Phạm vi nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất tại các nhà máy của khu công nghiệp quang minh, huyện mê linh, TP hà nội (Trang 34)

- Khu công nghiệp Quang Minh, huyện Mê Linh, TP Hà Nội.

- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1 năm 2016 đến tháng 12 năm 2016 3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của KCN Quang Minh, huyện Mê Linh, TP Hà Nội.

- Điều tra, đánh giá hiện trạng sử dụng hóa chất tại các nhà máy của KCN - Mô phỏng các tình huống sự cố hóa chất cụ thể, đánh giá rủi ro về môi trường do lan tỏa và cháy nổ hóa chất.

- Đề xuất giải pháp giải pháp phòng ngừa sự cố hóa chất và giải pháp ứng phó khi sự cố xảy ra.

3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Phương pháp này được sử dụng để thu thập thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của KCN Quang Minh, huyện Mê Linh, TP Hà Nội.

3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách sử dụng phiếu điều tra. Điều tra 17 công ty có sử dụng hóa chất trong quá trình hoạt động sản xuất (Bảng 3.1). Nội dung điều tra bao gồm:

-Thông tin chung về doanh nghiệp

-Hiện trạng sử dụng hóa chất tại doanh nghiệp

-Hiện trạng công tác lưu trữ và quản lý hóa chất tại doanh nghiệp

Bảng 3.1. Danh sách các công ty trong KCN Quang Minh được điều tra

STT Tên Công ty

1 Công ty TNHH Khóa Huy Hoàng

2 Công ty TNHH Chế tạo động cơ Zongshen Việt Nam 3 Công ty CP Kho vận chuyên Nghiệp ETC

4 Công ty TNHH Kim khí Dong shin Việt Nam 5 Công ty TNHH Công nghiệp Starhair

6 Công ty TNHH LILAMA3 DAI NIPPON TORYO 7 Công ty CP sản xuất thương mại Phúc Tiến Vĩnh Phúc 8 Công ty CP tôn mạ VNSTEEL Thăng Long

9 Nhà máy cơ khí Quang Minh

10 Công ty TNHH Nihon Etching Việt Nam 11 Công ty TNHH SYNOPEX Việt Nam

12 Công ty TNHH cơ khí và thương mại Phúc Hương 13 Công ty TNHH CHUN FUN

14 Công ty CPDP Hà Nội 15 Công ty CP bao bì Cửu Long

16 Doanh nghiệp chế xuất NITORI Việt Nam 17 Công ty TNHH INOAC Việt Nam

3.4.3. Phương pháp khảo sát thực địa

Khảo sát thực tế tại KCN về điều kiện cơ sở hạ tầng và địa điểm các bồn chứa, khu chứa hóa chất của các nhà máy trong KCN được nghiên cứu.

3.4.4. Phương pháp chuyên gia

Tham khảo ý kiến các chuyên gia về hóa chất, về phòng chống cháy nổ, chuyên gia xử lý sự cố môi trường, . . .

3.4.5. Phương pháp mô hình hóa mô phỏng sự cố hóa chất

ALOHA là một chương trình xây dựng mô hình phân tán trong khí quyển được sử dụng để đánh giá phát tán hơi của hóa chất độc hại. ALOHA cho phép người sử dụng có thể ước tính phân tán theo hướng gió của một đám mây hóa chất dựa trên đặc điểm độc tính vật lý của các chất hóa học được phát tán, điều kiện khí quyển, và hoàn cảnh cụ thể của việc phát tán. ALOHA có thể ước tính khu mối đe dọa liên quan đến một số loại phát tán hóa chất nguy hiểm, bao gồm cả những đám mây khí độc, cháy, nổ. Khu mối đe dọa có thể được vẽ trên bản đồ với Google Earth để hiển thị vị trí của các phương tiện khác lưu trữ chất độc hại và các địa điểm dễ bị tổn thương, chẳng hạn như bệnh viện và trường học. Thông tin cụ thể về các địa điểm này có thể được trích xuất từ các mô đun thông tin CAMEO để giúp đưa ra quyết định về mức độ nguy hiểm gây ra. Cơ sở tính toán

