Nghiên cứu về vi ghép thực vật trong nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phương pháp vi ghép trong nhân giống cây có múi (Trang 36 - 39)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.6. Một số thành tựu trong nhân giống cây có múi

2.6.2. Nghiên cứu về vi ghép thực vật trong nƣớc

Lê Trần Bình (1993), thực hiện thành công vi ghép trong nhân giống cam chanh.

Đoàn Thị Ái Thuyền và Nguyễn Văn Uyển (1999), vi ghép thành công cây cam quýt. Kết quả, ghép chữ T ngƣợc cho kết quả tốt nhất trong thực hiện vi ghép. Tuổi cây ghép từ 10 - 20 ngày sau khi nảy mầm là tuổi gốc ghép cho kếtquảtốtnhất. Mắt ghép càng lớn sẽ cho khả năng sống của cây ghép càng cao, mắt ghép có kích thƣớc từ 0,1 - 0,15 mm cho tỷ lệ thành công của cây ghép là 20%; mắt ghép có kích thƣớc từ 0,2 - 0,3 mm cho tỷ lệ thành công 30%; mắt ghép có kích thƣớc từ 0,4 - 0,6 mm cho tỷ lệ cây sống 55%. Trong một tuần mắt ghép đã đạt kích thƣớc 1,2 - 2 mm và sau 4 tuần chồi ghép đã có kích thƣớc 15 x 20 mm, rễ của gốc cũng mọc thêm nhiều rễ phụ.

Năm 2003, tổ chức FFTC (Food and fertilizer technology center) ở châu Á đã thành công khi vi ghép trong nhà kính tạo cây cam sạch virus ở tỉnh Nghệ An.

Viện nghiên cứu cây ăn quả miền nam (1995) đã tiến hành vi ghép thành công cây thuộc họ citrus và tiến hành trồng thử nghiệm ở 6 tỉnh khác nhau. Gốc ghép thứ nhất là cây Troyer và đỉnh sinh trƣởng đƣợc ghép lên là các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế. Cây ghép đƣợc nuôi trong môi trƣờng MS lỏng với 7,5% đƣờng sau 40 – 60 ngày nuôi cây thì cây có từ 2 - 3 lá tuỳ theo giống, với cách ghép hình tam giác và đỉnh sinh trƣởng có kích thƣớc 0,1 - 0,16 mm. Gốc ghép lần hai là gốc Volkamerianađƣợc gieo trên giá thể đất. Cây ghép lần hai đƣợc nuôi trong thời gian từ 4 - 6 tháng thì có thể đem trồng ra vƣờn đƣợc.

Lê Thị Thu Hồng (2000) đã tiến hành vi ghép trên cây thuộc họ cam quýt và kiểm tra tính chất sạch bệnh của cây vi ghép, kết quả cho thấy 52/53 cây đem kiểm trađều sạch bệnh. Từ nguồn vật liệu ban đầu đến năm 1998 đã sản xuất

5.755 cây sạch bệnh trên gốc Volkameriana gồm 960 cây quýt Đƣờng, 880 cây quýt Tiều, 240 cây Cam ngọt và 525 cây bƣởi Năm Roi.

Hà Thanh Võ và cs. (2005) đã nghiên cứu kĩ thuật vi ghép bƣời trên đối tƣợng bƣởi Năm Roi, bƣởi Đƣờng lá cam và Da Xanh đã đƣợc kết quả nhƣ sau: Tỷ lệ sống của gốc ghép là bƣởi Bồng (77,03%) cao hơn tỷ lệ sống của gốc ghép là bƣởi Xim Vang (60%). Chồi ghép Năm Roi (77,78%) và Da Xanh (72,22%) cho tỷ lệ sống cao hơn chồi ghép là bƣởi Đƣờng Lá Cam (55,55%). Cách ghép hàm ếch (E) cho tỷ lệ sống 75.55% tƣơng đồng với cách ghép chữ T ngƣợc (71,11%) và cao hơn với cách ghép mặt cắt (58,89%). Tỷ lệ sống của các cây ghép có gốc ghép là buởi Bồng, chồi ghép Năm Roi và cách ghép chữ T ngƣợc tƣơng đồng với cây ghép có gốc ghép là buởi Bồng, chồi ghép Da Xanh và cách ghép hàm ếch và đạt cao nhất (93,33%) so với các loại cây ghép còn lại.

Đỗ Tiến Phát và cs. (2007) thuộc Viện Công nghệ Sinh học và Trƣờng Đại học Khoa Học Tự Nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đã nghiên cứu và xây dựng thành công hệ thống tái sinh phục vụ công tác chuyển gen vào cây cam Sành bằng Agrobacterium thông qua phƣơng pháp tạo đa chồi trực tiếp từ thân mầm.

