn là một phƣơng thức có nhiều rủi ro trong hoạt động thƣơng mại quốc tế, chỉ những khách hàng có mối quan hệ lâu dài, tin tƣởng lẫn nhau trong thanh toán mới sử dụng phƣơng thức này. Những kết quả trên đã khẳng định uy tín của BIDV trong lĩnh vực thanh toán XNK ở trong nƣớc cũng nhƣ trên trƣờng quốc tế ngày càng đƣợc nâng cao.

4.1.2. Quy mô hoạt động thanh toán quốc tế

4.1.2.1. Doanh số thanh toán quốc tế

Doanh số TTQT là một chỉ tiêu tổng hợp, phản ánh sự đánh giá trên nhiều tiêu chí theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu, cả về chất lƣợng sản phẩm TTQT và cả số lƣợng đạt đƣợc trong hoạt động TTQT của NH. Bởi vì, số lƣợng phản ánh chất lƣợng. Khối lƣợng giao dịch lớn thể hiện: chất lƣợng dịch vụ trong hoạt động TTQT của ngân hàng tốt, phản ánh phí dịch vụ phù hợp, phản ánh tính mở rộng trong TTQT.

Bảng 4.2. Doanh số thực hiện TTQT tại BIDV giai đoạn 2016–2018 STT Chỉ tiêu 2016 2017 2018 So sánh (%) Bình quân (%) 2017/2016 2018/2017 1 Doanh số TTQT (tỷ USD) 21,62 25,84 29,07 119,52 112,50 115,96 2 Tổng số giao dịch TTQT 223.136 245.45 267.709 110 109 119,98

Nguồn: Báo cáo thƣờng niên của BIDV (2016 – 2018)

Theo bảng 4.2, hoạt động kinh doanh toàn hệ thống cũng liên tục giữ nhịp tăng trƣởng an toàn, hiệu quả, doanh số thanh toán quốc tế, số món tăng trƣởng đều đặn qua các năm. Năm 2016 với số giao dịch toàn hệ thống là 223.136 món và doanh số 21,62 tỷ USD, thì đến hết năm 2018, doanh số đạt 29,07 tỷ USD tăng 34,4%, số giao dịch đạt 267.709 món tăng 20% so với năm 2016. Doanh số TTQT của BIDV liên tục tăng, tuy nhiên tốc độ tăng trƣởng đang giảm dần. Điều này một phần cho thấy những tác động do những khó khăn của nền kinh tế cũng nhƣ sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng trong lĩnh vực TTQT. Đồng thời cho thấy BIDV cần cố gắng hơn nữa để duy trì sự tăng trƣởng trong các năm tới.

Phân tích sự phát triển của doanh số TTQT tại BIDV, chúng tôi phân tích trên 2 hoạt động là thanh toán hàng xuất khẩu và thanh toán hàng nhập khẩu.

Hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu tại BIDV

Xuất phát từ tầm quan trọng của việc phát triển dịch vụ thanh toán hàng xuất khẩu, BIDV đã luôn quan tâm chú trọng phát triển mảng dịch vụ này. Chính vì vậy, từ chỗ chỉ có một ít các khách hàng giao dịch lẻ tẻ với các hình thức đơn giản trong những năm đầu thực hiện dịch vụ này, cho đến những năm gần đây số lƣợng khách hàng có quan hệ thanh toán xuất khẩu của BIDV đã không ngừng tăng và các nghiệp vụ cũng không ngừng đƣợc mở rộng cả về số lƣợng và chất lƣợng. Với sự tăng trƣởng của các nghiệp vụ, doanh số thanh toán hàng xuất khẩu của BIDV không ngừng đƣợc tăng lên qua các năm.

Bảng 4.3. Doanh số thanh toán hàng xuất khẩu tại BIDV giai đoạn 2016-2018 STT Chỉ tiêu 2016 2017 2018 So sánh (%) Bình quân (%) Số tiền(tỷ USD) Số giao dịch Số tiền(tỷ USD) Số giao dịch Số tiền(tỷ USD Số giao dịch 2017/ 2016 2018/ 2017 1 LC xuất khẩu 1,64 17.941 2,11 19.636 2,61 21.136 128,66 123,70 126,15 2 Nhờ thu 0,23 3.588 0,32 3.927 0,42 4.327 139,13 131 135,13 3 Chuyển tiền đến 7,01 68.178 8,88 74.616 10,93 80.237 126,68 123,09 124,88 Tổng số TTXK 8,88 89.707 11,31 98.179 13,96 105.700 - - - Nguồn: Báo cáo thƣờng niên qua của BIDV (2016 – 2018)

Doanh số thanh toán hàng xuất khẩu năm 2016 chỉ đạt 8,88 tỷ USD thì đến năm 2016 đã đạt tới 13,96 tỷ USD tăng gấp 1,6 lần so với năm 2016. So với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)