Kết quả khảo sát về công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất tại KCN Quang Minh được thể hiện trong Bảng 4.5:
Bảng 4.5. Hiện trạng phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất tại các cơ sở tham gia hoạt dộng hóa chất trong KCN Quang Minh.
Các chỉ tiêu Đã lập Kế Hoạch Cần lập Kế Hoạch Đã lập Biện Pháp Cần lập Biện Pháp Chưa xác định KH/BP Tổng Cty K/S Số đơn vị 2 0 0 13 2 17 % 12% 0% 0% 76% 12% 100%
Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế (2016)
Kết quả điều tra khảo sát thực tế tại KCN Quang Minh cho thấy có Công ty Nitori Việt Nam và Công ty TNHH INOAC Việt Nam sử dụng hóa chất nằm trong danh mục phải lập Kế Hoạch PNƯPSCHC quy định tại phụ lục IV Nghị định số 26/2011/NĐ-CP và 2 công ty này đã lập Kế Hoạch PNƯPSCHC theo quy định. Còn lại khoảng 76% (13 đơn vị) cần tiến hành lập Biệ pháp PNƯPSCHC theo quy định trong thời gian tới.
Các cơ sở sử dụng hóa chất với số lượng lớn chủ yếu là các hóa chất mang tính kích ứng và cháy nổ. Công tác lưu trữ hóa chất tại các cơ sở sử dụng hóa chất này nhìn chung tương đối tốt, hóa chất được lưu trữ trong kho có mái che và được phân khu rõ ràng. Hầu hết các đơn vị đều tuân thủ các quy định về việc cất giữ, bảo quản trong quá trình sử dụng hóa chất, cụ thể:
-Có bảng nội quy về an toàn hóa chất, hệ thống báo hiệu phù hợp với mức độ nguy hiểm.
-Có trang thiết bị, quần áo bảo hộ, kính, khẩu trang phương tiện ứng cứu sự cố tại khu vực có hoạt động hóa chất.
-Khu vực nhà xưởng, nhà kho được xây dựng đảm bảo cho việc bảo quản, cất giữ hóa chất theo đúng quy định: có mái che và được phân khu rõ ràng, hóa chất được xếp lên giá và xếp chồng đúng quy cách, đảm bảo an toàn, ngăn nắp và có thể dễ dàng nhìn thấy nhãn. Hóa chất được xếp không cao quá 2m, không sát trần nhà kho, cách tường khoảng chừng 0,5m; cách mặt đất từ 0,2 – 0,3m.
Liên quan đến công tác PCCC, theo kết quả điều tra, nhận thấy, hầu hết các cơ sở đều lập hồ sơ theo dõi quản lý hoạt động PCCC, trong đó có hồ sơ theo dõi về sử dụng, lưu trữ hóa chất theo quy định, đã thành lập đội PCCC cơ sở và lực lượng này đã được huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy chữa cháy, được trang bị phương tiện phòng cháy chữa cháy tại chỗ, hệ thống phòng cháy chữa cháy theo quy định. Một số cơ sở đã chủ động xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy tại chỗ và phương án xử lý sự cố hóa chất phục vụ cho công tác chữa cháy, cứu nạn cứu hộ khi có sự cố cháy và sự cố hóa chất xảy ra. Đặc biệt đối với các cơ sở sử dụng xăng, dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng, việc đảm bảo các điều kiện an toàn PCCC luôn được duy trì thường xuyên và liên tục. Một số khu vực sản xuất và sử dụng hóa chất cháy nổ đã sử dụng các dụng cụ điện, thiết bị điện đều là loại chống cháy nổ, cầu dao cầu chì, ổ cắm điện đều được đặt ở ngoài khu vực cháy nổ, nhánh dây điện đều có cầu chì hay thiết bị bảo vệ tương ứng, đã có quy định chặt chẽ về chế độ dùng lửa, khu vực dùng lửa, có bảng chỉ dẫn bằng chữ và ký hiệu cấm dùng lửa để ở nơi dễ nhận thấy.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đã làm được, qua việc điều tra, khảo sát tại một số cơ sở vẫn còn những tồn tại thiếu sót trong công tác PCCC, nếu không khắc phục kịp thời khi xảy ra cháy có thể gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản như: không xây dựng phương án ứng cứu sự cố hóa chất theo đúng quy định, chưa lập hồ sơ mặt bằng bố trí kho hóa chất và sơ đồ bố trí các loại hóa chất trong kho, hệ thống điện của kho hóa chất chưa được đảm bảo, không có quy định về nơi hút thuốc ra riêng biệt hoặc quy định về khoảng cách an toàn để hút thuốc cách xa nơi có hóa chất dễ cháy nổ. Tại một số cơ sở, cách bố trí phương tiện phục vụ chữa cháy còn sai quy định như đặt hàng hóa thiết bị che khuất phương tiện phòng cháy chữa cháy hay đặt xa nơi có khả năng xảy ra cháy nổ, các phương tiện phục vụ công tác phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ chưa được trang bị hoặc đã trang bị nhưng chưa đủ về cơ số theo quy định. lối thoát hiểm khi xảy ra sự cố hóa chất không thông thoáng, thậm chí còn bị chặn bởi cách bố trí hóa chất trong kho lưu trữ, với một số hóa chất cháy nổ kèm theo tính độc hại hoặc khi có chất nổ sinh hơi khí độc nhưng không trang bị thêm phương tiện chống hơi độc…..
Như vậy, có thể thấy công tác xây dựng Kế hoạch/Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất và PCCC tại các cơ sở hoạt động hóa chất ở KCN Quang Minh còn chưa được chú trọng, quan tâm. Số đơn vị trên địa bàn chưa lập Kế
hoạch/Biện pháp ứng phó sự cố còn nhiều. Số đơn vị tiến hành diễn tập theo Kế hoạch/Biện pháp đề ra còn rất ít, chưa thực hiện báo cáo định kỳ kịp thời theo quy định; một số người lao động có liên quan đến hoạt động hóa chất tại đơn vị chưa được huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất.