Khu công nghiệp Quang Minh thuộc thị trấn Quang Minh và thị trấn Chi Đông, huyện Mê Linh, Thành phố Hà Nội có diện tích 344,4 ha với phạm vi, ranh giới được xác định như sau:
+ Phía Bắc : Giáp khu dân cư ven sông Cà Lồ thuộc xã Quang Minh + Phía Nam : Giáp đường cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài
+ Phía Đông : Giáp xã Kim Hoa, huyện Mê Linh, TP Hà Nội + Phía Tây : Giáp tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai
Vị trí của KCN Quang Minh trên bản đồ như hình sau:
Khu công nghiệp Quang Minh là Khu công nghiệp đa ngành bao gồm các ngành nghề chính: Công nghiệp lắp ráp cơ khí điện tử; chế biến thực phẩm; công nghiệp nhẹ, hàng tiêu dùng; Chế biến đồ trang sức; Sản xuất linh kiện điện tử chính xác, xe máy, ôtô; đồ điện gia dụng; Cơ khí
Hình 4.1. Vị trí của KCN Quang Minh 4.1.2. Điều kiện địa hình
Địa hình huyện Mê Linh là địa hình đồng bằng bồi tụ phù sa sông (phù sa mới), bằng phẳng. Phía Đông Bắc huyện có xen núi thấp: Ba Tượng 334m, Coi Vây 319m. Sông Cà Lồ ranh giới phía Bắc huyện, sông Hồng ranh giới phía Nam huyện. Quốc lộ 23 chạy chéo qua huyện, đường tỉnh 312, 308, đường xe lửa Hà Nội - Lào Cai đi chéo về phía Đông Bắc huyện.
Huyện Mê Linh nằm trên bờ sông Hồng, độ cao tự nhiên 5 - 7 m so với mặt biển. Độ dốc khoảng 3% thoải dần từ Bắc xuống Nam. Khu vực huyện Mê Linh nằm trong vùng phát triển các nếp uốn thoải trong lớp phủ Neogere kỷ đệ tứ. Kiến tạo địa tầng của huyện Mê Linh mô tả từ trên bề mặt xuống gồm bao tầng như sau:
- Tầng trên: Có tuổi Holocene gồm 2 hệ phụ. Tầng hệ phụ bên trên cấu tạo bởi các trầm tích đất sét, bùn pha cát, cát và sỏi có độ dày trung bình từ 5 -15m. tầng hệ phụ bên dưới bao gồm sét ở bên trên, bên dưới là bùn pha sét bao gồm lớp cát, sỏi và cuội, chiều dày của tầng này dao động từ 5 - 35m.
- Tầng giữa: Có tuổi giữa Pleitocene. Tầng này bao gồm chủ yếu là lớp bùn và sét, các phần bên dưới bao gồm cát và sỏi cuội. Tầng này có chiều dày từ 2 - 20m.
- Tầng dưới: Tầng này có tuổi Pleitocene cấu tạo bởi các lớp có chiều dày từ 10 - 40 m gồm cát và cuội sỏi tròn. Lớp bên trên thường có một lớp sét mỏng pha bùn phân cách tầng này với tầng giữa. Phần bên dưới của lớp này hình thành tầng chứa nước chủ yếu cung cấp cho huyện Mê Linh từ trước tới nay.
Phần bên dưới hệ kiến tạo Lệ Chi là hệ Neogene dày khoảng 250m có tuổi Triaric. Tuy nhiên tầng này ít có ảnh hưởng tương hỗ đến lớp bề mặt.
4.1.3. Đặc điểm khí tượng thủy văn
Khu công nghiệp Quang Minh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với các đặc điểm sau:
4.1.3.1. Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ trung bình các năm từ 2011 đến 2015 đo tại trạm Láng Hạ cho thấy nhiệt độ trung bình của khu vực trong những năm qua dao động không nhiều. Tuy nhiên, nhiệt độ trung bình các tháng trong một năm lại có sự chênh lệch rõ rệt. Nhiệt độ cao nhất thường tập trung vào các tháng từ tháng 6 đến tháng 9.
