Nghiên cứu ảnh hƣởng của môi trƣờng đến tỷ lệ bật mầm của chồi ghép

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phương pháp vi ghép trong nhân giống cây có múi (Trang 57 - 61)

MẦM CỦA CHỒI GHÉP

BAP thuộc nhóm kích thích sinh trƣởng cytokinin đƣợc sử dụng phổ biến để cảm ứng tạo chồi, kéo dài thời gian hoạt động của mô phân sinh, hạn chế sự

già hóa của tế bào đồng thời thúc đẩy sự phân hóa chồi, kích thích chồi phát triển ở nhiều loài thực vật khác nhau. Theo nhiều nghiên cứu cho biết, BAP thƣờng đƣợc sử dụng với nồng độ thay đổi từ 1,0 - 3,0 mg/l là thích hợp cho nhiều loại mô nuôi cấy. Ở các nồng độ cao hơn hoặc thấp hơn đều biểu hiện hiệu quả kích thích kém. Với nồng độ cao sẽ hoạt hóa hình thành chồi bất định.

Qua tìm hiểu một số kết quả nghiên cứu trong nuôi cấy in vitro ở cam

quýt cho thấy, tác giả Phan Hữu Tôn (2014) và tác giả Rezadost (2013) đã sử dụng đoạn trụ trên lá mầm, tác giả Rosely (2006) sử dụng thân mầm mọc từ hạt đã khử trùng để làm vật liệu mẫu ban đầu trong tạo đa chồi ở một số giống cam quýt.

Trong thí nghiệm này, chúng tôi sử dụng các đoạn cành 3 giống cam Vân Du, Sunkit và V2, trong giai đoạn này mô chƣa hóa gỗ hoàn toàn, phần mô phân sinh sẽ tiếp xúc với các chất kích thích sinh trƣởng và biệt hóa tạo các chồi bất định. Cành giâm cắt thành từng đoạn có chiều dài từ 2,5 - 3 cm trƣớc khi chuyển vào môi trƣờng nuôi cấy.

Tiến hành khử trùng cành giâm và cấy cành giâm vào môi trƣờng MS với các nồng độ BAP khác nhau, theo dõi thí nghiệm và đánh giá kết quả sau các khoảng thời gian nuôi cấy, kết quả thu đƣợc nhƣ sau.

Bảng 4.8. Ảnh hƣởng của ôi trƣờng đến khả năng ra chồi của cành ca Vân Du. (sau 50 ngày nuôi cấy)

Công thức BAP (mg/l) Tỷ ệ bật chồi (%) Số chồi nảy ầ TB/ ẫu cấy Chiều dài chồi(c ) Chất ƣợng chồi CT1 (ĐC) 0 4,3 1,2 1,4 + CT2 0,5 39,3 2,4 1,5 ++ CT3 1 43,7 2,9 1,5 ++ CT4 1,5 57,7 4,2 1,7 ++ CT5 2 45,4 2,1 1,4 + CT6 2,5 37,6 2,5 1,7 +

(+) Cây xanh, khỏe, lá xanh/ (-) cây thấp, mảnh, lá nhỏ

BAP đã ảnh hƣởng rõ rệt đến khả năng phát sinh chồi giống cam Vân Du. So với đối chứng, môi trƣờng có bổ sung BAP bật chồi xanh hơn, chồi và lá to và xanh hơn. Khi có sự hiện diện của BAP trong môi trƣờng nuôi cấy, tỷ lệ mẫu

phát sinh chồi đạt từ 37,6% - 57,7% cao hơn hẳn so với công thức đối chứng (chỉ đạt 4,3%).

Khi nồng độ BAP tăng từ 0,5-1,5 mg/l, tỷ lệ mẫu phát sinh chồi tăng lên, số chồi trung bình/mẫu cấy cũng tăng từ 2,4-4,2 chồi, chiều dài chồi cũng tăng từ 1,54- 1,71cm. Tuy nhiên, khi tiếp tục tăng nồng độ BAP, khả năng tạo chồi có xu hƣớng giảm xuống, chiều dài và chất lƣợng chồi cũng giảm đi. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với lý thuyết là các chất kích thích sinh trƣởng chỉ có tác dụng ở nồng độ nhất định và sẽ ức chế các hoạt động thậm chí gây chết khi dùng với nồng độ quá cao.

Theo đó, với hàm lƣợng 1,5mg/l BAP là tốt nhất cho sự bật mầm của chồi cam Vân Du. Với nồng độ này, tỷ lệ mẫu phát sinh chồi cao nhất, số chồi trung bình trên mẫu cao nhất, chồi mập hơn và phát triển tốt.