dựa trên đặc tính của hóa chất kết hợp điều kiện xảy ra sự cố tại một thời điểm với điều kiện thời tiết và các yếu tố khác mà các hiệp hội an toàn trên thế giới đã thống nhất xây dựng và sử dụng các phần mềm mô phỏng đánh giá SCHC. Có rất nhiều loại phần mềm khác nhau cho từng loại hoạt động hóa chất đặc thù như LEAK 3.2; PHASTRISK (tích hợp của hai phần mềm PHAST & SAFETI) dùng tính toán mô hình hậu quả và rủi ro của DNV. Phần mềm này yêu cầu bản quyền và ngân hàng dữ liệu trên toàn cầu (Bộ khoa học mỹ, 2008)

Với mức độ và yêu cầu cụ thể của đề tài, nghiên cứu lựa chọn sử dụng phần mềm ALOHA – để mô phỏng vùng địa điểm của khí quyển độc hại và các điều kiện rủi ro đến tính mạng con người do sự cố hóa chất xảy ra nhất là các loại hợp chất có nguy cơ cháy nổ cao. Đây là một phần mềm của Mỹ kết hợp vớiCAMEO Chemicals và Google Earth - Lập bản đồ ứng dụng cho lập kế hoạch, ứng phó, và nhiệm vụ hoạt động địa phương được sử dụng miễn phí và có một số hạn chế nhất định.

Các dữ liệu đầu vào phục vụ cho chạy mô hình giả định bao gồm:

- Dữ liệu về vị trí công ty (Site data): Tên doanh nghiệp, tọa độ, thời gian - Dữ liệu về hóa chất cần mô phỏng (Chemical data): Tên hóa chất, khối lượng phân tử, phân vùng theo giới hạn nồng độ tiếp xúc của con người (AEGL),

Phân vùng theo nồng độ ngay lập tức nguy hiểm đến sức khỏe con người (IDLH), nguy cơ ung thư, nhiệt độ điểm sôi …

- Dữ liệu về khí tượng ( Atmospheric data): Vận tốc gió, hướng gió, dạng địa hình, độ dày mây, nhiệt độ, độ ẩm, cấp ổn định khí quyển …

- Dữ liệu về bồn chứa ( Source strength): Dạng bồn, đường kính, chiều dài, thể tích, nhiệt độ chất lỏng …

- Dữ liệu về vùng ảnh hưởng (Threat zone): Phân vùng ảnh hưởng theo nồng độ, theo khoảng cách và theo nồng độ tiếp xúc con người.

Các tình huống giả định về sự cố hóa chất sẽ được thực hiện cho 3 công ty có lượng tồn trữ hóa chất lớn nhất và mỗi công ty được đánh giá trên 3 tình huống bao gồm: Rò rỉ gây phát tán khí độc, gây cháy và gây nổ.

3.4.6. Phương pháp xác định xác suất xảy ra sự cố

Việc xác định xác xuất xảy ra sự cố nhằm xác định vị trí có nguy cơ cao trong quy trình sản xuất có khả năng xảy ra sự cố để từ đó có thể tập trung các nguồn lực (nhân lực, phương tiện, thiết bị, biện pháp quản lý an toàn) tại những vị trí đó.