Bảng 4.1. Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm (đơn vị 0C)
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Nhiệt độ trung bình 24,8 23,3 24,3 24,7 24,3 Tháng 1 18,3 12,5 12,6 16,3 16,8 Tháng 2 20,9 17,7 18,0 19,9 17,1 Tháng 3 22,0 17,2 17,1 22,3 19,8 Tháng 4 23,7 23,8 23,7 23,9 25,0 Tháng 5 28,6 26,8 26,4 27,6 28,4 Tháng 6 30,5 29,3 28,9 29,5 29,5 Tháng 7 30,3 29,7 29,0 29,4 29,1 Tháng 8 28,3 28,7 28,0 28,7 28,4 Tháng 9 28,4 27,5 26,9 27,5 28,5 Tháng 10 25,3 24,6 23,8 24,6 26,1 Tháng 11 21,3 24 22,5 24,2 22,4 Tháng 12 19,1 17,2 16,7 17,2 16,8
4.1.3.2. Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí là yếu tố ảnh hưởng lên quá trình chuyển hoá các chất ô nhiễm không khí và là yếu tố vi khí hậu ảnh hưởng lên sức khoẻ con người. Khu vực nghiên cứu có độ ẩm tương đối cao, trung bình 80,5% và biến đổi theo mùa. Độ ẩm tương đối trung bình của các tháng trong năm được trình bày trong Bảng 4.2:
Bảng 4.2. Độ ẩm tương đối trung bình trong năm (đơn vị %)
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Trung bình 80,3 80,6 81,9 80,7 80,8 Tháng 1 81 81 81 81 81 Tháng 2 80 84 82 80 82 Tháng 3 78 83 78 84 81 Tháng 4 85 83 83 81 84 Tháng 5 81 80 83 78 81 Tháng 6 78 81 81 79 80 Tháng 7 79 80 80 85 83 Tháng 8 85 81 84 82 83 Tháng 9 82 82 82 81 81 Tháng 10 76 81 82 80 80 Tháng 11 78 79 80 78 79 Tháng 12 80 72 79 75 76
Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Hà Nội ( 2015)
4.1.3.3. Lượng mưa
Mưa có tác dụng thanh lọc các chất ô nhiễm không khí và pha loãng các chất ô nhiễm nước. Tuy nhiên mưa có thể kéo theo các chất ô nhiễm trong không khí và trên mặt đất xuống sông rạch, làm tăng khả năng ô nhiễm nguồn nước mặt. Do đó chế độ mưa là một trong những cơ sở để tính toán thiết kế hệ thống thoát nước, vừa đảm bảo thoát nước tốt vừa hạn chế tối đa khả năng phát tán chất thải ra môi trường.
Thời tiết tại khu vực xây dựng dự án có hai mùa mưa nắng rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, trong đó mùa mưa chiếm 80 đến 85% lượng mưa của cả năm. Lượng mưa các tháng trong năm được trình bày trong Bảng 4.3.
Bảng 4.3. Lượng mưa trung bình các tháng trong năm (đơn vị mm)
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Cả năm 1.609,7 1.962,8 1.548,6 1.712,5 1.470,4 Tháng 1 62,6 21,6 32,6 52,7 30,4 Tháng 2 3,2 10,7 6,2 5,2 5,5 Tháng 3 17,0 119,7 87,0 47,5 70,6 Tháng 4 37,1 44,6 39,1 39,6 133,0 Tháng 5 152,5 134 140,7 122,5 104,8 Tháng 6 199,0 471 239,0 199,5 202,5 Tháng 7 412,3 341,5 312,4 422,3 142,3 Tháng 8 345,4 349,7 315,6 345,4 372,4 Tháng 9 305,6 273,9 300,2 305,6 210,8 Tháng 10 40,4 151,8 140,0 40,4 168,2 Tháng 11 6,1 3,7 4,3 6,1 35,0 Tháng 12 28,5 39,8 28,7 29,7 16,8
Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Hà Nội (2015)
4.1.3.4. Hướng gió và tốc độ gió
Khu công nghiệp Quang Minh có hướng gió chủ đạo là hướng Đông nam từ tháng 4 đên tháng 9, hướng đông bắc từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Tốc độ gió trung bình là 0,4 đến 1,4 m/s.