Theo Nguyễn Đức Thành và cs. (2012) đã nghiên cứu khử trùng bằng dung dịch HgCl2 trên mẫu cành chồi thông nƣớc với phƣơng pháp khử trùng kép cho thấy: Thời gian khử trùng càng dài thì tỷ lệ mẫu nhiễm càng giảm nhƣng tỷ lệ mẫu chết lại tăng do HgCl2 gây độc cho mẫu. Tỷ lệ mẫu tạo chồi cũng giảm dần khi thời gian xử lý tăng dần. Khử trùng 2 phút sau đó rửa sạch và tiếp tục khử trùng 10 phút cho tỷ lệ mẫu cho chồi sạch cao nhất .

Theo Đỗ Văn Nam và cs. (2013) nghiên cứu khử trùng đoạn thân chứa chồi nách tách từ cây đu đủ giống VNĐĐ9 thu thập từ Sóc Trăng. Kết quả đã xác định đƣợc chế độ khử trùng thích hợp là khử trùng kép bằng HgCl2 0,1 % lần 1 trong thời gian 10 phút và lần 2 trong thời gian 5 phút. Chế độ khử trùng này cho 86,9 % mẫu sạch.

Theo Ngũ Thị Yến (2016), Presept 5% không có hiệu quả trong khử trùng

mẫu cành cam, HgCl2 0.1% và dung dịch Javen cho tỉ lệ mẫu nhiễm là 66.67%

tuy nhiên tỷ lệ nảy chồi của mẫu đƣợc khử trùng bằng dung dịch HgCl2 chỉ đạt

50% và thấp hơn so với khử trùng cành cam bằng dung dịch Javen (tỷ lệ 75%).. Theo Lê Mai Nhất (2014), bổ sung BAP 0,5mg/lít vào môi trƣờng MS lỏng làm tăng t lệ sống cao nhất và kích thích sinh trƣởng cho chồi vi ghép đạt

44,3%. Bổ sung chất điều hòa sinh trƣởng (i-inositol, thiamine-HCL, pyridoxine- HCL, nicotine) cho t lệ thành công trong vi ghép lần 1 là 34,28%, rút ngắn đƣợc thời gian lƣu giữ cây vi ghép lần 1 trong phòng thí nghiệm và cây gốc ghép lần 2 từ 1,5 đến 2 tháng tuổi xử lý. Đỉnh sinh trƣởng gồm mô phân sinh và 2 lá mầm cho hiệu quả sạch bệnh cao nhất, 100% cây sạch bệnh huanglongbing và 3,3 – 3,3% cây sạch bệnh tristeza.

Nghiên cứu nuôi cấy in vitro trên lá mầm giống cam Vinh (Citrus sinensis) và quýt Đƣờng Canh (Citrus reticulata), Phan Hữu Tôn và cs. (2014) đã công bố xác định đƣợc chất khử trùng tốt nhất là Johnson 10% lắc trong 15 phút. Tỉ lệ tái sinh chồi tốt nhất đối với giống cam Vinh là môi trƣờng MS cơ bản + đƣờng 30g/l + vitamin B5 5mg/l + agar 8g/l + BAP 1,5 mg/l, với quýt Đƣờng Canh là môi trƣờng MS cơ bản + đƣờng 30g/l + agar 8,0g/l + vitamin B51,0mg/l + BAP 1,0mg/l, số chồi/mẫu của giống cam Vinh đạt 4,7 và quýt Đƣờng Canh là 5,5. Môi trƣờng tốt nhất cho sự tạo rễ của chồi cam Vinh là môi trƣờng MS cơ bản + đƣờng 30g/l + vitamin B5 5mg/l + agar 8g/l + NAA 0,4mg/l + IAA 0,4mg/l. Tỉ lệ chồi phát sinh rễ là 82,3%, số rễ/chồi là 3,5 và chiều dài rễ là 3,5cm. Với quýt Đƣờng Canh là môi trƣờng MS cơ bản + đƣờng 30g/l + agar 8,0g/l + vitamin B51,0mg/l + NAA 0,3mg/l + IAA 0,4mg/l cho tỉ lệ chồi phát sinh rễ là 86,3%, số rễ/chồi là 3,5 và chiều dài rễ là 3,2cm. Giá thể tốt nhất khi ra cây in vitro là cát vàng + trấu hun với tỷ lệ 1:1, sau 6 tuần tỉ lệ cây sống sót ở giống cam Vinh là 96% và quýt Đƣờng Canh là 95%.

Theo Vũ Văn Hiếu (2016), Cải tiến quy trình vi ghép đỉnh sinh trƣởng đối với tạo cây cam sành sạch bệnh bằng việc ngâm gốc ghép trong môi trƣờng MS + 0,25mg/l BA + 0,25mg/l α-NAA 30 phút trƣớc khi tiến hành vi ghép và sử dụng lớp agar mỏng liên kết tại vị trí ghép.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phương pháp vi ghép trong nhân giống cây có múi (Trang 36 - 39)