Quy trình cơ bản và đơn giản nhất để xác định xác suất xảy ra sự cố “N” được tính toán như sau:

N = Nt + nl + nf + n0

Nt: là chỉ số xác xuất sự cố xảy ra đối với hóa chất trong các quá trình sản xuất (tra theo Bảng 3.2)

nl: là hệ số hư hỏng do tần số sử dụng công trình được tra theo bảng sau (tra theo Bảng 3.3)

nf : là hệ số an toàn cháy nổ khi sử dụng các thiết bị an toàn cho các chất khí dễ cháy, được tra theo bảng sau (tra theo Bảng 3.4)

n0: là hệ số kiểm tra an toàn của thiết bị được tra theo bảng sau (tra theo Bảng 3.5)

Bảng 3.2. Bảng xác định xác xuất sự cố sảy ra đối với hóa chất trong các quá trình sản xuất

Hóa chất và số đối chiếu (tham chiếu tại Phụ lục 1)

Xác xuất xảy ra sự cố (Nt) Lưu trữ Quá trình công nghệ

Các chất lỏng dễ cháy (1-3) 8 7 Các chất lỏng dễ cháy (4-6) 7 6 Khí dễ cháy (9) 6 5 Khí dễ cháy (9) 7 6 Khí dễ cháy 10,11) 6 - Khí dễ cháy (13) 4 - Chất nổ (14,15) 7 6 Chất độc dạng lỏng (16-29) 5 4 Chất khí độc (30-34) 6 5 Chất khí độc (35-39) 6 - Chất khí độc (42) 5 4 Sản phẩm dễ cháy (43-46) 3 -

Nguồn: Tổng cục môi trường (2014)

Bảng 3.3. Bảng hệ số hư hỏng do tần số sử dụng công trình Tần số sử dụng công trình (số lần/năm) Hệ số hư hỏng do tần số sử dụng (nl) 1-10 +0,5 10-50 0 50-200 -1 200-500 -1,5 500-20000 -2

Bảng 3.4. Bảng hệ số an toàn cháy nổ khi sử dụng các thiết bị an toàn cho các chất khí dễ cháy

Loại khí dễ cháy và

số đối chiếu Thiết bị an toàn được sử dụng Hệ số an toàn do cháy nổ

Khí dễ cháy (7,13) Hệ thống phun nước dập cháy +0,5 Khí dễ cháy (10) Bồn chứa 2 lớp +1

Khí dễ cháy (13)

Tường ngăn lửa +1 Hệ thống phun nước dập cháy +0,5 5-50 ống dẫn +1 50-500 ống dẫn 0 >500 ống dẫn -1

Nguồn: Tổng cục môi trường ( 2014)

Bảng 3.5. Bảng hệ số kiểm tra an toàn của thiết bị

Tần xuất kiểm tra an toàn thiết bị Hệ số kiểm tra an toàn của thiết bị

Kiểm tra thiết bị liên tục +0,5 Kiểm tra định kỳ thiết bị 0 Kiểm tra không thường xuyên thiết bị -0,5 Kiểm tra bất thường thiết bị -1 Không kiểm tra thiết bị -1,5

Nguồn: Tổng cục môi trường,( 2014 Khi tính được xác xuất xảy ra sự cố trong một quy trình công nghệ “N”, đối chiếu giá trị “N” theo bảng sau để tra số lần xảy ra xác xuất xảy ra sự cố theo năm 3.4.7. Phương pháp xử lý số liệu

- Phương pháp thống kê và xử lý số liệu: thống kê mô tả

Các số liệu thu thập được trong các đợt khảo sát, điều tra được tổng hợp và xử lí trên phần mềm thống kê thông dụng Microsoft Excel. Kết quả được thể hiện dưới dạng bảng biểu, đồ thị và sơ đồ.

- Phương pháp phân tích tổng hợp:

Từ kết quả thống kê và xử lý số liệu, tiến hành phân tích, tổng hợp và đánh giá về tình hình hoạt động hóa chất trong KCN Quang Minh.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA KCN QUANG MINH, HUYỆN MÊ LINH, TP HÀ NỘI MINH, HUYỆN MÊ LINH, TP HÀ NỘI

Huyện Mê Linh gồm 16 xã và 2 thị trấn (Thị trấn Quang Minh và thị trấn Chi Đông) với diện tích đất tự nhiên 142,51km², dân số là 214.800 người (năm 2015). Là một huyện nằm ở phía Tây Bắc của thủ đô Hà Nội, Mê Linh tiếp giáp với các quận, huyện:

+ Phía Bắc giáp thị xã Phúc Yên và huyện Bình Xuyên của tỉnh Vĩnh Phúc. + Phía Nam giáp sông Hồng, ngăn cách với huyện Đan Phượng và huyện Đông Anh.