4.2. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ HÓA CHẤT TẠI CÁC NHÀ MÁY CỦA KCN QUANG MINH MÁY CỦA KCN QUANG MINH
4.2.1. Hiện trạng sử dụng hóa chất
Khu công nghiệp Quang Minh là KCN lớn gồm có 45 doanh nghiệp đang hoạt động, là khu công nghiệp đa ngành bao gồm các ngành nghề chính: Công nghiệp lắp ráp cơ khí điện tử; Chế biến thực phẩm; Công nghiệp nhẹ, hàng tiêu dùng; Chế biến đồ trang sức; Sản xuất linh kiện điện tử chính xác, xe máy, ôtô, đồ điện gia dụng, cơ khí... Vì vậy mà nhu cầu sử dụng hóa chất tại các nhà máy trong KCN là rất lớn.
Qua điều tra, khảo sát thực tế 17 doanh nghiệp có hoạt động hóa chất tại khu công nghiệp Quang Minh thu được kết quả tại Bảng 4.4:
Qua bảng số liệu trên cho thấy tất cả các doanh nghiệp được điều tra, khảo sát đều sử dụng, tồn trữ hóa chất trong suốt quá trình sản xuất như các loại axit: H2SO4, HNO3, HCl…, Bazơ: NaOH, LPG, các chất dung môi, TDI: C9H6N2O2- …, các chất khí…, có đặc tính chủ yếu là cháy nổ, kích ứng, độc và ăn mòn. Bên
cạnh đó, các hóa chất khác tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao như: xăng, dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG), các loại hóa chất đều tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ. Một số loại hóa chất, khi xảy ra cháy có thể sinh ra các sản phẩm cháy độc hại, gây ảnh hưởng đến tính mạng con người.
Bảng 4.4. Tổng hợp số liệu tình hình hoạt động hóa chất tại KCN Quang Minh
STT Tên Công ty Tên hóa chất Khối lượng tồn trữ lớn nhất Loại hình hoạt động 1 Công ty TNHH Khóa Huy Hoàng HF 600 lít Sử dụng HNO3 600 lít Sử dụng H2SO4 3000 lít Sử dụng 2 Công ty TNHH Chế tạo động cơ Zongshen
Việt Nam
Xăng, Dầu 1000 lít Sử dụng
3 Công ty CP Kho vận
chuyên Nghiệp ETC Dầu diezen 400 lít Sử dụng 4 Công ty TNHH Kim khí
Dong shin Việt Nam
LPG 20 000 Kg Sử dụng Isopropane 3500 Kg Sử dụng 5 Công ty TNHH Công nghiệp Starhair Methyl Ethyl kenton 1500 lít Sử dụng 6 Công ty TNHH LILAMA3 DAI NIPPON TORYO Dung môi 1000 Kg Sử dụng 7 Công ty CP tôn mạ
VNSTEEL Thăng Long Parcocleaner 338 1248 Kg Sử dụng 8
Công ty CP sản xuất thương mại Phúc Tiến
Vĩnh Phúc Dầu thủy lực 1000 lít Sử dụng Mỡ công nghiệp 1000 lít Sử dụng 9 Nhà máy cơ khí Quang Minh NH3 20 m3 Sử dụng CO2 1000 lít Sử dụng Argon 5000 lít Sử dụng 10 Công ty TNHH Nihon
Etching Việt Nam
H2SO4 1000 kg Sử dụng HNO3 500 kg Sử dụng HCl 1000 Kg Sử dụng 11 Công ty TNHH