Bảng 4.9. Ảnh hƣởng của ôi trƣờng đến khả năng ra chồi của cành ca Sunkit (sau 50 ngày nuôi cấy)

Công thức BAP (mg/l) Tỷ ệ bật chồi (%) Số chồi nảy ầ TB/ ẫu cấy Chiều dài chồi(c ) Chất ƣợng chồi CT1 (ĐC) 0 11,5 0,8 1,3 + CT2 0,5 37,7 3,3 1,4 ++ CT3 1 59,3 4,4 1,6 ++ CT4 1,5 34,7 3,3 1,4 + CT5 2 26,3 1,7 1,3 + CT6 2,5 21,4 1,4 1,1 +

(+) Cây xanh, khỏe, lá xanh/ (-) cây thấp, mảnh, lá nhỏ

Tƣơng tự với cam Vân Du, khả năng tạo chồi có sự khác biệt trên các môi trƣờng khi thay đổi nồng độ BAP. Các công thức thí nghiệm đều cho thấy khả năng tạo chồi cũng nhƣ sự phát triển của chồi cao hơn so với công thức đối chứng. Tỷ lệ mẫu phát sinh chồi tăng dần khi bổ sung BAP với nồng độ từ 0,5 - 1 mg/l đối với giống cam Sunkit và tỷ lệ này giảm dần khi nồng độ BAP tiếp tục tăng.

Qua bảng số liệu trên cho thấy, với hàm lƣợng 1mg/l BAP là tốt nhất cho việc tạo chồi trên giống cam Sunkit, đạt số chồi trên mẫu cấy cao nhất (trung bình đạt 4,4 chồi), cũng nhƣ chồi dài nhất, trung bình đạt 1,6cm và chồi mọc ra khỏe, lá xanh hơn so với các công thức thí nghiệm còn lại.

Bảng 4.10. Ảnh hƣởng của ôi trƣờng đến khả năng ra chồi của cành ca V2 (sau 50 ngày nuôi cấy)

Công thức BAP (mg/l) Tỷ ệ bật chồi (%) Số chồi TB/ ẫu cấy Chiều dài chồi(c ) Chất ƣợng chồi CT1 (DC) 0 16,5 1,6 0,7 - CT2 0,5 25,5 2,2 1,1 + CT3 1 34,6 3,4 1,4 ++ CT4 1,5 48,6 3,9 1,6 ++ CT5 2 36,4 3,7 1,5 + CT6 2,5 32,8 2,3 1,3 +

(+) Chồi xanh, khỏe, lá xanh/ (-) Chồi cây thấp, mảnh, lá nhỏ

Từ bảng số liệu có thể thấy, khi bổ sung BAP trên giống cam V2 ở các nồng độ khác nhau cho tỷ lệ bật chồi số lƣợng và chất lƣợng chồi tốt hơn công thức đối chứng. Ở nồng độ 1,5mg/l BAP cho chỉ tiêu theo dõi tối ƣu nhất nhƣ tỉ lệ bật mầm 48,6%, chiều dài chồi 1,7cm và chồi khá mập, lá xanh, phát triển khỏe. Tuy vậy, khi tiếp tục tăng nồng độ BAP quan sát có hiện tƣợng giảm mạnh chồi bật, chất lƣợng của chồi kém, lá nhỏ. Cụ thể khi tăng nồng độ BAP đến 2,5mg/l thì chồi phát triển chậm hơn so với các nồng độ còn lại, chỉ đạt 2,3 chồi/ mẫu cấy, chồi nhỏ, chỉ dài 1,3cm.

Kết quả theo dõi về khả năng tạo chồi từ mẫu cấy cây cam của chúng tôi cũng tƣơng tự so với nghiên cứu của tác giả Ehsan E. và cs trên đối tƣợng cây có

múi. Ở công bố của nhóm tác giả này khi tái sinh in vitro từ mô trƣởng thành của

cây cam ngọt Thomson, chồi phát triển tốt nhất trên môi trƣờng MS cơ bản có bổ sung BAP 1mg/l thu đƣợc 3,2 chồi/mẫu. Tùy từng giống nuôi cấy, sử dụng nồng độ các chất kích thích sinh trƣởng khác nhau để thu đƣợc hiệu quả tạo đa chồi tốt nhất.

Qua kết quả nghiên cứu trên 3 giống cam cho thấy, môi trƣờng MS bổ sung 1,0 mg/l BAP là tối ƣu đối với giống Vân Du; Môi trƣờng MS + 1,5mg/l BAP là tối ƣu đối với giống Sunkit và V2.

Ngoài ra từ các số liệu trên cho thấy,các chỉ số về sự phát triển chồi sinh trƣởng ở hai giống cam Sunkit và V2 phát triển chậm hơn so với giống cam Vân Du. Nhƣ vậy, việc bổ sung BAP vào môi trƣờng nuôi cấy chồi ghép có tác dụng tích cực đối với sự bật mầm và chất lƣợng chồi so với đối chứng. Đối với từng giống thì nồng độ BAP là khác nhau. Môi trƣờng MS có bổ sung từ 1-1,5 mg/l BAP là phù hợp, cho tỷ lệ sống và sinh trƣởng phát triển của chồi tốt nhất để phục vụ vi ghép.

Hình 4.8. Cành giâ trong ôi trƣờng MS bổ sung BAP nồng độ 1 g/ ở cam V2 (trái) và 1,5 g/ ở ca Vân Du (sau 50 ngày nuôi cấy)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phương pháp vi ghép trong nhân giống cây có múi (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)