+ Phía Đông giáp huyện Sóc Sơn.

+ Phía Tây giáp huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc.

Khu công nghiệp Quang Minh được thành lập theo Quyết định số 3742/2004/QĐ-UB do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc cấp ngày 22 tháng 10 năm 2004 về việc thành lập, phê duyệt dự án và cho Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển hạ tầng Nam Đức làm chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Quang Minh, thị trấn Quang Minh, huyện Mê Linh, TP Hà Nội.

4.1.1. Vị trí địa lý Khu công nghiệp Quang Minh

Khu công nghiệp Quang Minh thuộc thị trấn Quang Minh và thị trấn Chi Đông, huyện Mê Linh, Thành phố Hà Nội có diện tích 344,4 ha với phạm vi, ranh giới được xác định như sau:

+ Phía Bắc : Giáp khu dân cư ven sông Cà Lồ thuộc xã Quang Minh + Phía Nam : Giáp đường cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài

+ Phía Đông : Giáp xã Kim Hoa, huyện Mê Linh, TP Hà Nội + Phía Tây : Giáp tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai

Vị trí của KCN Quang Minh trên bản đồ như hình sau:

Khu công nghiệp Quang Minh là Khu công nghiệp đa ngành bao gồm các ngành nghề chính: Công nghiệp lắp ráp cơ khí điện tử; chế biến thực phẩm; công nghiệp nhẹ, hàng tiêu dùng; Chế biến đồ trang sức; Sản xuất linh kiện điện tử chính xác, xe máy, ôtô; đồ điện gia dụng; Cơ khí

Hình 4.1. Vị trí của KCN Quang Minh 4.1.2. Điều kiện địa hình

Địa hình huyện Mê Linh là địa hình đồng bằng bồi tụ phù sa sông (phù sa mới), bằng phẳng. Phía Đông Bắc huyện có xen núi thấp: Ba Tượng 334m, Coi Vây 319m. Sông Cà Lồ ranh giới phía Bắc huyện, sông Hồng ranh giới phía Nam huyện. Quốc lộ 23 chạy chéo qua huyện, đường tỉnh 312, 308, đường xe lửa Hà Nội - Lào Cai đi chéo về phía Đông Bắc huyện.

Huyện Mê Linh nằm trên bờ sông Hồng, độ cao tự nhiên 5 - 7 m so với mặt biển. Độ dốc khoảng 3% thoải dần từ Bắc xuống Nam. Khu vực huyện Mê Linh nằm trong vùng phát triển các nếp uốn thoải trong lớp phủ Neogere kỷ đệ tứ. Kiến tạo địa tầng của huyện Mê Linh mô tả từ trên bề mặt xuống gồm bao tầng như sau:

- Tầng trên: Có tuổi Holocene gồm 2 hệ phụ. Tầng hệ phụ bên trên cấu tạo bởi các trầm tích đất sét, bùn pha cát, cát và sỏi có độ dày trung bình từ 5 -15m. tầng hệ phụ bên dưới bao gồm sét ở bên trên, bên dưới là bùn pha sét bao gồm lớp cát, sỏi và cuội, chiều dày của tầng này dao động từ 5 - 35m.

- Tầng giữa: Có tuổi giữa Pleitocene. Tầng này bao gồm chủ yếu là lớp bùn và sét, các phần bên dưới bao gồm cát và sỏi cuội. Tầng này có chiều dày từ 2 - 20m.