STT Tên Công ty Tên hóa chất Khối lượng tồn trữ lớn nhất Loại hình hoạt động 12 Công ty TNHH cơ khí và thương mại Phúc Hương Bạc Xyanua 50 kg Sử dụng Kalyxyanua 100 kg Sử dụng H2SO4 450 Kg Sử dụng 13 Công ty TNHH CHUN FUN H2SO4 200 Kg NaOH 250 Kg 14 Công ty CPDP Hà Nội Methanol 5 lít Thí nghiệm H2SO4 1 lít Thí nghiệm HNO3 1 lít Thí nghiệm HCl 1 lít Thí nghiệm NaOH 1 lít Thí nghiệm Acetonitril 2,5 lít Thí nghiệm Ethyl Acetat 1 lít Thí nghiệm 15 Công ty CP bao bì
Cửu Long
NaOH 400 kg Sử dụng H2SO4 300 kg Sử dụng 16 Doanh nghiệp chế xuất
NITORI Việt Nam
Toluen diisoxyanat
(TDI: C9H6N2O2) 56 000 kg Sử dụng
17 Công ty TNHH INOAC Việt Nam
Toluen diisoxyanat (TDI: C9H6N2O2) 4500 kg Sử dụng LPG 2500 lít Sử dụng Methylene Chloride 2000 kg Sử dụng Axit Sunfuaric 120 kg Sử dụng Poly Aluminium Chloride 120 kg Sử dụng Dầu tổng hợp (Dầu diesel, dầu nhờn, dầu bôi trơn)
750 kg Sử dụng
Nguồn: Số liệu điều tra khảo sát thực tế ( 2016)
Một số doanh nghiệp tồn trữ hóa chất nguy hiểm với số lượng lớn như: Doanh nghiệp chế xuất NITORI Việt Nam (Toluen diisoxyanat: 56 000 kg); Nhà máy cơ khí Quang Minh (NH3: 20 m3); Công ty TNHH Kim khí Dong shin Việt Nam (LPG: 20 000 kg). Đây là những loại hóa chất nguy hiểm tồn trữ với số lượng lớn và nằm trong danh mục cần phải xây dựng Kế Hoạch PNƯPSCHC theo Nghị định số 26/2011/NĐ-CP đã quy định. Còn lại các doanh nghiệp khác
tồn trữ hóa chất với số lượng ít hơn và là những loại hóa chất nằm trong danh mục phải xây dựng Biện pháp PNƯPSCHC theo Nghị định số 26/2011/NĐ-CP đã quy định.
4.2.2. Hiện trạng công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất và PCCC Kết quả khảo sát về công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất tại Kết quả khảo sát về công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất tại KCN Quang Minh được thể hiện trong Bảng 4.5:
Bảng 4.5. Hiện trạng phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất tại các cơ sở tham gia hoạt dộng hóa chất trong KCN Quang Minh.
Các chỉ tiêu Đã lập Kế Hoạch Cần lập Kế Hoạch Đã lập Biện Pháp Cần lập Biện Pháp Chưa xác định KH/BP Tổng Cty K/S Số đơn vị 2 0 0 13 2 17 % 12% 0% 0% 76% 12% 100%
Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế (2016)
Kết quả điều tra khảo sát thực tế tại KCN Quang Minh cho thấy có Công ty Nitori Việt Nam và Công ty TNHH INOAC Việt Nam sử dụng hóa chất nằm trong danh mục phải lập Kế Hoạch PNƯPSCHC quy định tại phụ lục IV Nghị định số 26/2011/NĐ-CP và 2 công ty này đã lập Kế Hoạch PNƯPSCHC theo quy định. Còn lại khoảng 76% (13 đơn vị) cần tiến hành lập Biệ pháp PNƯPSCHC theo quy định trong thời gian tới.
Các cơ sở sử dụng hóa chất với số lượng lớn chủ yếu là các hóa chất mang tính kích ứng và cháy nổ. Công tác lưu trữ hóa chất tại các cơ sở sử dụng hóa chất này nhìn chung tương đối tốt, hóa chất được lưu trữ trong kho có mái che và được phân khu rõ ràng. Hầu hết các đơn vị đều tuân thủ các quy định về việc cất giữ, bảo quản trong quá trình sử dụng hóa chất, cụ thể:
-Có bảng nội quy về an toàn hóa chất, hệ thống báo hiệu phù hợp với mức độ nguy hiểm.
-Có trang thiết bị, quần áo bảo hộ, kính, khẩu trang phương tiện ứng cứu sự cố tại khu vực có hoạt động hóa chất.
-Khu vực nhà xưởng, nhà kho được xây dựng đảm bảo cho việc bảo quản, cất giữ hóa chất theo đúng quy định: có mái che và được phân khu rõ ràng, hóa chất được xếp lên giá và xếp chồng đúng quy cách, đảm bảo an toàn, ngăn nắp và có thể dễ dàng nhìn thấy nhãn. Hóa chất được xếp không cao quá 2m, không sát trần nhà kho, cách tường khoảng chừng 0,5m; cách mặt đất từ 0,2 – 0,3m.
Liên quan đến công tác PCCC, theo kết quả điều tra, nhận thấy, hầu hết các cơ sở đều lập hồ sơ theo dõi quản lý hoạt động PCCC, trong đó có hồ sơ theo dõi về sử dụng, lưu trữ hóa chất theo quy định, đã thành lập đội PCCC cơ sở và lực lượng này đã được huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy chữa cháy, được trang bị phương tiện phòng cháy chữa cháy tại chỗ, hệ thống phòng cháy chữa cháy theo quy định. Một số cơ sở đã chủ động xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy tại chỗ và phương án xử lý sự cố hóa chất phục vụ cho công tác chữa cháy, cứu nạn cứu hộ khi có sự cố cháy và sự cố hóa chất xảy ra. Đặc biệt đối với các cơ sở sử dụng xăng, dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng, việc đảm bảo các điều kiện an toàn PCCC luôn được duy trì thường xuyên và liên tục. Một số khu vực sản xuất và sử dụng hóa chất cháy nổ đã sử dụng các dụng cụ điện, thiết bị điện đều là loại chống cháy nổ, cầu dao cầu chì, ổ cắm điện đều được đặt ở ngoài khu vực cháy nổ, nhánh dây điện đều có cầu chì hay thiết bị bảo vệ tương ứng, đã có quy định chặt chẽ về chế độ dùng lửa, khu vực dùng lửa, có bảng chỉ dẫn bằng chữ và ký hiệu cấm dùng lửa để ở nơi dễ nhận thấy.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đã làm được, qua việc điều tra, khảo sát tại một số cơ sở vẫn còn những tồn tại thiếu sót trong công tác PCCC, nếu không khắc phục kịp thời khi xảy ra cháy có thể gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản như: không xây dựng phương án ứng cứu sự cố hóa chất theo đúng quy định, chưa lập hồ sơ mặt bằng bố trí kho hóa chất và sơ đồ bố trí các loại hóa chất trong kho, hệ thống điện của kho hóa chất chưa được đảm bảo, không có quy định về nơi hút thuốc ra riêng biệt hoặc quy định về khoảng cách an toàn để hút thuốc cách xa nơi có hóa chất dễ cháy nổ. Tại một số cơ sở, cách bố trí phương tiện phục vụ chữa cháy còn sai quy định như đặt hàng hóa thiết bị che khuất phương tiện phòng cháy chữa cháy hay đặt xa nơi có khả năng xảy ra cháy nổ, các phương tiện phục vụ công tác phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ chưa được trang bị hoặc đã trang bị nhưng chưa đủ về cơ số theo quy định. lối thoát hiểm khi xảy ra sự cố hóa chất không thông thoáng, thậm chí còn bị chặn bởi cách bố trí hóa chất trong kho lưu trữ, với một số hóa chất cháy nổ kèm theo tính độc hại hoặc khi có chất nổ sinh hơi khí độc nhưng không trang bị thêm