- Tầng dưới: Tầng này có tuổi Pleitocene cấu tạo bởi các lớp có chiều dày từ 10 - 40 m gồm cát và cuội sỏi tròn. Lớp bên trên thường có một lớp sét mỏng pha bùn phân cách tầng này với tầng giữa. Phần bên dưới của lớp này hình thành tầng chứa nước chủ yếu cung cấp cho huyện Mê Linh từ trước tới nay.

Phần bên dưới hệ kiến tạo Lệ Chi là hệ Neogene dày khoảng 250m có tuổi Triaric. Tuy nhiên tầng này ít có ảnh hưởng tương hỗ đến lớp bề mặt.

4.1.3. Đặc điểm khí tượng thủy văn

Khu công nghiệp Quang Minh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với các đặc điểm sau:

4.1.3.1. Nhiệt độ không khí

Nhiệt độ trung bình các năm từ 2011 đến 2015 đo tại trạm Láng Hạ cho thấy nhiệt độ trung bình của khu vực trong những năm qua dao động không nhiều. Tuy nhiên, nhiệt độ trung bình các tháng trong một năm lại có sự chênh lệch rõ rệt. Nhiệt độ cao nhất thường tập trung vào các tháng từ tháng 6 đến tháng 9.

Bảng 4.1. Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm (đơn vị 0C)

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Nhiệt độ trung bình 24,8 23,3 24,3 24,7 24,3 Tháng 1 18,3 12,5 12,6 16,3 16,8 Tháng 2 20,9 17,7 18,0 19,9 17,1 Tháng 3 22,0 17,2 17,1 22,3 19,8 Tháng 4 23,7 23,8 23,7 23,9 25,0 Tháng 5 28,6 26,8 26,4 27,6 28,4 Tháng 6 30,5 29,3 28,9 29,5 29,5 Tháng 7 30,3 29,7 29,0 29,4 29,1 Tháng 8 28,3 28,7 28,0 28,7 28,4 Tháng 9 28,4 27,5 26,9 27,5 28,5 Tháng 10 25,3 24,6 23,8 24,6 26,1 Tháng 11 21,3 24 22,5 24,2 22,4 Tháng 12 19,1 17,2 16,7 17,2 16,8

4.1.3.2. Độ ẩm không khí

Độ ẩm không khí là yếu tố ảnh hưởng lên quá trình chuyển hoá các chất ô nhiễm không khí và là yếu tố vi khí hậu ảnh hưởng lên sức khoẻ con người. Khu vực nghiên cứu có độ ẩm tương đối cao, trung bình 80,5% và biến đổi theo mùa. Độ ẩm tương đối trung bình của các tháng trong năm được trình bày trong Bảng 4.2:

Bảng 4.2. Độ ẩm tương đối trung bình trong năm (đơn vị %)

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Trung bình 80,3 80,6 81,9 80,7 80,8 Tháng 1 81 81 81 81 81 Tháng 2 80 84 82 80 82 Tháng 3 78 83 78 84 81 Tháng 4 85 83 83 81 84 Tháng 5 81 80 83 78 81 Tháng 6 78 81 81 79 80 Tháng 7 79 80 80 85 83 Tháng 8 85 81 84 82 83 Tháng 9 82 82 82 81 81 Tháng 10 76 81 82 80 80 Tháng 11 78 79 80 78 79 Tháng 12 80 72 79 75 76

Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Hà Nội ( 2015)

4.1.3.3. Lượng mưa

Mưa có tác dụng thanh lọc các chất ô nhiễm không khí và pha loãng các chất ô nhiễm nước. Tuy nhiên mưa có thể kéo theo các chất ô nhiễm trong không khí và trên mặt đất xuống sông rạch, làm tăng khả năng ô nhiễm nguồn nước mặt. Do đó chế độ mưa là một trong những cơ sở để tính toán thiết kế hệ thống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất tại các nhà máy của khu công nghiệp quang minh, huyện mê linh, TP hà nội (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)